Tìm hiểu Lịch sử về Nhà Nguyễn (1802 - 1945)

Nguyễn Ánh lấy được Gia Ðịnh năm Mậu Thân (1788) tuy đã xưng vương mà chưa đặt niên hiệu riêng, vẫn dùng niên hiệu vua Lê. Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) lấy lại được toàn bộ đất đai cũ của các chúa Nguyễn, Nguyễn Phúc Ánh cho lập đàn tế cáo trời đất, thiết triều tại Phú Xuân đặt niên hiệu Gia Long năm thứ nhất. Lê Quang Ðịnh được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước là Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Ðà (gồm cả Ðông Việt, Tây Việt) nên đổi là Việt Nam. Thế là năm Giáp Tý (1804) án sát Quảng Tây Tề Bồ Sâm được vua Thanh phái sang phong vương cho Gia Long và nước ta có tên là Việt Nam. Năm Bính Dần (1806), Gia Long chính thức làm lễ xưng đế ở điện Thái Hoà và từ đây quy định hàng năm cứ ngày rằm và mùng một thì thiết đại triều; các ngày 5, 10, 20 và 25 thì thiết tiểu triều.

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu Lịch sử về Nhà Nguyễn (1802 - 1945), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khác của chính phủ Pháp đều bị khước từ. Năm Ðinh Sửu (1817) tầu buôn Pháp tên là "La paix" (hoà bình) chở hàng sang bán nhưng hàng không hợp thị hiếu người Việt Nam, phải trở về, được miễn thuế. Ðến khi tàu Cybèle vào Ðà Nẵng đưa thư Hoàng đế Pháp nhắc lại việc thi hành điều ước ký năm Ðinh Mùi (1787) (Bá Nha thay mặt Nguyễn Ánh, có khoản Nguyễn Ánh nhường cho Pháp cửa biển Ðà Nẵng và đảo Côn Lôn). Gia Long kiên quyết bác bỏ viện lý rằng: Ðiều ước tuy đã ký song thủa đó phía Pháp không thực hiện thì nay không còn giá trị nữa! Nhà Nguyễn cấm hẳn các thuyền buôn phương Tây song cũng không mời chào khuyến khích hoặc có một chính sách tỏ ra chủ động, tích cực hơn.
Một trong những tai tiếng và gần như là căn bệnh của mọi vua, chúa sáng nghiệp gian nan và lâu dài là sát hại công thần. Những người có công như Nguyễn Văn Thành và Ðặng Trần Thường đều bị giết hại giữa lúc Gia Long đang trị vì.
Tháng 11 năm Kỷ Mão (1819), vua không được khoẻ, Hoàng Thái tử và cận thần vào hầu, vua hạ chiếu cho Hoàng Thái tử quyết đoán việc nước, tâu lên vua sau. Tháng 12, bệnh nguy kịch, vua gọi Hoàng Thái tử và các hoàng tử và đại thần Lê Văn Duyệt, Phạm Ðăng Hưng vào hầu. 
Ngày Ðinh Mùi tháng 12, vua băng ở điện Trung Hoà, thọ 59 tuổi. Gia Long tiếp tục ngôi chúa trong 25 năm, làm vua cả nước được 18 năm tổng cộng 43 năm. 
 ♦ Minh Mệnh Hoàng Ðế (1820-1840): 
Niên hiệu: Minh Mệnh.
Vua huý là Hiệu, lại có tên là Ðởm, sinh ngày 23 tháng giêng năm Tân Hợi (1791), là con thứ tư của vua Gia Long. Tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), Hoàng thái tử Ðởm lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Ðại Nam, niên hiệu là Minh Mệnh, khi ấy 30 tuổi. Minh Mệnh có tư chất thông minh, hiếu học, năng động và quyết đoán. Từ khi lên ngôi, ông ra coi chầu rất sớm, xem xét mọi việc trong triều và tự tay phê rồi mới thi hành.
