Tiểu luận Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

MỤC LỤC

 

A.MỞ ĐẦU 1

B.NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I : LUẬN CỨ LÝ LUẬN 3

I. Khái niệm giai cấp công nhân 3

1. Nội dung 8

2. Những điều kiện khách quan 12

III. Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 18

IV. Cách mạng xã hội chủ nghĩa với việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 20

V. Những biện pháp để củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân 23

CHƯƠNG II. LUẬN CỨ THỰC TIỄN 25

C.KẾT LUẬN 29

 

doc30 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 18155 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người lao động, tập thể lao động về tác phong lao động, kỷ luật lao động
 Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận tiêu biểu cấu thành của lực lượng sản xuất của xã hội tư bản. Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất với trình độ xã hội hoá ngày càng cao. Nhưng chủ nghĩa tư bản lại được xây dựng trên nền tảng của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư lệu sản xuất mà giai cấp tư sản là đại diện. Bởi thế, ở phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao (mà giai cấp công nhân là đại diện) với quan hệ sản xuất có tính chất chiếm hữu tư nhân (mà giai cấp tư sản là đại diện). Đây là mâu thuẫn cơ bản vốn có và không thể khắc phục được nếu không xoá bỏ đợc chế độ tư bản. Biểu hiện về mặt chính trị, xã hội của mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Sự vận động phát triển của những mâu thuẫn tất yếu trên dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Như vậy giai cấp công nhân gắn liền với nền lao động sản xuất vật chất, đi liền sự phát triển của công nghiệp ngày càng hiện đại kể cả khi xuất hiện nền kinh tế tri thức. 
 Do không có tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân phải bán sức lao động làm thuê, bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, bị lệ thuộc hoàn toàn vào quá trình phân phối các kết quả lao động của chính họ. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân bị toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột, là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, không có quyền trong tổ chức, điều hành lao động, phân phối sản phẩm lao động. Do đó giai cấp công nhân không được làm chủ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Họ bị bần cùng hoá so với giai cấp tư sản (bị bóc lột trong quá trình sản xuất, ngoài quá trình sản xuất và bị bóc lột theo chiều sâu).
 Giai cấp công nhân hiện nay ở các nớc tư bản có đời sống vật chất cao vẫn bị bóc lột, bần cùng hoá theo đúng nghĩa của nó. Công nhân có cổ phần, tức là đã ra nhập vào quá trình sản xuất, điều hành sản xuất đó là công nhân tư bản nhân dân nhưng con số này vẫn còn rất khiêm tốn. Còn ở các nớc tư bản phá triển, công nhân bị bóc lột cao hơn rất nhiều, từ 200% tới 300% và sự chênh lệch giàu nghèo cũng khá cao. Trong tất cả các giai cấp đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là thực sự cách mạng vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp, đại diện cho lực lượng sản xuất với trình độ xã hội hoá ngày càng cao, và nó lao động trong nền đại công nghiệp với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại và sản xuất ra tuyệt đại của cải cho xã hội. 
Từ địa vị giai cấp công nhân và giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đông đảo nhân dân lao động đã tạo điều kiện cho giai cấp công nhân đoàn kết với giai cấp khác, đi đầu trong công cuộc đấu tranh để thực hiện quá trình giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Họ có khả năng đoàn kết giai cấp khác (tất cả giai cấp vô sản) vì giai cấp công nhân: có cùng lợi ích cơ bản, thống nhất nhau do bị bóc lột giá trị thặng dư; cùng tồn tại trong một môi trường sản xuất nh nhau có tính chất công nghiệp thậm chí dịch vụ; có cùng tư bản trong nước và quốc tế bóc lột; có cùng mục tiêu, sứ mệnh lịch sử tiêu diệt tư sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
b.Về đặc điểm chính trị, xã hội:
 Do những đặc điểm về kinh tế chính trị xã hội của giai cấp công nhân: từ địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân, điều đó cũng quy định những đặc điểm xã hội chính trị của giai cấp công nhân, do vậy giai cấp công nhân có vai trò sứ mệnh cao cả. Những đặc điểm đó là:
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất: Giai cấp công nhân là đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa– phương thức sản xuất tiên tiến nhất và là lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hoá cao.
Giai cấp công nhân luôn đi đầu trong các cuộc cách mạng và làm cách mạng cho đến khi thắng lợi. Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản, nhưng phù hợp với lợi ích, khát vọng giải phóng của nhân dân lao động. Do đó giai cấp công nhân càng có đủ điều kiện, khả năng trở thành lực lượng tổ chức lãnh đạo các giai cấp và tầng lớp lao động khác trong công cuộc xoá bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. 
Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, tính triệt để đó được thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế xã hội: Về kinh tế, lợi ích của giai cấp công nhân đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản, họ là những người không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho các nhà tư bản và bị áp bức bóc lột nặng nề. Vì thế, họ phải đứng thực hiện cuộc cách mạng vô sản thành công, đa họ từ địa vị của người làm thuê trở thành người làm chủ bản thân, và làm chủ xã hội. Về xã hội, khi làm cách mạng, giai cấp công nhân đa cách mạng đến thành công, đập tan nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp vô sản. Tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân còn được thể hiện ở chỗ nó được vũ trang bởi hệ tư tưởng tiên tiến là học thuyết Mác – Lênin được đội ngũ tiên phong của nó là Đảng cộng sản lãnh đạo. 
Giai cấp công nhân là giai cấp có tính tổ chức kỷ luật cao: Điều kiện sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ đã tôi luyện cho giai cấp công nhân hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao, tác phong công nghiệp; trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản thống trị, giai cấp công nhân phải đoàn kết lại, tổ chức chặt chẽ và có tính cách mạng cao vì cách mạng đòi hỏi đúng thời điểm, thời cơ thuận lợi mới có thể thành công.
Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế: Gắn với nền công nghiệp hiện đại, chẳng những giai cấp công nhân có trình độ xã hội hoá ngày càng cao ở mỗi nước mà còn có mối quan hệ quốc tế ngày càng tăng. Giai cấp công nhân ở các nước tư bản nói chung đều có địa vị kinh tế xã hội giống nhau. Vì vậy họ có mục tiêu đấu tranh chung là xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, không còn tình trạng người áp bức bóc lột người. Mặt khác, giai cấp tư sản cũng là một lực lượng quốc tế và để duy trì địa vị thống trị của mình, giai cấp tư sản luôn thực hiện sự liên minh trên phạm vi quốc tế để chống lại cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức. Do đó muốn hoàn thành sự nghiệp giải phóng, giai cấp công nhân phải đoàn kết lại, đấu tranh trên phạm vi toàn quốc tế. Bản chất quốc tế đó thể hiện trước hết ở việc giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân, dân tộc mình hoàn thành nhiệm vụ tự giải phóng. Lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân không tách rời mà gắn bó mật thiết với lợi ích chân chính của dân tộc mà giai cấp công nhân làm đại diện. 
 Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình không phải diễn ra một cách bằng phẳng, thuận buồm xuôi gió. Bên cạnh những điều kiện khách quan quy định, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân còn có nhiều quan điểm nhằm phê phán giai cấp công nhân cùng với sứ mệnh lịch sử của họ:
Thứ nhất, ngày nay, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội và một số người cơ hội xét lại đang phủ nhận thuyết Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Theo họ giai cấp công nhân ngày càng “teo đi“, đã “tan biến” vào các giai cấp, tầng lớp xã hội khác: địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân đã thay đổi nhiều, phần đông trong giai cấp này đã trung lưu hoáNhưng thực tế đã chứng minh đó là ý kiến hoàn toàn sai lầm, vì giai cấp công nhân hiện nay có sự biến đổi về số lượng, dịch chuyển vào các giai cấp khác, nhưng chất lượng không thay đổi. Quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa dù có hiện đại hoá đến đâu, những hình thức của nó có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn không ngừng tái sinh ra quan hệ tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa đang diễn ra hết sức gay gắt. Giai cấp tư sản đã và đang tìm mọi cách để điều chỉnh các quan hệ tư bản chủ nghĩa nhằm cứu vãn chế độ thống trị của chúng. Chúng có thể đạt được một số thành tựu và kết quả nào đấy nhưng vẫn không sao khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản. Dù nơi này hay nơi khác, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn có khả năng phát triển, nhưng phải thường xuyên đương đầu với các cuộc khủng hoảng nặng nề, với nhiều cơn suy thoái và nạn thất nghiệp thường xuyên không tránh khỏi của hàng chục triệu người. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những thử thách nặng nề, nhưng bức tranh toàn cảnh của sự phát triển lực lượng sản xuất thế giới vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình dù có trải qua những bước thăng trầm, quanh co, nhng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.
Thứ ba, hiện nay, giai cấp công nhân đã, đang và sẽ phấn đấu trở thành lực lượng lãnh đạo xã hội, nắm quyền lực nhà nước bằng nhiều con đường khác nhau. Bởi lẽ đây là lực lượng duy nhất đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến. Giai cấp công nhân là người đại diện cho lợi ích và quyền lực của nhân dân, của nhân loại tiến bộ.
Thứ tư, phải chăng, hiện nay trong các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân không còn bị bóc lột như trước, đã “trung lưu hoá” và có cổ phần trong xí nghiệp, cho nên giai cấp công nhân không có tinh thần cách mạng nh trước, không còn có thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa Mác- Lênin không quan niệm một giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng vì nó nghèo khổ nhất. Mưu toan đem sự nghèo khổ để luận giải sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân l

File đính kèm:

  • docT033.doc
Giáo án liên quan