Tiểu luận Việt Nam với xu thế hội nhập dưới góc nhìn triết học

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 2

1.1 Cơ sở lý luận 2

1.1.1 Lý luận triết học 2

1.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan của các nước trong giai đoạn hiện nay 3

1.2 Cơ sở thực tế: 4

1.2.1 Tình hình quốc tế và khu vực làm nảy sinh và phát triển quá trình hội nhập. 5

1.2.2 Hội nhập kinh tế với các nước đang phát triển 7

1.2.3. Sự hình thành tất yếu của chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta 11

1.2.4. Nhận định về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. 13

1.2.4.1. Những cơ hội mà Việt Nam có được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 13

1.2.4.2. Những thách thức mà chúng ta gặp phải trên con đường hội nhập 14

1.2.5. Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta 15

Phần 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 16

2.1 Các bước đi của ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 16

2.2 Các kết quả bước đầu đạt được của nước ta trong tiến trình hội nhập 17

2.3 Những yếu kém và hạn chế còn tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới 23

2.4 Các kiến nghị đề xuất về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta 27

LỜI KẾT 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

MỤC LỤC 32

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Việt Nam với xu thế hội nhập dưới góc nhìn triết học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lực của nước ta với các nước, bởi chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng nếu không hội nhập thì việc sử dụng trong nước sẽ bị lóng phớ, kém hiệu quả. Thông qua hội nhập ta có thể xuất khẩu lao động qua hợp đồng gia công hàng xuất khẩu. Đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minh sáng chế mà ta chưa có. Mặt khác, mở cửa và hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách, đổi mới xã hội, nhất là những cải cách về phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế để tham gia ngày càng nhiều hơn vào phân công lao động quốc tế và mở rộng quá trình dân chủ hoá xã hội. Với một nền kinh tế yếu kém, nếu không tranh thủ được những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại – dự là toàn cầu hoá đang do chủ nghĩa tư bản chi phối – thì chúng ta không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được. Chỉ riêng vấn đề “học hái” chủ nghĩa tư bản chứ chưa nói đến tranh thủ những nguồn lực, phương tiện vật chất cần thiết, đó là một tất yếu khách quan, một yêu cầu bắt buộc đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước chậm phát triển và đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng. Bởi vì như Lênin đó nói : “chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản thu được” ( V.I Lênin, Toàn tập, NXB Tiến bộ, M, 1977, tr334). 
Những thách thức mà chúng ta gặp phải trên con đường hội nhập
Tuy nhiên, toàn cầu hoá là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh vô cùng phức tạp. Nó không chỉ đem đến cho chúng ta những cơ hội thuận lợi mà còn có cả những thách thức và khó khăn mới nảy sinh. 
Thách thức lớn nhất với nước ta là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển giữa ta với các nước trong khu vực và trên thế giới còn rất xa. Học thuyết tự do mới về toàn cầu hóa đòi hái các quốc gia phải mở toang cửa nền kinh tế đất nước, phải thực hiện triệt để tự do hoá thị trường Bên trong và Bên ngoài, phải thả nổi tiền tệ, phải tư nhân hoá, phải giảm mạnh vai trò kiểm soát của Nhà nước theo hướng: “Nhà nước tối thiểu, thị trường tối đa”. Vì vậy các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng các nước khác. Mà xu hướng tự do hoá thương mại quốc tế càng phát triển thì cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Điểm đặc biệt là ta phải cạnh tranh ngay từ đầu, trên tất cả các mặt trận, với những thế lực mạnh hơn nhiều về thực lực và trình độ. Tại diễn đàn Kì họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng nhiều lần nhấn mạnh : “Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế thua kém nhiều nước xung quanh là điều bất lợi lớn nhất khi hội nhập kinh tế quốc tế” Hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư theo chiều sâu để nền kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta đứng trước khó khăn rất lớn trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách làm sao vừa bảo đảm cho đổi mới thành công, nền kinh tế phát triển bền vững; vừa phù hợp với cam kết quốc tế; lại có khả năng khắc phục những tiêu cực, rủi ro do hội nhập đem lại. Nhìn chung, nếu không vượt qua được những thách thức này, chúng ta không thể có chủ nghĩa xã hội trong thực tế. Mặt khác, toàn cầu hoá đang bị chủ nghĩa tư bản chi phối trên các lĩnh vực : thị trường, khoa học – công nghệ và vốn. Các nước tư bản đang mưu toan dùng những lợi thế này để gây sức ép đối với chúng ta. Thực tế này đe doạ tấn công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, đe doạ sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tỉnh táo trong từng bước hội nhập, cần phân tích tính hai mặt của toàn cầu hoá để nhận thức được những mặt, những xu hướng, những tác động, những quy luật vận động của nó. Trên cơ sở đó chủ động tìm ra con đường, cách thức biện pháp phù hợp trong từng bước hội nhập để tiếp tục con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới. 