Minh Mệnh muốn quan lại các cấp phải có đức độ và năng lực, nên mới lên ngôi đã đặt ra lệ mà về sau khó ai thực hiện nổi. Quan lại ở Thành, Dinh, Trấn, văn từ Hiệp trấn, Cai bạ, Ký lục, Tham hiệp; võ từ Thống quản cơ đến Phó vệ uý..., ai được thăng điệu, bổ nhiệm... đều cho đến kinh gặp vua trước khi nhậm chức để nhà vua hỏi han công việc, kiểm tra năng lực và khuyên bảo...
Là người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mệnh rất quan tâm đến học hành khoa cử tuyển chọn nhân tài. Dựng Quốc tử giám, đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp năm Tân Tỵ (1821), mở lại thi Hội thi Ðình năm Nhâm Ngọ (1822). Trước đó, 6 năm một khoa thi nay rút xuống 3 năm. Vua còn cho đặt đốc học ở Gia Ðịnh thành, dùng thày giáo người Nghệ An là Nguyễn Trọng Vũ làm phó đốc học để khuyến khích việc học tập ở Nam Bộ.
	Minh Mệnh cho lập Quốc Sử Quán để biên soạn lịch sử dân tộc và các triều đại.
Trong việc dùng người, Minh Mệnh đặc biệt chú trọng đến học thức. Chế độ tiền lương cho quan lại cũng được quy định khá chi tiết, từ Chánh nhất phẩm đến tòng Cửu phẩm cách nhau chừng 18 bậc, tiền lương cũng chênh nhau khoảng 18 đến 20 lần. Ngoài ra, Tri phủ, đồng Tri phủ, Tri huyện, Tri châu còn có khoản tiền "dưỡng liêm" từ 20 đến 50 quan tuỳ theo cương vị khác nhau, nhà vua nghiêm trị bọn quan lại tham nhũng. Có viên quan không dùng thước để gạt đong thóc thuế, thường dùng tay để dễ bề lạm dụng, biết chuyện nhà vua lập tức sai chặt tay tên lại đó.
Minh Mệnh rất quan tâm đến võ bị, đặc biệt là thuỷ quân. Ngay những năm đầu lên ngôi, vua đã sai người tìm hiểu cách đóng tàu của châu Âu và quyết tâm làm cho người Việt tự đóng được tàu theo kiểu Tây Âu và biết lái tàu vượt đại dương, các quy chế luyện tập thuỷ quân, khảo sát vị trí bờ biển, hải cảng cũng được chú ý. Hàng năm, nhà vua thường phái nhiều tàu vượt biển sang các nước và các cảng lớn vùng biển Ðông như Jakarta, Singapore, Malaisia... để bán hàng, mua hàng, luyện tập đi biển và xem xét tình hình các nước. Minh Mệnh đã cho hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyên nông, khai hoang ven biển Bắc Bộ, lập hai huyện mới Kim Sơn và Tiền Hải. Công cuộc khai hoang và thuỷ lợi ở Nam Bộ cũng được đẩy mạnh. Minh Mệnh đã thử nghiệm giải pháp bỏ đê phía Nam Hà Nội..., đào sông thoát lũ Cửu An (Hưng Yên)...
 	Trên cơ sở đã có từ thời Gia Long, nay Minh Mệnh củng cố và hoàn thiện hơn bộ máy quản lý đất nước: đặt nội các trong cung điện để khi cần, vua hỏi han và làm giấy tờ: biểu sắc, chế cáo năm Kỷ Sửu (1829); đặt cơ mật viện năm Giáp Ngọ (1834) dùng 4 đại thần, đeo kim bài để phân biệt chức vị. Cơ mật viện cùng vua bàn bạc và quyết định những việc quan trọng nhất. Năm Tân Mão (1831), Minh Mệnh cho tiến hành cải cách hành chính trên quy mô lớn, chia cả nước ra làm 31 tỉnh. Từ đây, tỉnh là đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước, có cương vực và địa hình khá hợp lý. Mỗi tỉnh có Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, án sát để trông coi công việc. Các châu miền núi được chia theo đơn vị hành chính thống nhất với miền xuôi.
