Tiểu luận V.I. Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .2
NỘI DUNG .4
CHƯƠNG 1: V.I. LÊNIN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
TRIẾT HỌC MÁC . .4
1.1.Thời kỳ 1893-1907 . . .4
1.2.Thời kỳ từ 1907 đến cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười Nga 1917 và sau đó . .8
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC
MÁC-LÊNIN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. .17
2.1.Tình hình chính trị - xã hội trong giai đoại hiện nay .17
2.2.Sự vận dụng và phát triển triển triết học Mac – Lênin .18
KẾT LUẬN .23
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .24
t triển sâu sắc hơn lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong đó khẳng định nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn để con người ngày càng hiểu biết đầy đủ hơn, chính xác hơn sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và bản thân mình, đó là những đóng góp quan trọng của V.I. Lênin làm hoàn chỉnh hơn một bước lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự phân tích của V.I. Lênin về thực chất cuộc khủng hoảng, trong vật lý học đầu thế kỷ XX cũng làm sâu sắc thêm lý luận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và có ý nghĩa phương pháp luận lớn đối với sự phát triển khoa học lúc đó cũng như hiện nay. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong vật lý học đã có nhiều phát minh lớn về cấu trúc vật chất đòi hỏi phải thay đổi những quan niệm cũ về cấu trúc vật chất. Nhưng các nhà duy tâm đã rút ra kết luận sai lầm về vật chất. Họ cho rằng vật chất “biến mất”, “vật chất đã tiêu tan”. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng vật chất không tiêu tan mà chỉ có giới hạn nhận thức trước đây của chúng ta về vật chất bị vượt qua thôi. Vì không hiểu điều đó, các nhà vật lý học đã đồng nhất sự đảo lộn quan niệm cũ của chúng ta về vật chất với sự mất đi của bản thân vật chất nên đã dẫn đến cuộc khủng hoảng vật lý học. Từ đó, V.I. Lênin đã chỉ ra thực chất cuộc khủng hoảng của vật lý học là sự đảo lộn những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan bên ngoài ý thức, tức là sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri. Muốn thoát khỏi khủng hoảng của vật lý, thì phải thay chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào quá trình nhận thức, không được tuyệt đối hoá một giới hạn nhận thức nào của con người. Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Lênin đã đóng vai trò xuất sắc trong việc vũ trang tư tưởng cho Đảng Bônsêvích ở Nga trong cuộc đấu tranh chống mọi hình thức biến dạng của chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa cơ hội và những bọn xuyên tạc chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga. Ngày nay, cuốn sách của V.I. Lênin vẫn là vũ khí chiến đấu của các Đảng Cộng sản và công nhân, là tác phẩm mẫu mực trong việc phát triển sáng tạo triết học Mác-xít. Những tác phẩm: “Ba nguốn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác”; “Số phận lịch sử của học thuyết Mác”; “Các Mác” được V.I. Lênin viết vào thời gian trước khi nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918). Trong các tác phẩm đó, V.I. Lênin tiếp tục bảo vệ và phát triển triết học Mác trong sự thống nhất với việc phát triển những bộ phận khác của chủ nghĩa Mác như lý luận về đấu tranh giai cấp, về vai trò lịch sử của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh xoá bỏ trật tự xã hội cũ và sáng tạo xã hội mới. Trong thời gian từ 1914-1916, V.I. Lênin đã viết tác phẩm “Bút ký triết học”. Trong tác phẩm này, V.I. Lênin đã tập trung vào việc khai thác kho tàng lý luận về phép biện chứng trong lịch sử triết học, đặc biệt là phép biện chứng trong triết học Hêghen. Trước tiên V.I. Lênin phân tích sâu sắc tư tưởng coi phép biện chứng là khoa học về sự phát triển. V.I. Lênin chỉ rõ trong tình hình phát triển khoa học tự nhiên đầu thế kỉ XX và tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa tư bản, việc thừa nhận sự phát triển không thôi chưa đủ, mà vấn đề quan trọng là phải hiểu thế nào về phát triển. Đi sâu vào lý thuyết phát triển, V.I. Lênin đã vạch ra nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của bản thân sự vật, sự tác động giữa các sự vật trong thế giới khách quan. Chỉ có quan niệm phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập mới cho ta chìa khoá để hiểu được sự tự vận động của tất thảy mọi cái đang tồn tại. Hình thức của sự phát triển là phong phú, đa dạng, bao gồm cả sự chuyển biến liên tục, cả những bước nhảy vọt, cả sự chuyển hoá những mặt bài trừ nhau, cả sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh cái mới. Trong “Bút ký triết học”, V.I. Lênin cũng tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc và chính xác hơn những quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật, phân tích về nguyên tắc sự thống nhất giữa phép biện chứng, logic học và lý luận nhận thức, vạch ra nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm là do không vận dụng phép biện chứng vào quá trình nhận thức, tuyệt đối hoá một giai đoạn, một mặt nào đó của quá trình nhận thức v.vNhững đóng góp đó làm cho kho tàng lý luận về phép biện chứng của triết học Mác ngày càng phong phú hơn, phù hợp hơn với sự phát triển của thực tiễn xã hội. Cùng với việc viết tác phẩm “Bút ký triết học”, trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), V.I. Lêninđã viết các tác phẩm như: “chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” (1916), “Nhà