Kinh tế Việt Nam bước sang năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới không hứa hẹn sáng sủa hơn mà trái lại, nhuộm màu ảm đạm. Tình trạng nợ công ở các nước châu Âu, biến động chính trị ở châu Phi, sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư trên phạm vi toàn cầu đều sụt giảm. Các dự báo chỉ tiêu kinh tế của thế giới năm 2012 đều được điều chỉnh giảm so với trước. Giá dầu mỏ, vàng, lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng, lạm phát vẫn đang lan tràn trên nhiều nước với mức độ khác nhau. Tình hình trên đã tác động rất lớn đến kinh tế VN năm 2012 và các năm tiếp theo.
Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế ở nước ta:
Từ những điều nói trên có thể khái quát và nhấn mạnh một số quan điểm chủ yếu cần quán triệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta như sau : 
Thứ nhất chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” 
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực các thành phần kinh tế của toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Thứ ba, hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuú theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; đồng thời vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.
Thứ tư, cần nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đói giành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.
Cuối cùng, cần kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng; thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” với nước ta.
Tại Hội nghị T.Ư 3 và 4, BCH T.Ư Đảng khóa XI đã đưa ra những quyết định quan trọng được cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng?”
Hội nghị sẽ thảo luận, ra nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”. Trước đó, Hội nghị T.Ư 3 đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Phần 2
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các bước đi của ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Năm 1993, chúng ta khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB. IMF, WB; Chương trình điều chỉnh cơ cấu (SAC) của WB và chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) của IMF. Nội dung đàm phán với các tổ chức này gắn bó mật thiết với những yêu cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong quan hệ với các tổ chức này, chúng ta chỉ chấp nhận sự hỗ trợ tài chính nếu yêu cầu của họ không trái với đường lối chính sách của ta; có năm điều kiện họ đưa ra vi phạm chủ quyền và lợi ích của ta nên ta không nhận.
Ngày 25/7/1995, nước ta đó chính thức gia nhập ASEAN, đồng thời tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Từ ngày 1/1/1996, chúng ta bắt đầu thực hiện nghĩa vô và các cam kết trong chương trình ưu đói thuế quan có hiệu lực chung (CEFT) của AFTA. Cụ thể, khi tham gia vào AFTA, Việt Nam có nghĩa vô giảm thuế suất xuống còn 0 – 5 % vào năm 2006 và sau đó tiếp tục giảm thuế xuống 0% vào năm 2015. Bên cạnh đó Việt Nam phải thực hiện lộ trình loại bỏ các hạn chế về định lượng và hàng rào phi thuế quan khác; xây dựng một danh mục biểu thuế quan chung ASEAN; xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan theo GATT/WTO và xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại. Ngoài ra chúng ta còn tham gia đàm phán hiệp định thương mại dịch vô, tham gia chương trình hợp tác công nghiệp (AICO) và khu vực đầu tư ASEAN (AIA) cũng như các chương trình hợp tác trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tảicủa ASEAN.
Tháng 3/1996 nước ta tham gia diễn đàn hợp tác á - âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. Nội dung chủ yếu tập trung vào thuân lợi hoá thương mại, đầu tư và hợp tác giữa các nhà doanh nghiệp á - âu. Cam kết về tự do hoá thương mại đầu tư chưa được đặt ra.
Ngày 15/6/1996, Việt Nam đó gửi đơn xin gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - thái Bình Dương (APEC). Tháng 11/1998 đó được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này. APEC quyết định thực hiện hội nhập đầy đủ vào năm 2010 đối với thành viên là các nước phát triển và vào năm 2020 đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).
Tháng 12/1994, ta gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).. Sau nhiều phấn đấu, Việt Nam chính thức bước vào ngôi nhà chung của đại gia đình 148 thành viên của Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Từ gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định.
Các kết quả bước đầu đạt được của nước ta trong tiến trình hội nhập
Trước tình hình kinh tế thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế thế giới hiện đại. Việt Nam không thể tránh khái tầm ảnh hưởng của xu t

File đính kèm:

  • docPhan Thị Ánh Vân.doc
Giáo án liên quan