 Tuy vậy dưới thời Minh Mệnh nhiều cuộc khởi nghĩa nổi ra với nhiều loại khác nhau. Nông dân nghèo nổi lên chống quan lại nhũng nhiễu, hà khắc như Phan Bá Vành ở đồng bằng Bắc Bộ. Cựu thần nhà Lê như Lê Duy Lương nổi lên chống lại triều đình. Các tù trưởng người thiểu số như Nông Văn Vân hoặc họ Quách ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá... Minh Mệnh phải cử Trương Minh Giàng, Tạ Quang Cự, Lê Văn Ðức, Nguyễn Công Trứ cầm quân đi dẹp loạn.
Năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi khởi binh ở Gia Ðịnh chống lại triều đình. Khôi sai người sang cầu cứu, người Xiêm mang thuỷ bộ sang giúp Lê Văn Khôi đánh lại quân Nguyễn. Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân Ðại phá được quân Xiêm, đuổi ra khỏi bờ cõi. Không dừng lại ở đó, năm Ất Mùi (1835), nhà Nguyễn còn tiến quân sang tận Nam Vang (Phnôm Pênh), bắt vua Chân Lạp là Nặc Ông Châu đổi Chân Lạp làm Trấn Tây để cai quản. Nhà Nguyễn chiếm Chân Lạp khoảng 5 năm, khi Minh Mệnh mất, quan quân đã bỏ trấn Tây Thành, rút về An Giang
Về đối ngoại, Minh Mệnh đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh. Lễ thụ phong của vua ở thành Thăng Long được tổ chức cực kỳ trọng thể. Ngày 10 năm Tân Tỵ (1821), nhà vua dẫn đầu một đoàn tuỳ tùng có 1782 người gồm Hoàng thân, bá quan văn võ và 5150 lính (tổng cộng 6932 người) rời Phú Xuân ra Thăng Long để nhận sắc phong của "thiên triều". Hành trình kéo dài 33 ngày đêm. Ðoàn người đông đúc đó phải nằm chờ ở Thăng Long mãi từ khi sứ Thanh đến và xong lễ. Thủ tục đón tiếp và chiêu đãi sứ Thanh diễn ra hết sức chu đáo và long trọng.
	Ðối với các nước phương Tây, nhà vua lại tỏ ra lạnh nhạt và nghi kỵ. Chính sách thụ động như vậy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.Trị vì 21 năm, Minh Mệnh lo toan công việc thường như một ngày, sức làm việc phải nói là đáng ngạc nhiên! Mọi phê bảo, dụ chỉ, chế cáo đều tự tay vua viết ra với số lượng không nhỏ. Không những thế, khi rỗi rãi ông còn làm thơ viết văn. Vua còn để lại 5 tập thơ và 2 tập văn. 
Tháng 12 năm Canh Tí (1840), ốm nặng, vua cho vời Hoàng tử, các thân công và cơ mật viện đại thần Trương Ðăng Quế vào hầu, dặn dò rồi mất, thọ 50 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tổ
♦ Thiệu Trị Hoàng Ðế (1841-1847):
	Niên hiệu: Thiệu Trị.Trong số rất nhiều vợ của Minh Mệnh, có bà vợ cả họ Hồ, con gái lớn của công thần Hồ Văn Bôi, quê huyện Bình An, tỉnh Biên Hoà. Hồ Văn Bôi đã có công theo giúp vua Gia Long từ buổi đầu. Gia Long và bà Nhị phi đã chọn kỹ và cưới cô con gái họ Hồ về làm vợ Hoàng tử Ðởm. Là người trang kính, chín chắn, thận trọng, hiền hoà,... được Minh Mệnh hết lòng yêu quý, phong là Thuận đức Thần phi. Bà sinh Hoàng thái tử Dong được 13 ngày thì mất. Hoàng tử Dong được các cung nữ khác nuôi nấng. Năm Quý Mùi (1823), theo phép đặt tên của đế hệ, Hoàng tử Dong có tên mới là Miên Tông. Miên Tông là con trưởng trong số 78 hoàng tử của Minh Mệnh nên được nối ngôi. Tháng Giêng năm Tân Sửu (1841), Miên Tông lên ngôi ở điện Thái Hoà, đặt niên hiệu là Thiệu Trị, vừa đúng 34 tuổi.
