Tiểu luận Tư tưởng biện chứng trong triết học phương đông cổ - Trung đại

PHẦN MỞ ĐẦU

 Trong triết học Mác, thuật ngữ “biện chứng” được dùng đối lập với “siêu hình”, đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Phương pháp đó không chỉ thấy những sự vật cá biệt, mà còn thấy mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng, không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy trạng thái tĩnh, mà còn thấy cà trạng thái động của sự vật, không chỉ thấy “cây” mà thấy cà “rừng”. Phương pháp đó mềm dẻo, thừa nhận trong những trường hợp nhất định, bên cạnh cái “hoặc là . hoặc là”, còn có cả “ cái này lẫn cái kia” nữa.

Nhưng không phải đến Mác mới có phép biện chứng. Phép biện chứng đã xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiểu giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Phép biện chứng thời cổ đại thể hiện rõ nét trong triết học Ấn Độ, Trung Quốc và Hi Lạp cổ đại. Trong đó tư tưởng biện chứng trong triết học phương đông cổ - trung đại có màu sắc, riêng thể hiện rõ nét tính chất mộc mạc, sơ khai, mang đậm kiểu tư duy phương đông: Thiên về quan sát và thể nghiệm, bộc lộ trình độ tư duy trừu tượng khá sâu sắc, lí thú.

 

