Tìm hiểu về “Công đoàn Việt Nam – 85 năm xây dựng và phát triển và Công đoàn Tỉnh Vĩnh Long”

Từ năm 1929 đến nay Công đoàn Việt Nam đã qua 7 lần thay đổi tên gọi.

+ Công Hội đỏ : 1929 – 1935

+ Nghiệp đoàn Ái Hữu : 1935 – 1939

+ Hội Công nhân Phản Đế : 1939 – 1941

+ Hội Công nhân Cứu Quốc : 1941 – 1946

+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam : 1946 – 1961

+ Tổng Công đoàn Việt Nam : 1961 – 1988

+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam : 1988 đến nay

 Hiện nay, tôi quan tâm nhất là chức năng thứ 3 “Giáo dục động viên CNVC-LĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc” của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

 Vì chỉ khi CNVC-LĐ có đủ niềm tin thì sự phát huy năng lực và sự cố gắng để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao là điều cần thiết nhất. Muốn làm chủ đất nước CNVC-LĐ phải làm chủ được chính bản thân và cuộc sống gia đình của mình. Từng cá nhân, gia đình, ấp,xã, phường, thị trấn, tỉnh làm chủ được cuộc sống. Người người, nhà nhà làm chủ được bản thân và gia đình, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân là đã góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Cá nhân có cuộc sống tốt về tài chính và tinh thần, gia đình cũng có cuộc sống tốt, đơn vị vững mạnh thì bảo vệ và phát triển kinh tế của cả nước cũng sẽ tốt.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về “Công đoàn Việt Nam – 85 năm xây dựng và phát triển và Công đoàn Tỉnh Vĩnh Long”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh và các ngành chức năng có liên quan để phối hợp thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn về: thực hiện công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ; đẩy mạnh vận động quỹ “Tấm lòng vàng” trong CNVC- LĐ; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ; tham gia với nhà nước và các ngành có liên quan về chính sách nhà ở, đảm bảo việc làm, tiền lương, chế độ BHXH, BHYT, BHTN…chú trọng đối tượng CNVC-LĐ có thu nhập thấp; tăng cường các hoạt động xã hội của các cấp Công đoàn, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách“an sinh xã hội”. 
Ba là, Đẩy mạnh các phong trào thi đua, công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống và nâng cao kiến thức pháp luật cho ĐVCĐ, tuyên truyền nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Đại hội IX Công đoàn tỉnh; thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương: nghị quyết số 20-NQ/TM về giai cấp công nhân, chỉ thị số 22-CT/TW về “xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp”, nghị quyết số 11- NQ/TW về công tác nữ…Nâng chất cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phát động các phong trào thi đua nhân các ngày lễ lớn của đất nước, các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, của Công đoàn; đăng ký thực hiện các công trình sản phẩm chào mừng, nhất là chào mừng Đại hội IX Công đoàn tỉnh, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
Bốn là, Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động công tác phát triển đoàn viên và xây dựng Công đoàn vững mạnh trên tinh thần hướng về cơ sở …Phấn đấu vận động phát triển 5.000 ĐV. Trong xây dựng Công đoàn vững mạnh có điều chỉnh nội dung, tiêu chuẩn cho thích hợp với các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội Công đoàn các cấp. Thông qua các hoạt động lựa chọn giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng kết nạp. Thực hiện tốt nhiệm vụ này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi CĐCS có “vun trồng” đào tạo cán bộ cơ sởmạnhthì cấp trên “mới mạnh”. Đặc biệt là ở năm đầu thực hiện nghị quyết Đại hội các cấp Công đoàn với hành động “hướng về cơ sở, vì đoàn viên, người lao động” trong đó có chương trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2013- 2018. 
Năm là, Chú trọng biện pháp: trong chỉ đạo có chọn nhiệm vụ trọng tâm; chọn điểm, chọn diện để thực hiện; có kiểm tra, sơ kết, tổng kết nhân rộng mô hình.
Chào đón năm mới 2013, tin tưởng rằng các cấp Công đoàn và đội ngũ CNVC-LĐ tỉnh nhà sẽ không ngừng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Công đoàn các cấp để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao nhất, vì sự phát triển bền vững, ổn định của địa phương và đất nước.
- Giải pháp và chương trình trọng tâm:
 “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. 
Bốn chương trình hành động được Công đoàn Việt Nam xác định là: 
 1. “Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 – 2018”.
 2. “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn”.
 3. “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thoả ước lao động tập thể”.
 4.“Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động”.  
Hiện nay, tôi tâm đắc nhất là chương trình hành động “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động”.  
Vì khi trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động được nâng cao thì họ mới có lòng yêu nghề, lao động tích cực, hiệu quả công việc sẽ đạt được mức độ tốt nhất. Từng cơ quan xí nghiệp vững mạnh, xã hội vững mạnh, kinh tế đất nước ổn định => người dân sẽ chú tâm nhiều hơn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Như câu chuyện về bó đũa vậy, từng chiếc đũa rời, người ta có thể bẽ gãy từng chiếc một. Nhưng một bó đũa thì thật khó để làm được điều đó. Ai cũng có kiến thức, kỹ năng cao trong nghề nghiệp,tâm huyết với công việc của mình và hiển nhiên họ sẽ lao động tốt.
Câu 5: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo điều kiện cho hoạt động Công đoàn và cán bộ công đoàn cơ sở:
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo điều kiện cho hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn cơ sở được quy định của luật công đoàn năm 2012 tại chương IV: “Những bảo đảm hoạt động công đoàn”.
Điều 24: Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn:
1/ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2/ Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở, 12 giờ trong một tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tùy theo mô hình cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian thêm. 
3/ Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập, chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tâp chi trả.
4/ Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm, cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5/ Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…
- Bộ luật lao động năm 2012 Chương XIII: Công đoàn.
Điều 193: Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
1/ Công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn.
2/ Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định của luật Công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương.
3/ Cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do công đoàn trả lương, được người sử dụng lao động bảo đảm phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, theo thỏa ước lao dộng tập thể hoặc quy chế của người sử dụng lao động.
Câu 6: Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật như sau:
- Luật công đoàn năm 2012, chương I: Những quy định chung:
Điều 9: Những hành vi bị nghiêm cấm:
1/ Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
2/ Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3/ Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
4/ Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
- Bộ luật lao động năm 2012. Chương XIII – Công đoàn
Điều 190: Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
1/ Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2/ Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3/ Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn
 4/ Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập về hoạt động công đoàn của người lao động.
Câu 7: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 đến 36 tháng, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào ? và phải báo trước cho người sử dụng lao động bao nhiêu ngày ?
Theo Bộ luật lao động năm 2012, Chương III – Hợp đồng lao động. 
Điều 37 – quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
1/ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a/ Không được bố trí theo đúng công việc, địa chỉ làm việc hoặc không đảm bảo điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
b/ Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
c/ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động.
d/ Bản thâ

File đính kèm:

  • docTHI TIM HIEU 85 NAM CONG DOAN VN.doc