Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu bộ môn địa lí của học sinh và một số biện pháp khắc phục
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỉ thuật và công nghệ đã đòi hỏi con người muốn thích ứn g với nhịp độ phát triển đó, thì phải đạt một trình độ nhất định, vì thế nền giáo dục thế giới nói chung và việt nam nói riêng đã không ngừng phát triển nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ tri thức có trình độ, phẩm chất tốt để phát minh và sử dụng các thành tựu khoa học, kỉ thuật. Hiện nay các ngành khoa học tự nhiên và và xã hội đều có vị trí quan trọng trong đời sống con người. Chính vì vậy ở các trường phổ thông các em được học xen kẽ các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Song trên thực tế vẫn có nhận thức không đúng về vị trí và vai trò của mỗi môn học điều đó dẫn đến sự phân biệt giữa các môn học tự nhiên và xã hội tình trạng này diễn ra phổ biến ở các trường phổ thông , đặc biệt môn học địa lí vẫn còn bị những quan niệm sai lầm cho rằng đây là môn học phụ. Tư tưởng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. mà như chúng ta đã biết môn địa lí trong nhà trường THCS góp phần làm cho học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về trái đất- Môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người trên phạm vi quốc tế và quốc gia . Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu đất nước và xu thế của thời đại. Qua đây chúng ta cũng thấy rất rõ vị trí, vai trò của môn địa lí cũng rất quan trọng vì vậy chúng ta cần nâng cao chất lượng dạy và học ở môn địa lí. Vì qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy ở hầu hết các khối lớp vẫn còn tình trạng học sinh xếp học lực yếu ở bộ môn này, và đây quả là vấn đề rất nan giải cần khắc phục.
ày giáo viên triệt để sử dụng đồ dùng trực quan để các em quan sát rút ra kiến thức, mà tốt hơn cả là giáo viên nên sử dụng hệ thống băng đĩa để chiếu trên máy chiếu hoặc vidieo để các em quan sát các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn . Ngoài ra giáo viên nên cho học sinh lấy ví dụ về các trận động đất và núi lửa lớn làm thiệt hại nhiều trong thời gian gần đây mà em biết. bên cạnh đó giáo viên nên đặt những câu hỏi mà hệ thống kiên thức không có sẵn trong sách giáo khoa để học sinh phải tư duy ví như : Ta có thể ngăn chặn một dòng dung nham đang chảy không?... c. Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh * Nguyên nhân Để tìm hiểu xem khả năng khai thác kiến thức của các em như thế nào khi học bộ môn địa lí. Tôi đã phát phiếu điều tra với nội dung sau: Em cảm thấy như thế nào khi học môn địa lí? Và kết quả thu được là Mức độ Rất khó khó Bình thường 40 HS có lực học yếu số lượng % số lượng % số lượng % 1 2,5 3 7,5 36 90 Do đặc trưng môn học đòi hỏi mỗi học sinh phải có khả năng tư duy trừu tượng cao vì đối tượng nghiên cứu của bộ môn địa lí vừa phân bố rộng rãi trong không gian, vừa mang tính tổng hợp trừu tượng. Học sinh có thể quan sát trên thực tế về một số đối tượng địa lí như địa hình, sông núi, cây cỏ,đất đai hoạt động con người ở địa phương nơi các em đang sinh sống hoặc trong các chuyến đi khảo sát thực tế, nhưng cũng có rất nhiều đối tượng địa lí học sinh không thể quan sát trực tiếp được như thiên nhiên, cư dân và hoạt động của con người ở các miền đất khác của đất nước, của thế giớiMà yêu cầu của bộ môn đòi hỏi các em phải hình thành được biểu tượng, nắm được khái niệm địa lí, các mối quan hệ địa lí, vậy để đạt được những yêu cầu đó thì học sinh phải phát triển khả năng tư duy “ tư duy liên hệ tổng hợp, xét đoán dựa trên đồ dùng trực quan”. Vì thế đây quả là một việc làm tương đối khó đối với những em có trình độ tư duy thấp. Biện pháp Đối với những học sinh có trình độ phát triển tư duy thấp thì giáo viên nên có phương pháp giảng dạy khác với những học sinh có trình độ phát triển trí tuệ bình thường, như giảng từ từ và chậm, giảng những kiến thức đơn giản là chủ yếu sau đó dần dần nâng cao sau. Về việc kiểm tra kiến thức cũng phải đặt ra một yêu cầu khác