	Thiệu Trị hiền hoà, không hay bày việc. Vả chăng mọi quy chế đã được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mệnh, Thiệu Trị giữ nếp cũ, chỉ răm rắp làm theo lời di huấn của cha thôi. Bầy tôi cũ từng giúp Minh Mệnh nay vẫn là vây cánh, chân tay của Thiệu Trị như Trương Ðăng Quế, Lê Văn Ðức, Doãn Uốn, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp... Thời kỳ cầm quyền ngắn ngủi của Thiệu Trị chỉ đủ để giải quyết một số hậu quả để lại từ thời Minh Mệnh.
	Thứ nhất là khắc phục hậu qủa của giải pháp bỏ đê ở Bắc Bộ. Vào năm Quý Tỵ (1883), sau nhiều cố gắng củng cố và hoàn thiện hệ thống đê điều ở Bắc Bộ mà vẫn lụt lội, Minh Mệnh mạnh dạn áp dụng giải pháp "đào sông thay đê". Vua cho phá bỏ đê điều vùng trũng phía Nam Hà Nội, khơi đào sông thoát lũ vùng Hải Dương, Hưng Yên nhưng vô hiệu. Theo ý nguyện thần dân địa phương, Thiệu Trị lại cho đắp đê, đập chắn ngang cửa sông Cửu An. Việc thứ hai là giải quyết vấn đề Chân Lạp. Cuối thời Minh Mệnh, thành Trấn Tây là mối lo cần giải quyết. Trương Minh Giảng, Nguyễn Tiến Lâm, Lê Văn Ðức, Nguyễn Công Trứ đem quân đánh dẹp mãi không yên. Vì thế ngay năm đầu lên ngôi, triều quan như Tạ Quang Cự tâu xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang. Vua nghe theo, xuống chiếu bãi binh. Trương Minh Giảng về đến An Giang thì mất. Tháng 6 năm Ất Tỵ (1845), Chân Lạp bị Xiêm chiếm đóng, đáp lời cầu viện của Chân Lạp, triều đình lại cử binh sang buộc tướng Xiêm là Chất Tri Ký hoà ước rồi hai nước cùng bãi binh. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn rút quân về đóng ở Trấn Tây, Năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ðơn Ông sai sứ sang dâng biểu và cống phẩm. Tháng Hai Ðinh Mùi (1874), triều đình Nguyễn phong Nặc Ông Ðơn Cao Miên quốc vương và Mỹ Lâm quận chúa, Cao Miên quận chúa. Lại xuống chiếu cho quân thứ ở Trấn Tây rút về An Giang. Từ đó, Chân Lạp lại có vua và phía Tây nam bắt đầu yên dần.
	Vấn đề thứ ba là quan hệ với phương Tây. Khi Thiệu Trị lên cầm quyền thì việc cấm đạo có nguôi đi ít nhiều. Một số giáo sĩ bị bắt giam từ trước tại Huế, bị kết án tử hình nay được tự do nhờ sự can thiệp của hải quân Pháp. Năm Ðinh Mùi (1847) Pháp sai một đại tá, một trung tá mang hai chiến thuyền vào Ðà Nẵng xin bỏ chỉ dụ cấm đạo và cho tự do tín ngưỡng. Ðang trên bàn thương lượng thì Pháp dùng đại bác bắn đắm tàu thuyền của Việt Nam neo đỗ bên cạnh rồi chạy ra bể. Trước sự kiện đó,

File đính kèm:

  • doc14Nhà Nguyễn (1802-1945).doc
Giáo án liên quan