Tiểu luận Vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện Việt Nam hiện nay

Tóm lại hình thái kinh tế – xã hội là một trong những thành tựu khoa học mà Cmác đã để lại cho nhân loại. Lý luận đó đã chỉ ra: xã hội là một hệ thống mà trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và các quan hệ sản xuất nhất định mà trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị cũng như các hình thái xã hội tương ứng. Đồng thời lý luận cũng chỉ ra rằng sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Thông qua cách mạng xã hội, các hình thái kinh tế – xã hội thay thế nhau từ thấp lên cao. Tuy nhiên sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội vừa bị chi phối bởi các quy định chung, vừa bị tác động bởi điều kiện lịch sử cụ thể của các quốc gia.

Ngày nay, xã hội loài người đã có những phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều ra với thời Cmác. Nhưng sự phát triển đó vẫn dựa trên cơ sở lýý luận hình thái kinh tế chính trị xã hội vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong mọi giai đoạn. Tuy nhiên lý luạn hình thái kinh tế – xã hội không có tham vọng giải thích tất cả các hiện tượng của đời sống xã hội mà nó đòi hỏi được bổ sung bằng các phương pháp tiếp cận mới về xã hội, không phải vì thế mà lý luận hình thái kinh tế – xã hội trở nên lỗi thời.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị đụng chạm thì kể cả chủ nghĩa tư bản nhà nước hay các mặt trận liên minh dưới các tên gọi khác nhau, cuối cùng đều tan vỡ. Rõ ràng vấn đề không thể được giải quyết nếu như mâu thuẫn cơ bản ấy không được giải quyết.
Trong tình hình đó chủ nghĩa tư bản cải lương lại xuất đầu lộ diện. Nhiều chính trị gia, học giả tư sản thường nêu ra chiêu bài xã hội sẽ biến đổi về cơ bản không phải bằng đấu tranh cách mạng mà bằng sự chuyển biến dần nhận thức và lòng chắc ẩn của giai cấp tư sản, số khác thì rêu rao về các khả năng giải quyết những mâu thuẫn giữa tư bản và lao động nằm ngay trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ sản xuất. Nghĩa là, theo họ cần phải tiến hành “cuộc cải cách trí tuệ và đạo đức” ngay trước khi giành được chính quyền từ giai cấp tư sản. tất cả chỉ là mị dân bởi trong tình hình hiện nay mà giai cấp tư sản đang làm ra sức củng cố lực lượng và sẵn sàng tiêu diệt bất cứ một sự phản kháng nào hay một ý đồ nào đụng tới sự tồn vong của chính quyền tư sản.
Người ta cũng đang cố chế độ tam quyền phân lập và coi đây là điều kiện để đảm bảo cho nền dân chủ chính trị thậm chí để đảm bảo cho chính quyền tư sản biến dần thành chính quyền nhân dân trên cơ sở những yếu tố công lý của pháp luật và những yếu tố tự do dân chủ của nghị trường. Người ta cũng đang khuyếch trương về chế độ tam quyền phân lập gắn với chế độ đa đảng vốn là sản phẩm của giai cấp tư sản có tác dụng ngăn ngừa nó trở thành phát xít độc tài. Nhưng thật là vô lý nếu chính quyền tư sản và chế độ đa đảng mà nó cho phép tồn tại đi ngược quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, Phi- đen Cax- tơro nói, cái đa cực và cái phân cực mà họ cổ vũ khuyếch trương trên kia, cuối cùng cũng chỉ quy về cái đơn cực và độc tôn là quyền lợi của giai cấp tư sản mà thôi. Mỹ là một ví dụ điẻn hình.
Gần đây, người ta cũng luôn bàn luận nhiều về một yếu tố trong nền chính trị của các nước chủ nghĩa tư bản phát triển là chế độ xã hội dân chủ ở một số nước từng được coi là kiểu mẫu chính trị cho các tư bản. Đúng là không ai phủ nhận được một số thành tựu quan trọng về kinh tế – xã hội mà các nước này đạt được và một thời tạo ra cái ảo tưởng về một lối thoát cho chủ nghĩa tư bản là có thể thay đổi được hoàn toàn thực trạng mà không thay đổi thực chất nhưng hiện nay tình hình đã không như người ta mong muốn. Những vấn đề cố hữu của chủ nghĩa tư bản một thời được khoả lấp nay lại nổi lên.
