Tiểu luận Triết học phật giáo
I. Thế giới quan Phật giáo.
Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi.
1. Thuyết vô thường.
Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến. Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng. Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức.
a) Một là Sátna( Kshana ) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong một thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm, một sự chuyển biến vừa khởi lên đã chấm dứt. Phật dùng danh từ Satna để chỉ một khoảng thời gian hết sức ngắn.
b) Hai là: Nhất kỳ vô thường. Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn. Sự vô thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi, thường là ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai. Nhất kỳ vô thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ, chuyển sang một trạng thái mới. Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật: Thành - Trụ - Hoại - Không.
ổ, rồi giảng cho ta thấy vì sao mà khổ , phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. Nói như thế có người hiểu lầm cho rằng đạo Phật chủ trương cuộc đời chỉ toàn là khổ, và đạo Phật là đạo yếm thế. Thực ra, đạo Phật nhìn cuộc đời một cách khách quan, không ru người ta vào một giấc mơ Niết Bàn hay cực lạc và cũng không làm cho người ta sợ hãi, chán nản bởi những đau khổ trong cuộc sống. Phật chỉ cho chúng ta nhận thức sự vật, cuộc đời theo chân tướng của nó và chỉ dẫn cho chúng ta đi đến giải thoát. Danh từ Dukkha của tiếng Xantít ta thường dịch là khổ là chưa thật hết nghĩa nên mới dẫn đến những hiểu lầm trên. Trong phép tướng duy thức có nói đến ba loại thụ: khổ thụ, lạc thụ, xả thụ. Như vậy không phải chỉ có khổ thụ mà còn có lạc thụ. Đối với cảnh nghịch sinh ra khổ thụ nhưng đối với cảnh thuận thì sinh ra lạc thú. Các cảnh có thể làm cho người ta vui hoặc khổ hoặc không vui, không khổ. Đạo phật không phủ nhận những cảm giác vui (lạc thú ) của cuộc đời mà còn phân tích ra nhiều hình thức vui. Nhưng những cái vui ấy, cũng như những cái khổ ấy đều bao gồm trong danh từ Dukkha, vì những cái vui, cũng như những cái khổ ấy đều là vô thường hư giả. Dù người tu hành chứng được những trạng thái thiền định cao siêu thì những lạc thú siêu thoát ấy vẫn là Dukkha vì những người tu hành ấy chưa thoát khỏi tam giới vô thường, hư giả. Khổ thụ và lạc thụ đều là Dukkha cả, do đó chúng ta phải diệt là diệt cái Dukkha ấy chứ không phải là tránh khổ, tìm vui như thế gian thường hiểu, thường lầm. Theo cách phân tích khác Phật chia cái khổ ra làm 8 loại: 1, Sinh khổ: Đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vô thường chi phối nên khổ. 2, Lão khổ: người ta mong muốn trẻ mãi nhưng cái già theo thời gian vẫn cứ đến. Cái già vào mắt thì mắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc, vào da, xương tủy thì da nhăn nheo, xương tủy mệt mỏi. Cái già tiến đến đâu thì suy yếu đến ấy làm cho người ta phiền não. 3, Bệnh Khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu, thân thể suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ. 4, Tử khổ : Là cái khổ khi người ta chết. Chứng sinh do nghiệp báo chịu cái thân nào thì gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nhất của mình thì khi chết thì phiền não vô cùng. 5, Cầu bất đắc khổ: Người ta thường chạy theo những điều mình ưa thích, mong cầu hết cái này đến cái khác. Khi chưa cầu được thì phiền não, khi cầu được rồi thì phải lo giữ nó, nếu nó mất đi thì lại luyến tiếc. 6, ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly. 7, Oán tăng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ tiến đến bên mình. 8, Ngũ ấm xí thịnh khổ: ngũ ấm ấy là sắc ấm, thụ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Ngũ ấm ấy che lấp trí tuệ, phải chịu cái khổ luân hồi trong vô lượng kiếp. Tập đế: Tập đế còn gọi là nhân đế, là những nguyên nhân tạo thành sự khổ. Những nguyên nhân đó không phải tìm đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có thể tóm lại như sau: Tham lam. Giận dữ. Si mê. Kiêu mạn. Nghi ngờ. Thân kiến ( tưởng thân thể là thực có là trường tồn). Biên kiến ( sự hiểu biết một mặt như chấp đoạn, chấp thưởng ). Tà kiến ( sự hiểu biết không đúng ). Kiến thử ( chấp trí hiểu biết của riêng mình là đúng). Giới cấm tu ( tu hành không chính đạo ). Ba nguyên nhân chính ( tham, sân, si) Phật còn gọi là tam độc, là nguồn gốc của mọi sự khổ. Nguyên nhân của tam độc là do ái dục và vô minh được thể hiện trong công thức sau: Nghiệp ái dục + Vô minh ––––> Sự khổ. ái dục: là tham ái, yêu thích do cảm thụ đi đến suy đắm trước những cảnh yêu thích, vừa lòng, chán ghét cảnh trái ý. Vì say đắm với những cảnh nên rong ruổi theo cảnh, bám lấy cảnh hình thành nên tham vọng và ước muốn. Vô minh: là mê lầm, không sáng suốt. Đối với những hiện tượng trụ không nhận rõ chân tướng, thực tướng của nó là sự chuyển biến không ngừng, là vô thường mà lại lầm tưởng các hiện tượng đó là thực có, là thường còn. Vô minh che lấp ta không nhận thấy được chân tâm mà luôn luôn chạy theo vọng tâm, làm ta thấy có thân, có cảnh, có ta, có người của ta và thấy quý thân ta, không quan tâm đến người sống quanh ta. Nghiệp là những hoạt động về thân thể, về lời nói ý nên Phật gọi là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Kết quả của hành động ấy gọi là nghiệp báo. Không phải hoạt động nào của ta cũng gây nghiệp báo. Những việc như : đi, đứng, nhìn, ngồi,... thì không gây nghiệp báo. Nghiệp có hai loại: Nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp thiện : là những việc có lợi cho người và đem lại quả báo tốt cho mình. Nghiệp ác: là những việc làm hại cho ngươi và đem lại quả báo xấu cho mình. Như vậy, Phật đặt số mệnh của con người trong chính tay họ. Tự con người đã gây nên nỗi khổ cho mình. Do đó, Phật đưa ra lý thuyết thập nhị nhân duyên để thấy được nguồn gốc của sự vật trong thế gian. 12 nhân duyên là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử luân hồi đó là: Vô minh 5. Lục nhập 9. Thù Hành 6. Xác 10. Hữu Thức 7.Thụ 11.Sinh Danh sắc. 8.ái 12. Lão tử. Tập đế là một chân lý thể hiện tính biểu chứng sâu sắc trong mối quan hệ nhân quả và đã tìm tới các nguyên nhân rất đa dạng, phong phú. Các nguyên nhân ấy quan hệ với nhau, cái nào cũng có thể làm nhân làm duyên cho cái khác, như làn sóng trên mặt biển, lớp trước là lớp nhân là duyên cho lớp sau và cứ thế tiếp diễn. Nhưng cái hạn chế của tập đế là chưa đề cập đến nguyên nhân từ xã hội. Đặc biệt là chưa nhắc tới quan hệ giai cấp, bóc lột trong xã hội. Luận điểm này thể hiện rõ từ trào hướng nội hướng nội trong nhận thức luận Phật giáo. c. Diệt đế: Diệt đế là tích quả Niết bàn do thực hành tịnh nghiệp mà đạo đế mang lại. Diệt đế là trừ diệt sự khổ để đi đến chỗ an lạc là chỗ kết nghiệp đã hết không còn luân hồi sinh tử nữa. Có tịnh nghiệp tất sinh tịnh quả. ấy là khi diệt đế vọng niệm không còn khởi lên, tâm hồn luôn an trụ trong cảnh vắng lặng là do cảnh giới Niết Bàn. Niết Bàn có bốn đặc điểm: Thường - Lạc - Ngã - Tịnh. Thường là thường còn, không biến đổi. Lạc là an lạc, giải thoát hết phiền não, thâm tâm tự tại. Ngã là chân ngã, chân thực, thường còn. Tịnh là thanh tịnh, trong sạch không còn ô nhiễm. Niết Bàn là sự chấm dứt mọi phiền não được thực hiện không phải ở một nơi nào khác, một cõi nào khác mà thực hiện ngay trong cõi thế gian này, nhờ sự tu hành nghiêm túc mang lại cho ta mọi trạng thái tinh thần đặc biệt: Trạng thái an