so với những học sinh có trình độ phát triển tư duy ở mức cao hơn có nghĩa khi kiểm tra bài cũ giáo viên nên kiểm tra kiến thức cơ bản là chính.Giáo viên phải luôn gần gũi động viên các em để tránh trường hợp các em chán nản. Ví dụ: Khi dạy bài 2 khí hậu châu Á ( địa lí 8)ở phần 1: khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng , đối với những học sinh có trình độ tư duy thấp, khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức mới tôi luôn dùng hệ thống câu hỏi gợi mở để các em dễ phát hiện kiến thức như để chứng minh khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau thì tôi yêu cầu học sinh hãy dựa vào bản đồ đọc tên các đới khí hậu , sau khi học sinh đọc song tôi đặt câu hỏi vậy châu Á có gần đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất không? từ đó chúng ta rút ra điều gì? . Để giải thích nguyên nhân vì sao khí hậu phân hoá thành nhiều đới khác nhau thì đối với học sinh bình thường tôi chỉ yêu cầu các em dựa vào lược đồ để giải thích nhưng đối với những học sinh có trình độ phát triển tư duy thấp thì tôi sẽ đưa ra câu hỏi gởi mở chẳng hạn em hãy lưu ý chiều dài của lãnh thổ.Ngoài ra đối với học sinh bình thường tôi sẽ yêu cầu học sinh so sánh xem nó giống đặc điểm khí hậu của châu nào? ( châu Mĩ). Nhưng đối với những em này thì có thể câu hỏi này không được đặt ra hoặc nếu đặt tra thì cũng nên gợi ý cho các em. Cũng tiến hành những bước tương tự như thế giáo viên hướng dẫn các em chứng minh khí hậu châu Á thường phân thành nhiều kiểu khác nhau, Và rõ ràng với phương pháp này tôi nhận thấy học sinh có lực học yếu nắm bài dễ hơn. 2. Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục a. Do yếu tố giáo viên * Nguyên nhân Một số giáo viên đôi khi soạn bài còn chưa thật sự đầu tư nên bài giảng còn đơn điệu. Phương pháp truyền đạt chưa phù hợp, lười biếng sưu tầm tài liệu và phương tiện dạy học. Một số giáo viên do trình độ chuyên môn chưa vững chắc. Với những nguyên nhân đó dẫn đến học sinh cảm thấy không hứng thú với môn học . Ngoài ra một số ít giáo viên chưa tạo được mối quan hệ thân thiện với học sinh. Biện pháp Giáo viên cần đầu tư hơn vào tiết dạy của mình. Tích cực sưu tầm tài liệu và phương tiện dạy học để tiết dạy thêm sinh động nhằm kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên không ngừng cập nhật thông tin, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời tạo được mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh để kịp thời nắm bắt, uốn ắn tinh thần học tập của các em. Ví dụ: Trước kia do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu nên khi day địa lí thường hai người chung một tập bản đồ dẫn đến việc chuẩn bị bài của chúng tôi đôi lúc còn chưa tốt. Nhưng nay với việc có hệ thống máy chiếu thì đòi hỏi một giáo viên khi dạy giáo án điện tử phải chuẩn bị rất kĩ nên thông qua đó tôi cảm nhận học sinh hứng thú học hơn rất nhiều, từ đó hiệu quả giờ dạy đạt kết quả cao hơn. b.Do yếu tố gia đình Nguyên nhân Muốn hiểu được ngoài viêch học trên trường ra, gia đình có thường xuyên kiểm tra vở học, vở soạn và vở bài tập của các em hay không. Tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra với nội dung sau: H: Ngoài giờ học trên lớp về nhà bố mẹ có thường xuyên kiểm tra vở học, vở soạn và vở bài tập của các em hay không?Và kết quả thu được là: Mức độ thường xuyên rất ít không kiểm tra 40 HS có lực học yếu số lượng % số lượng % số lượng % 3 7,5 8 20 29 72,5 Qua kết quả điều tra trên ta thấy rằng mức độ quan tâm của gia đình đối với môn địa lí là rất kém, chỉ có một số rất ít thường xuyên kiểm tra vở học địa lí của con em mình, còn đại đa số là không kiểm tra. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do phần lớn các bậc phụ huynh quan niệm sai lầm cho rằng đây là môn học phụ không cần thiết, phần lớn họ yêu cầu con dành thời gian để học các môn văn. Toán,lí hoá ,anh văn. Bên ạnh đó một số gia đình do hoàn cảnh nên ít quan tâm chung đến việc học của con. Rõ ràng đây là động lực lớn thúc đẩy sức ỳ của học sinh khi học môn địa lí, do đó các em có học lực yếu kém môn này là điều tất yếu. Biện pháp Việc quan tâm của gia đình đến việc học của các em là hết sức cần thiết. Song gia đình nên quan tâm một cách đồng đều, không nên xem nhẹ môn này hay môn kia, dẫn đến các em có tư tưởng sai lệch, làm cho kết quả học tập không đều. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản không đầy đủ. Còn đối với những gia đình do hoàn cảnh nên không quan tâm đến việc học tập của con cái, thì cần phải quan tâm hơn vì tất cả những việc chúng ta làm đều nhằm mục đích : tất cả vì tương lai con em chúng ta. Mà đặc biệt ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lí của các em chưa được ổn định nên nếu không quan tâm thì dễ dàng dẫn đến tình trạng sa sút về học tập cũng như về đạo đức. Để làm tốt vấn đề này giáo viên bộ môn nên kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm để phối hợp với gia đình các em nhằm giúp các em học tốt hơn. Ví dụ: Năm học 2008-2009 tôi thấy có một hiện tượng đó là em Nguyễn Thị Phương Mai điểm trung bình học kì I của em là 6,6 trong đó các môn toán, li, anh văn đều trên 6,5 nhưng điểm môn địa của em là 4,8. Khi nhìn bảng điểm như vậy với trách nhiệm của một giáo viên bộ môn nên tôi vô cùng áy náy và tôi quyết định gặp riêng em hỏi vì sao, thì nhận được câu trả lời là do: ở nhà bố mẹ bắt phải dành phần lớn thời gian để học các môn toán, lí anh văn, mặt khác lịch học thêm các môn đó của em đã kín ngày.Cho nên em không có thời gian để học bài môn địa. Sau khi nắm bắt được tình hình tôi đã gặp giáo viên lớp chủ nhiệm yêu cầu mời phụ huynh để tôi và giáo viên chủ nhiệm giải thích để phụ huynh hiểu được rằng muốn con đạt kết quả cao trong học tập thì cần phải học đều giữa các môn, tránh tư tưởng học lệch khi các em đang học ở cấp trung học cơ sở, và tư vấn cho phụ huynh trong việc sắp sếp thời gian biểu học ở nhà của em. Với biện pháp đó đến cuối năm học điểm môn địa của em đạt 6,0. Do yếu tố xã hội Nguyên nhân Trường THCS Cao Bá Quát là một trường nằm trên địa bàn thị trấn , vậy để thấy rõ môi trường xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học môn địa lí của các em, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra với nội dung sau: H: Sau khi học ở trường về nhà về nhà em có thường xuyên đi chơi với bạn bè hoặc chơi ở các dịch vụ giải trí không (Bida, Intenet..)? Và kết quả thu được là: Mức độ thường xuyên Không thường xuyên Rất ít Không có 40 HS có lực học yếu số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % 31 77,5 8 20 1 2,5 0 0 Từ bảng điều tra trên ta thấy rằng ngoài giờ học trên trường khi về nhà các em thường xuyên tham gia vào các cuộc vui chơi chiếm tỉ lệ 77,5%, vậy với việc thường xuyên đi chơi như vậy thử hỏi các em còn thời gian đâu để nghiên cứu bài trước khi đến lớp, trong khi đó lịch học hầu hết ngày nào cũng từ 4 đến 5 tiết, mà ở tuổi các em đa số lại có tính nghịch ngợm, đua đòi học làm người lớn. Đặc biệt với nền kinh tế thị trường hiện nay các em rất dễ mắc các thói hư tật sấu của xã hội. Từ thực trạng đó dẫn đến lực học yếu môn địa lí là điều tất yếu. Biện pháp Sự tác động của xã hội đối với các em là rất lớn, đặc biệt các em suy nghĩ đang còn bồng bột, nông cạn. Thêm vào đó là sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, dẫn đến các em bị những ảnh hưởng không tốt của xã hội, chính vì thế kết quả học lực sếp loại yếu là điều dễ hiểu. Do đó nhà trường gia đình và xã hội cần kết hợp tốt với nhau cụ thể như: Đối với nhà trường thì thường xuyên giáo dục các nên tránh các tệ nạn của xã hội thông qua các tiết học .Còn đối với gia đình thì cần quản lí chặt con em mình và thường xuyên răn dạy con em nên học những điều tốt tránh các điều sấu. Về mặt xã hội thì yêu cầu làm tốt công tác tuyên truyền về trật tự an ninh xã hội, xử lí nghiêm những thanh thiếu niên hư hỏng không còn đi học. Do đó nhà trường , gia đình và xã hội cần kết hợp chặt chẽ với nhau giáo dục các em tránh xa những tác động sấu của xã hội, giáo dục các em ý thức được rằng ở
File đính kèm:
- SKKN Đia li THCS.doc