Cuối cùng nếu quan sát một cách khách quan trên bình diện các mối quan hệ quốc tế, người ta không thể không thấy rõ số phận của các nước tư bản chư nghĩa phát triển nói riêng và vận mệnh của chủ nghĩa tư bản nói chung. Chủ nghĩa tư bản không thể sử dụng mãi những biện pháp đàn áp, khai thác hay lợi dụng như trước đây đối với các nước thuộc thế giới thứ ba. Vị trí và quyền lợi của họ ở các nước thứ ba luôn bị thách thức và đe doạ. Những món nợ cũ liệu có mãi là xích xiềng đối với các nước thế giới thứ ba, khi ngày càng có nhiều nước đòi xoá nợ giảm nợ hoặc hoãn trả nợ vô thời hạn? và các nhà nước thế giới thứ ba liệu có cam chịu mãi những cuộc trao đổi bất bình đẳng với các nước tư bản trong khi họ không thiếu cơ hội có lợi trong trao đổi với các nước khác và giữa họ vơi nhau ? điều này đã trực tiếp làm lung lay địa vị và chi phối số phận của chủ nghiã tư bản.
Thậm chí, ngay sau sự sụp đổ của nhủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, liệu sự ổn định của chủ nghĩa tư bản có đủ sức chứng tỏ chủ nghĩa tư bản là con đường phát triển tối ưu của nhân loại ? không bởi vì chủ nghĩa tư bản vẫn không thoát khỏi những căn bệnh “thâm căn cố đế” của nó, dù “mối đe doạ cộng sản” tưởng như nhẹ đi. Chủ nghĩa tư bản vẫn không khát vọng xâm phạm nền độc lập của các quốc gia, trà đạp quyền lợi tự do của các dân tộc bằng đủ hình thức can thiệp vũ trang thô bạo cuộc chiến ở Kôsôvô - hay âm mưu diễn biến hoà bình với những cuộc chiến tranh nhung lụa kích động và xô đẩy các nước vào cuộc chém giết đẫm máu ở khắp các châu lục.Và người ta cũng đang chứng thực khối mâu thuẫn ngày càng lớn và căng thẳng giữa các nước tư bản phát triển trong cuộc xâu xé giành vị trí hàng đầu trong trật tự thế giới hiện nay, mâu thuẫn đó đang trở thành nguy cơ đe doạ không những chính số phận họ mà còn cả nhân loại. Đó là bằng chứng không gì chối bỏ được.
2, Lôgíc tất yếu “Sự vĩ đại và tính tất yếu nhất thời của bản thân chế độ tư sản” đến chủ nghĩa xã hội.
Rõ ràng, chủ nghĩa tư bản không phải đợi đến ngày nay, mà cách đây hơn 200 năm, “trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn, lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước hợp lại”, như C.Mác viết trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản , và “giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”. Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã đạt được những thành tựu to lớn về tin học, tự động hoá, công nghệ sinh học, vật liệu mới...Cùng với sự phát triển của khoa học quản lý có thể nói những thành tựu ấyđã làm thay đổi lớn năng lực hoạt động sáng tạo của con người, đem lại năng suất lao động và thu nhập quốc dân rất cao ở các nước tư bản phát triển và nước công nghiệp mới.
Nói như C.Mác “sự vĩ đại” đó là một sự thật. Chúng ta ghi nhận một cách khách quan, tất cả những bước phát triển mới của nó với tư cách là những thành tựu của nền văn minh nhân loại đồng thời như là những điều kiện cũng thế quốc tế đối với hoạt động cuả chúng ta.