doc22 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 5700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tư tưởng biện chứng trong triết học phương đông cổ - Trung đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các nguyên lý sau:
- Âm – Dương thống nhất thành “Thái cực”. Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, tính chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.
- Trong Âm có Dương, Trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói nên khả năng biến đổi Âm – Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của “Thái cực”.
Các nguyên lý trên được khái quát bằng vòng tròn khép kín, có hai hình đen và trắng tượng trưng cho Âm – Dương, hai hình này tuy cách biệt hẳn nhau, đối lập nhau nhưng ôm lấy nhau, xoắn lấy nhau.
1.2 Tư tưởng triết học về ngũ hành
Từ “Ngũ hành” được dịch từ năm yếu tố nhưng ta không nên coi chúng là những yếu tố tĩnh mà nên coi là năm thế lực động có ảnh hưởng đến nhau. Từ “hành” có nghĩa là “làm”, là “Hoạt động”, cho nên từ “Ngũ hành” theo nghĩa đen là năm hoạt động, hay năm tác nhân. Người ta cũng gọi là “Ngũ đức” có nghĩa là năm thế lực: “Thứ nhất là Thủy, thứ hai là Hỏa, thứ ba là Mộc, thứ bốn là kim, thứ năm là thổ”.
Cuối Tây Chu xuất hiện thuyết ngũ hành đan xen. Ngũ hành được dùng giải thích sự sinh trưởng của vạn vật trong vũ trụ. “Thổ mộc hỏa đan xem thành ra trăm vật”; “Hỏa hợp thì sinh ra vật, đồng nhất thì không tiếp nối”. (Quốc ngữ - Trịnh ngữ). Tức là nói những vật giống nhau thì không thể kết hợp thành vật mới, chỉ có những vật có tính chất khác nhau mới có thể hóa sinh thành vật mới. Tiếp theo là thuyết ngũ hành tương thắng, rồi xuất hiện ngũ hành tương sinh đã bố khuyết chỗ chưa đầy đủ của thuyết ngũ hành đan xen.
Tư tưởng Ngũ hành đến thời Chiến Quốc đã phát triển thành một thuyết tương đối hoàn chỉnh là “Ngũ hành sinh thắng”. “Sinh” có nghĩa là dựa vào nhau mà tồn tại, “Thắng” có nhĩa là đối lập lẫn nhau.
Như vậy, tư tưởng về Ngũ hành có xu hướng phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về nhựng yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, nhưng tương tác với nhau.
Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh – khắc với nhau theo hai nguyên tắc sau:
- Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ.
- Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.
Trong thuyết ngũ hành, năm yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tồn tại trong mối quan hệ tương sinh, tương khắc với nhau. Các yếu tố đó tác động, chuyển hóa lẫn nhau, ràng buộc, quy định lẫn nhau tạo ra sự biến đổi trong vạn vật.
Học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành là kết quả của quá trình khái quát kinh nghiệm thực tiện lâu dài của nhân dân Trung Quốc thời cổ đại. Mặc dù còn mang tính chất trực quan, chất phác, ngây thơ và có nhưng quan điểm duy tâm, thần bí về lịch sử xã hội, những trường phái triết học Âm – Dương, Ngũ hành đã bộc lộ rõ khuynh hướng duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát của minh trong quan điểm về cơ cấu và sự vận động, biến hóa của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Do vậy, học thuyết này đã được nhiều thế lực cầm quyền trong các triều đại phong kiến Trung Quốc khai thác, nhất là thuyết duy tâm thần bí, và quan niệm lịch sử tuần hoàn của các Âm – Dương gia. Chúng đã sử dụng nó như một công cụ đắc lực về mặt tinh thần để duy trì và củng cố địa vị thống trị của mình đối với nhân dân Trung Quốc thời cổ đại.
2. Tư tưởng biện chứng trong trường phái triết học đạo gia: 
Đạo gia là một trong ba trào lưu lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu, Chiến Quốc. Sự hình thành và phát triển của Đạo gia gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà tư tưởng, tiêu biểu nhất phải kể đến ba nhà hiền triết có công sáng lập và hoàn thiện Đạo gia là Lão Tử, Dương Chu, Trang tử.
2.1. Tư tưởng biển chứng trong triết học Lão Tử
Lão Tử (khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên) được lịch sử Trung Hoa coi là ông tổ của Đạo gia. Ông là người nước Sở, họ là Lí, tên là Nhỉ, tự là Đam, hay bá dương, sống cùng thời với Khổng Tử. Ông làm quan Sử giữ kho sách của nhà Chu
Toàn bộ tư tưởng của Khổng Tử được trình bầy cô đọng trong cuốn Đạo Đức kinh, nổi bật nhất là ba vấn đề cơ bản: học thuyết về “Đạo” tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết “vô vi” hay những vấn đề đạo đức nhân sinh, chính trị - xã hội.
Trong triết học của Lão Tử, “Đạo” không chỉ là bản nguyên nguồn gốc của vạn vật, mà còn là con đường, là quy luật sinh thành, biến hóa của mọi vật, hiện tượng trong vũ trụ. Lão Tử gọi là “Đạo thường”. Chính ở đây, tư tưởng biện chứng được thể hiện rõ nét, tạo nên bản sắc riêng trong triết học của ông. Ông cho rằng trên thế giới không có vật gì vĩnh viện không thay đổi, có những vật tiến nên phía trước, có những vật lùi lại đằng sau, có những vật lớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đáng đi tới sự tiêu diệt. Sự vận động của vạn vật không phải là hỗn độn mà tuân theo những quy luâth tất yếu, tự nhiên, nghiêm ngặt, không sự vật nào đứng ngoài quy luật đó, kể cả trời đất, thần linh. (Đạo Đức Kinh, Chương 73)
