Tiểu luận Vấn đề con người trong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó với xã hội Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN, LỜI CAM ĐOAN .1

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

 TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO 5

1.1. Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo 5

1.1.1 Tiến trình phát triển của Nho giáo 5

1.1.2 Diện mạo Nho giáo từ buổi đầu du nhập Việt Nam đến hết thế kỷ XIV 7

1.1.3 Diện mạo Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI 9

1.2 . Một số nội dung chính của Nho giáo 11

Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO

 ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM 16

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Vấn đề con người trong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó với xã hội Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi nước Việt thành quận Giao Chỉ, rồi chia ra phủ, vệ, thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành đồng hóa mạnh mẽ. Nhằm Hán hóa Việt Nam về văn hóa, tư tưởng, nhà Minh cho lập Văn miếu thờ Khổng Tử ở các phủ, châu, huyện trên toàn quốc và bắt các địa phương xây nhiều đền miếu thờ cúng, cầu đảo theo nghi lễ Trung Quốc. Đạo sĩ thầy cúng được khuyến khích hành nghề khắp nơi.
Để đào tạo ra những người biết chữ phục vụ bộ máy thống trị của nhà Minh tại Việt Nam, nhà Minh cho mở trường ở các phủ, châu, huyện. Mở trường dạy học nhưng không có thi cử. Hàng năm, quan lại đô hộ Minh chỉ lựa chọn lấy một số học sinh đủ tiêu chuẩn rồi sử dụng.
Nội dung chương trình dạy và học hoàn toàn theo sách giáo khoa của nhà Minh, gồm có Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại học), Ngũ kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu) và Tính lý đại toàn, tức là bộ sách do nhóm Hồ Quảng theo lệnh vua Minh soạn, gồm 70 quyển, thâu thái thuyết Tống Nho bàn về hơn 100 nhà, chia thành môn loại như lý khí, quỷ thần, tính lý, thánh hiền...
Sau khi đánh đuổi hết quân Minh, giải phóng đất nước, vương triều Lê chính thức được kiến lập (1428) và bắt đầu công việc xây dựng, phát triển nền văn hóa độc lập dân tộc.
Lê Thái Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434). Thái Tông đã họp triều đình bàn định việc mở khoa thi Tiến sĩ và đưa ra điều lệ thi Hương, thi Hội cùng phép thi ở các kỳ. Nhưng phải tới tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442), thời Lê Nhân Tông, triều Lê mới chính thức cho thi đối sách ở sân điện để lấy Tiến sĩ và cũng bắt đầu cho dựng bia khắc văn nói về việc mở khoa thi Tiến sĩ, khắc tên những người đỗ Tiến sĩ. Khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất là cái mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam hồi thế kỷ XV. Để tỏ rõ lòng tôn sùng Nho học,vàotháng 2 mùa xuân năm Ất Mão (1435), vua Lê Thái Tông cho chọn ngày Thượng đinh, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn miếu, vị tổ khai sáng ra đạo Nho, từ đấy về sau định làm thường lệ. Văn miếu thờ Khổng Tử tại các lộ được Nhà nước cấp phu trông nom quét dọn. Đạo đức Nho giáo như lòng trung với vua, sự tiết hạnh của phụ nữ được cổ vũ, tuyên dương. Nho giáo ở thời Lê thế kỷ XV đến triều Thánh Tông Thuần Hoàng đế (1460-1497) thì đạt tới đỉnh cao thịnh vượng.
Đến đời Lê Thánh Tông, diện mạo của Nho giáo đã rõ ràng với những đặc điểm khá cụ thể, dễ nhận biết. Người xưa học Nho có hai phép: học nghĩa lý và học từ chương. Học từ chương là học kinh nghĩa, thơ phú, văn sách, cốt để đi thi làm quan. Cũng gọi là học khoa cử. Còn học nghĩa lý là học chuyên sâu vào huấn hỗ học, lý học, Hán học,... với mục đích dò tới nguồn gốc của Khổng giáo. Để tôn vinh Nho học, tôn vinh người đỗ đạt và để biểu thị lòng quý trọng kẻ sĩ chân Nho của triều đình, Lê Thánh Tông cho dựng bia khắc tên họ những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đời Thái Tông trở đi đặt tại nhà Quốc học.
1.2 Một số nội dung chính của Nho giáo
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó.
Tu thân Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng Tứ Đức thì xã hội được an bình.
A. Tam Cương: ba mối quan hệ quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (vợ chồng).
1. Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ.
2. Cha con:Cha hiền con hiếu. Cha có nghĩa vụ nuổi dạy con cái,con phải hiếu đễ và nuôi dưỡng cha khi cha về già
3. Vợ chồng: Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ;vợ chung thủy tuyệt đối với chồng
B. Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
1. Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
C. Tam Tòng: Tam là ba; Tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"
1. Tại gia tòng phụ: nghĩa là, người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.
2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng.
3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con".
D. Tứ Đức: bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh.
1. Công: khéo léo trong việc làm.
2. Dung: hòa nhã trong sắc diện.
3. Ngôn: mềm mại trong lời nói.
4. Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
* Đạt Đạo Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng.
* Đạt Đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là ngũ thường.
* Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "Thi, Thư, Lễ, Nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
* Hành đạo: Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
* Nhân trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).
* Chính danh: Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con"
Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.
Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường).
Trong Nho giáo rất chú trọng đạo làm người. Phải nói đạo làm người của Khổng Tử dạy là đạo làm người trong xã hội phong kiến. Chúng ta đều biết là trong xã hội có giai cấp thì những nguyên tắc đánh giá hành vi của con người, phẩm hạnh của con người trong mối quan hệ với người khác và trong mối quan hệ với nhà nước, Tổ Quốcđều mang tính giai cấp rõ rệt và có tính chất lịch sử. Những quan niệm về đạo đức điều thiện, điều ác “thay đổi rất nhiều từ dân tộc này tới dân tộc khác, từ thời đại này tới thời đại khác, đến nỗi thường thường trái ngược nhau” (Enghen)
Những quan niệm đạo đức mà Khổng Tử đề ra không phải là vĩnh cửu, nhưng có nhiều phương châm xử thế, đã giúp ông sống giữa bầy lang sói mà vẫn giữ được tâm hồn cao thượng, nhân cách trong sáng, suy đến cùng đạo làm người ấy bao gồm hai chữ nhân nghĩa.
Khổng Tử giảng chữ Nhân cho học trò không lúc nào giống lúc nào, nhưng xét cho kỹ, cốt tủy của chữ Nhân là lòng thương người và cũng chính là Khổng Tử nói “đối với người như đối với mình, không thi hành với người những điều mà bản thân không muốn ai thi hành với mình cả. Hơn nữa cái mình muốn lập cho mình thì phải lập cho người, cái gì mình muốn đạt tới thì phải làm cho ng

File đính kèm:

  • docHà Thị Thanh.doc
Giáo án liên quan