Nhưng cũng không vì thế. Mà chúng ta lại rơi vào ảo vọng như một số người đang ra sức cố đến mức “tô son trát phấn” cho chủ nghĩa tư bản. Mặc dù chủ nghĩa tư bản có không ít ưu điểm đạt trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nhưng nó nhất định không phải là chế độ cuối cùng tốt đẹp mà loài người hằng mơ ước. Dù cho có sự điều chỉnh, thay hình đổi dạng chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi bản chất, không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất ngày càng cao với việc chiến hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, vẫn không được giải quyết mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Chủ nghĩa tư bản vẫm tìm mọi thủ đoạn bóc lột người lao động làm thuê và kiếm lợi nhuận bằng cách bòn rút gía trị thặng dư ngày càng khủng khiếp: từ 211% (năm 1950) tăng vọt lên 300% (năm 1990). Thế tương đối ổn định của nó vẫn không đủ che lấp và xoá đi nguy cơ bị thay thế về vận mệnh lịch sử bị thay thế của nóm, cho dù, nó còn tiềm tàng phát triển song đó không phải là biện pháp đúng đắn cho sự phát triển của lịch sử loài người và cho dù như ai đó nói rằng, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là sống bằng thách thức của chính mình và bản chất của nó là thích nghi và chuyển hoá để không ngừng phát triển, thì luận điểm ấy vẫn không làm thay đổi thực tế là: chủ nghĩa tư bản không bao giờ và chưa bao giờ giải quyết được tận gốc những mâu thuẫn và những cuộc khủng hoảng của chính nó.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ “lịch sử ngắn lại”. Người ta đang nói nhiều đến việc học tập chủ nghĩa tư bản, thậm chí sau những kinh nghiệm phải trả giá đắt của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, người ta lại có lúc tin rằng có thể tìm thấy ở chủ nghĩa tư bản những lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề chẳng hạn: mô hình Thụy Điển, phương pháp quản lý Nhật Bản, nền dân chủ Mỹ...thường được coi như những kiểu mẫu. Những kinh nghiệm lịch sử đã sớm chỉ ra sai lầm của nhận thức lệch lạc một chiều đó. Đúng là cách quản lý kinh tế cũng như việc quản lý xã hội của chủ nghĩa tư bản có những điều đáng để học tập đó không được quên những dữ kiện căn bản là mục tiêu mà mỗi xã hội đặt ra: cơ sở vật chất và tinh thần những cơ cấu truyền thống của từng xã hội: điều kiện mọi mặt được xác định trong từng giai đoạn lịch sử. Bàn về vấn đề này, nhà kinh tế học Nhật Bản Nô- ru – si –ma đã viết trong tác phẩm nổi tiếng “ vì sao Nhật Bản thành công” rằng “ Thành công của Nhật Bản đem sang Anh sẽ không đạt thành công như vậy, vì một lý do đơn giản người Nhật khác người Anh”. Hẳn là không hiểu được điều đơn giản ấy mà gần đây có người những toan bàn tới cái gọi là “ Khả năng tiến tới chủ nghĩa xã hội của bản thân chủ nghĩa tư bản” hay “ Những mơ ước của chủ nghĩa xã hội thì chính chủ nghĩa Tư bản sẽ thực hiện”. Họ cần lưu ý rằng, những nguy cơ của chủ nghĩa tư bản không những vẫn còn đó, mà ngày một tiềm tàng và nặng nề hơn nằm “ ngoài vòng kiểm soát của chính nó, trực tiếp phương hại đến đời sống nhân loại. Nói như cố tổng thống Pháp, ông Ph. Mit tơ răng: “ Chủ nghĩa tư bản thuần nhất giống như cánh rừng rậm, hệ thống xã hội này luôn làm nảy sinh những bất bình đẳng mới. Tất cả điều đó sẽ dẫn tới cái gì?” 
Cuối cùng điều đó sẽ dẫn tới một câu hỏi: Với bản chất và tiền đồ của tư bản như vậy thì chính nó sẽ đi về đâu? câu trả lời không thể khác được là chủ nghĩa xã hội. Điều ấy cũng tất yếu là “ Sự vĩ đại và tính tất yếu nhất thời của bản thân chế độ tư sản” nằm trong dòng vận động của xã hội loài người. Như C Mac đa nói mà CMac lại không có ý định “nghĩ ra” điều đó. Vì “trong tài liệu của CMac, người ta không thấy mảy may một ý định nào nhằm đưa những ảo tưởng nhằm đặt ra những điều vu vơ những điều mà người ta không thể nào biết được. Mac đặt vấn đề chủ nghĩa cộng sản giống như một nhà tự nhiên học đặt ra, chẳng hạn, vấn đề tiến hoá của một giống sinh vật mới, một khi đã biết nguồn gốc của nó và định được hướng rõ rệt biến đổi của nó”
Chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thực tế, đã đạt được sự vĩ đại nhất định nào đó nhưng nó lại không đủ sức vượt qua được những mâu thuẫn coư bản tron quá trình phát triển, lại bị giới hạn bỏi ngưỡng không thể trãnh được của sự khủng hoảng, nên tất yếu nó phải bị thay thế vì thuộc tính nhất thời của chính nó. Dù thế nào đi nữa, xét dưới góc độ của văn hoá văn minh, nghĩa là góc độ của chủ nghĩa nhân đạo chân chính, chủ nghĩa tư bản, ngay trong sự phồn vinh về kinh tế của nó, đang đặt loài người trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc, ngay trong sự điều chỉnh về chính trị, xã hội, nó đang đi ngược lại đòi hỏi của thời đại chúng ta, đó là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đó là tạo ra sự phát triển toàn diện con người chứ không phải là tái ra sản xuất tư bản-điều mà chủ 

File đính kèm:

  • docT113.DOC
Giáo án liên quan