Theo Lão Tử, toản thể vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến là luật quân bình và luật phản phục. Luật quân bình luôn giữ cho vận động được cân bằng, theo một trật tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, không có cái gì thiên lệch hay bất cập. “Cái gì quyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì cũ thì mới lạ, cái gì ít sẽ được, nhiều thì mất”. (Đạo Đức Kinh, Chương 22).
Theo Lão Tử, quá trình vận động, biens đổi của vạn vật còn tuân theo quy luật phản phục, cái phát triển đến tột đỉnh sẽ trở thành cái đối lập với nó, đó là “phản giả đạo chi động”. (Đạo Đức Kinh, Chương 40). Phản phục có nghĩa là vạn vật biến hóa nối tiếp nhau theo một vòng tuàn hoàn đều đặn, nhịp nhàng bất tận như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi qua lại. Đây là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên. Các sự vật cứ mập mờ thấp thoáng lúc sinh, lúc tử, khi đầy, khi vơi.... dưới sự tác động của luật phản phục. Vòng tuần hoàn biến đổi bất tận ấy của vạn vật được Lão Tử gọi là “Thiên quân”. Phản phục còn có ý nghĩa là trở về với đạo tự nhiên “vô vi”. Trở về với đạo tự nhiên “vô vi” là trở về với cái gốc của mình, bền bỉ, lâu dài. Như vậy thì “không làm gì cả, mà không gì không làm”.
Tư tưởng biện chứng trong triết học của Lão Tử còn thể hiện ở chỗ Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng là sự thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc lại vừa dựa vào nhau và liên hệ, ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Ông nói: “Ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có cái xấu, hai mặt dài ngắn tựa vào nhau, mới có hình thể, hai mặt cao thấp liên hệ với nhau mới có chênh lệch”. (Đạo Đức Kinh, Chương 2) và “trong vạn vật, không vật nào không cõng Âm, bồng Dương” (Đạo Đức Kinh, Chương 42).
Chính sự liên hệ đấu tranh chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật đã tạo ra mọi sự vận động, biến hóa không ngừng của con vật trong vũ trụ. Theo Lão Tử, sự vật phát triển đến cực điểm chúng sẽ trở thành mặt đối lập với chính nó. Do đó: “Họa là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa” (Đạo Đức Kinh, Chương 58), “ít thì được, nhiều thì mất” (Đạo Đức Kinh, Chương 22) và “Gió to không suốt sáng, mưa lớn không suốt ngày” (Đạo Đức Kinh, Chương 23), “trong thiên hạ, cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứng” (Đạo Đức Kinh, Chương 43), “Cái gì khuyết thì toàn vẹn, cái gì cong thì lại thẳng, trũng lạ đầy, cũ lại mới...” (Đạo Đức Kinh, Chương 22). Đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, là “đạo trời” chi phối mọi sự vật hện tượng tự nhiên cũng như xã hội. 
Bởi vậy, Lão Tử dạy mọi người, “nếu muốn cho những sự vật nào đó suy tàn thì tạm thòi làm cho nó hưng lên, để cho nó phát triển đến tột cùng, tất nhiên nó sẽ đổi sang mặt ngược lại, muốn thu lại hãy mở ra, muốn đoạt lấy hãy cho đi...” (Đạo Đức Kinh, Chương 36).
Những nhân tố biện chứng trong triết học lão tử biểu hiện năng lực quan sát tinh vi và trình độ tư duy sắc sảo của ông đối với sự vật khách quan. Đó là sự phản ánh và sự phát triển của thực tiễn đời sống và tri thức khoa học cùng với cuộc sống đấu tranh giai cấp dữ dội và sự biến đổi xã hội rất lớn lao thời kì Xuân – Thu, Chiến Quốc. 
Tuy nhiên sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng không theo khuynh hướng phát triển, xuất hiện cái mới, mà theo vòng tuần hoàn của luật phản phục. Hơn nữa, Lão Tử không chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh của các mặt đối lập mà ông chủ trương lấy cái tĩnh, “vô vi”, cái điều hòa để tạo thành sự chuyển hóa, theo luật quân bình.
Chính vì thế phép biện chứng của ông mất đi sinh khí cuả nó và mang tính chất máy móc, lặp đi lặp lại và mang tinh chất tuần hoàn, buồn tẻ. 
Tuy vậy, tư tưởng của Lão Tử về “Đạo” cũng như phép biện chứng và học thuyết “vô vi” là tư tưởng sâu sắc và độc đáo. Với trình độ tư duy trừu tượng cao, những tư tưởng ấy đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư tưởng triết học phương đông nói chung và triết học Trung Quốc nói riêng.
2.2. Tư tưởng biện chứng trong triết học của Dương Chu 
Dương Chu là nhà triết học thuộc trường phái Đạo gia. Tư tưởng và cuộc đời của ông ảnh hưởng tới xã hội Trung Hoa thời cổ mạnh mẽ đến mức chính Mạnh Tử phải thừa nhận: “Lời của Dương Chu, Mặc Địch tràn lan thiên hạ” (Mạnh Tử, Đằng Văn Công hạ). Dương Chu là người nước Vệ, tự là Tử Cư, nhưng về niên đại của ông thì hiện còn nhiều giả thuyết khác nhau. Có thuyết cho ông là học trò của Lão Tử. Có lẽ thuyết này căn cứ vào chuyện Dương Chu tới Lương, gặp Lão Tử, bị Lão Tử mắng: “Trước kia ta tưởng có thể dạy được anh, nay thấy vô phương...Anh có vẻ tự mãn, khoa trương, thì ai mà muốn ở gần ? Trắng bong thì coi như có vết, đức đầy đủ thì có vẻ như thiếu”.
Cũng như Lão Tử, triết học Dương Chu là triết học duy nhiên. Nhưng nếu Lão Tử chủ trương “vô vi”, tự nhiên, đả phá mọi thể chế pháp luật, luân lý, tri thức, văn hóa, kỹ thuật, muốn con người trở về với đời sống thuần phác như xã hội nguyên thủy, “hư kỳ tâm, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt” (Đạo đức kinh, Chương 3), thì Dương Chu chủ trương sống thuận theo đạo tự nhiên, nên “trọng kỷ”, “quý sinh”, “vị ngã”. Đó là trạng thái xã hội loạn lạc, đảo điên “như nước đổ cuồn cuộn” (Luận ngữ, Vi Tử) nhưng chưa một ch

File đính kèm:

  • docLục Quang Vinh.doc
Giáo án liên quan