nước và cách mạng” (1917), “Bàn về khẩu hiệu liên bang châu Âu” (1915). Trong các tác phẩm trên, V.I. Lênin đã tiếp tục phát triển sáng tạo phép biện chứng duy vật, vận dụng vào việc phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đang có nhiều biến đổi, vạch ra tính biện chứng đặc thù của quy luật phát triển xã hội, chống lại các quan điểm sai lầm của bọn cơ hội trong quốc tế II. Trên cơ sở phân tích biện chứng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đầu thế kỉ thứ XX, V.I. Lênin đã phát hiện tính chất phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. V.I. Lênin đã nêu một nhận định quan trọng về khả năng thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một số nước, thậm chí ở một nước. Điều này đã được thực tiễn Cách mạng tháng Mười Nga (1917) xác nhận. Ngay đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, V.I. Lênin viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, trong đó V.I. Lênin đã phát triển và làm phong phú thêm lý luận về Nhà nước và cách mạng của chủ nghĩa Mác, vạch rõ bản chất giai cấp của nhà nước là sản phẩm và biểu hiện mâu thuẫn không thể điều hoà được, là cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác. Từ đó, V.I. Lênin khẳng định tính tất yếu về sự ra đời và tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa, phân biệt rõ bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước của giai cấp tư sản và của giai cấp bóc lột thống trị trước đây. Đồng thời, ở tác phẩm này khi phát triển những quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về Nhà nước, V.I. Lênin cũng làm nổi bật nguyên lý cơ bản của triết học Mác về mối quan hệ hữu cơ giữa lý luận và thực tiến. Cần phải xuất phát từ thực tiễn mỗi nước, về thời kỳ phát triển lịch sử để vận dụng lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác. Những điều phân tích và kết luận của V.I. Lênin từ đó đến nay vẫn còn giá trị to lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng một Nhà nước pháp quyền ở nước ta, cũng như các nước khác trên thế giới. Sau cách mạng tháng Mười 1917, sự phát triển triết học của V. I. Lênin gắn liền với việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của thực tiễn cách mạng, của phong trào công nhân, của công cuộc xây dựng cơ sở ban đầu của chủ nghĩa xã hội, chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội v.v Nhiều nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều vấn đề lý luận trước đây C. Mác và Ph. Ăngghen đã được V.I. Lênin bổ sung và phát triển, làm sâu sắc hơn. Ví dụ như: Vấn đề xây dựng một Đảng, một nhà nước kiểu mới, vấn đề chống bệnh quan liêu, tệ nạn tham nhũng, thực hành dân chủ trong đời sống xã hội; vấn đề xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vấn đề phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước; việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong thời kì qúa độ vv Điều đó được thể hiện trong các tác phẩm V.I. Lênin viết trong thời kì này tiêu biểu như: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” (1918) “Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản” (1918) “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” (1920), “Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tờrốtxki và Bukharin” (1921), “Về chính sách kinh tế mới” (1921). Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” (1918) V.I. Lênin đã vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật, kiên quyết đấu tranh chống quan điểm tư sản, tiểu tư sản và chủ nghĩa cơ hội, phân tích sâu sắc tình hình thực tế theo quan điểm Mác-xít, làm phong phú hơn, chính xác hơn những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đặc biệt, V.I. Lênin nhấn mạnh cần phải có một chính sách mềm dẻo nhưng lại phải kiên định, đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, phải củng cố chuyên chính vô sản và phải thực hiện dân chủ rộng rãi, thực hiện tốt việc quản lý phát triển sản xuất và phân phối sản phẩm Trong tác phẩm về “ Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” và “tính tiểu tư sản” ”, Lênin đã phê phán những sai lầm trong phương pháp cách mạng của những người cộng sản cánh tả Nga, đồng thời nêu ra tư tưởng quan trọng về chủ nghĩa tư bản nhà nước và tư tưởng về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong chủ nghĩa xã hội. V.I. Lênin viết: “Chủ nghĩa tư bản Nhà nước về kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế hiện nay của nước ta, đó là điều thứ nhất; thứ hai, chủ nghĩa tư bản Nhà nước không có gì đáng sợ đối với chính quyền Xô Viết, vì nước Xô Viết là một nước mà trong đó chính quyền của công nhân, nông dân nghèo đã được đảm bảo.” Trong tác phẩm “Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tờrốtxki và Bukharin”, V.I. Lênin đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của logic biện chứng. Lênin nhấn mạnh: Logic biện chứng là khoa học vạch ra mối liên hệ nội tại của các sự vật, chỉ ra nguyên nhân phát triển của chúng, chỉ ra ý nghĩa to lớn của thực tiễn trong quá trình nhận thức. Đồng thời, V.I. Lênin đã khái quát nêu ra những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật, đó là: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể. Trong bài báo V.I. Lênin viết năm 1922 “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu” - một công trình quan trọng được coi như một lời di chúc của V.I. Lênin, Người đã nêu lên mối quan hệ giữa triết học với các khoa học tự nhiên , chỉ ra sự cần thiế
File đính kèm:
- Lê Sơn Tùng.doc