lạc, siêu thoát, tịnh diệt. Phật dạy rằng: khi môn đệ làm cho lòng mình sạch hết tham lam, nóng giận và si mê thì môn đệ đã đến được bến giác, tức là cảnh giới Niết Bàn. Do đó, con người phải dày công tu dưỡng, xoá bỏ được lửa dục, lửa sân, lửa si mê để chứng được cảnh giới Niết Bàn ngay trong cõi đời hiện tại. d. Đạo đế: Đạo đế là con đường, là môn pháp hướng dẫn cho chúng sinh đạt được đến quả giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử. Pháp môn tu dưỡng ra khỏi luân hồi sinh tư rất nhiều, nhưng thường được đề cao là phương pháp 37 đạo phẩm. Phương pháp này gồm có: Tứ niệm xứ: 4. Tứ chính cần: 4. Tứ như ý túc: 4. Ngũ cân: 5. Ngũ lực: 5. Bát chính đạo: 8. Thất giác : 7. Trong 37 đạo phẩm, bát chính đạo là quan trọng nhất. Nó là con đường giúp người ta thoát khỏi phiền não, đau khổ đi tới cảnh giới Niết Bàn tự tại, an lạc. Bát chính đạo gồm có: Chính ngữ : là tu nghiệp thanh tịnh, không phát ra lời nói sai trái. Chính nghiệp: hành động chân chính, mang lại lợi ích cho mọi người. Chính mệnh: sống bằng nghề nghiệp chân chính. Chính tịnh tiến : tiến tới trên con đường đạo, không đi vào các đường tà. Chính niệm: tâm trí luôn luôn nghĩ đến đạo lý vô ngã, diệt trừ những kiến chấp mê lầm, đoạt trừ những tư tưởng, hành động bất chính. Chính định : Giữ tâm vắng lặng không một vọng niệm khởi lên để trí tuệ xuất hiện, chứng quả tu đà hoàn. Chính kiến : kết quả của việc sống, tư duy con người phải có ý biến lấy tiêu biểu là các vị Phật. Chính tư duy: Sau khi có niệm khởi, con người sẽ tư duy, suy nghĩ một cách chân chính, làm chủ được dòng tư duy. Để đi qua tám con đường trên thì không ngoài ba nguyên tắc: giới, định, tuệ hay còn gọi là tam học. Các nguyên tắc này có sự liên hệ mật thiết bổ xung cho nhau. Giới học: là cả một thiên luân lý thực hành của Đạo Phật, mục đích để kiềm chế rồi đi đến diệt lục. Giới gồm những phương tiện để thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng ngày của con người, hướng con người sống theo đạo, thích hợp với đạo, tức là luôn hướng về thiện . Phật chỉ định ra nhiều giới đạo cho người tu hành tại gia, tu xuất gia, cho nam giới, nữ giới, cho người mới vào đạo và người tu lâu ngày. Người tu hành phải giữ giới nghiêm túc thì mới định được. Nếu không giữ được tất con người luôn bị vọng dộng, bị cảnh chuyển, không vào cảnh định được. Định học là đình chỉ mọi tư tưởng xấu ý nghĩa xấu nguyên nhân phát sinh những hành động xấu đi đến gây nghiệp báo xấu. Định còn là tập trung tư tưởng, suy nghĩ làm những việc lành, từ đó nảy sinh một trạng thái an lạc, tạo điều kiện cho tuệ phát ra. Tuệ học : là trí tuệ sáng suốt của người tu hành đã diệt được dục vọng, đã diệt được tam độc là tham, sân, si, đã thấu được lý vô thường, vô ngã do đó chỉ nghĩ đến làm điều thiện, mưu lợi cho chúng sinh. Với pháp tứ diệu đế Phật muốn cho chúng sinh thấy 2 cảnh giới khác nhau là Niết Bàn và Thân Lụy: một con đường giác ngộ, an lạc và một con đường mê lầm tội lỗi. Và cùng phương pháp tứ diệu đế, bây giờ chúng ta có thể trả lời được các câu hỏi đã đặt ra ở trên. Những quan điểm về nhân sinh quan Phật giáo. Con người: Con người là sự kết hợp của ngũ uẩn( sắc, thụ, tưởng, hành, thức) gồm hai yếu tố chính: yếu tố sinh lý( sắc) và yếu tố tinh thần ( thụ, tưởng, hành, thức). Yếu tố tinh thần chỉ phát huy tác dụng khi nó được gắn với một thân thể. Sắc thân chỉ tồn tại trong một thời gian rồi bị huỷ diệt. Như vậy, con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy luật: sinh, tục, dị, diệt.Con người là do nhân duyên hoà hợp, không có một đấng tối thượng siêu nhiên tạo ra con người cũng như con người không phải tự nhiên mà sinh ra. Khi nhân duyên hoà hợp thì con người
File đính kèm:
- T029.doc