Tiểu luận Sự du nhập của đạo công giáo vào Việt Nam dưới thời Nguyễn

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 2

Lời cam đoan 3

Mở đầu 4

Nội dung 6

Chương 1. Bối cảnh lịch sử khi đạo công giáo được truyền vào Việt Nam 7

1.1. Tình hình thế giới 7

1.2. Hoàn cảnh Việt Nam trước năm 1802 9

1.3. Tình hình đạo Công giáo dưới triều Nguyễn 15

Chương 2: Một số ảnh hưởng của đạo công giáo đến dân tộc dưới triều đại nhà Nguyễn 19

2.1. Đối với chính trị - xã hội thời Nguyễn 19

2.2. Đối với văn hoá 21

Kết luận. 27

Tài liệu tham khảo. 28

 

 

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Sự du nhập của đạo công giáo vào Việt Nam dưới thời Nguyễn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng và chức dịch trong các xứ,  Lambert cũng lập khuôn phép Nhà Đức Chúa trời. Đây là một hình thức tổ chức và sinh hoạt mang dáng dấp của một trường học sơ khai . Cùng lúc Lambert cũng lập một dòng tu bản xứ có tên là “Dòng chị em mến Thánh giá”.
Tháng 4/1670, Lambert trở về Xiêm để rồi đến 1672 cùng các thừa sai Mahot và Vachet đến Đàng Trong để thực hiện chức vụ giám mục của mình. Sau khi đến một số tỉnh phía Nam, Lambert lập một số tu viện “chị em mến Thánh giá” ở Quảng Ngãi, rồi về Hải Phố. Ở đây ông đã triệu tập công đồng, xem xét việc đạo, kêu gọi sự hòa hợp trong giáo hội và thông báo nội dung Công đồng Nam Định. Lambert là giám mục tiên khởi của Tòa thánh Rôma và của Hội thừa sai Pari đã có nhiều đóng góp cho công cuộc truyền giáo vào Việt Nam.
Ở Đàng Trong, hoạt động của Pallu và nhất là của Lambert đã đưa việc truyền giáo ở Việt Nam vào nề nếp. Sau khi Lambert mất ở Xiêm, thừa sai Mahot được cử làm giám mục địa phận Đàng Trong. Mahot đã triệu tập công đồng ở Hải Phố để chỉnh đốn việc đạo và bàn về việc đào tạo linh mục người bản xứ. Năm 1684, giám mục Mahot mất, thừa sai Joseph Duchene thay thế, nhưng cũng qua đời hai ngày sau khi nhận chức. Từ năm 1684 đến năm 1691, Đàng Trong không có giám mục. Năm 1739, Baume đến Hải Phố rồi qua Huế triệu tập các giáo sĩ, các dòng đến ký giấy hoàn toàn tuân phục các quyết định khâm sai tòa thánh phân chia Đàng Trong làm các địa phận nhỏ, giao cho mỗi dòng cai quản một địa phận. Baume tạm quản lý Đàng Trong cho đến khi mất. 
Năm 1734, Đàng Trong có tổng số khoảng 300 nhà thờ, 70.000 bổn đạo với 29 linh mục ngoại quốc và 200 thầy giảng. Bốn năm sau khi Baume mất, Thừa sai Lefebvre được cử làm giám mục Đàng Trong. Năm 1750, Võ Vương ban hành lệnh cấm đạo gắt gao, có tới 26 thừa sai ngoại quốc bị bắt rồi bị trục xuất, Lefebvre phải trốn qua Cao Miên rồi mất ở đó. Thừa sai Piguel (Bá Đa Lộc) được cử thay thế song không đến được Đàng Trong vì lúc này vẫn còn lệnh bắt đạo. Đến khi Võ Vương mất, Huệ Vương lên ngôi cuộc cấm đạo có phần được nới lỏng, Piguel mới đến được địa phận, đi thăm các xứ đạo sau 15 năm không có giám mục. Năm 1771, Thừa sai Pigneau làm phó giám mục địa phận Đàng Trong và được cử làm Giám đốc Chủng viện Hòn Đất, sau được phong làm Giám mục.
Ở Đàng Ngoài, sau Hội nghị tôn giáo ở Nam Định năm 1670, Lambert về Xiêm để Bourges ở lại cùng Deydierlo lo việc đạo ở Đàng Ngoài. Năm 1678, theo đề nghị của Pallu với Giáo hoàng, Đàng Ngoài được phân làm hai địa phận: Địa phận Tây Đàng Ngoài do Bouges làm giám mục. Địa phận Đông Đàng Ngoài sau đó được giao lại cho các giáo sĩ dòng Đa Minh Tây Ban Nha từ Manilla sang cai quản. Bourges cùng với các Thừa sai đã đẩy mạnh việc truyền giáo ở địa phận Tây Bắc Kỳ, lập chủng viện đặt ở Nghệ An. 
Tóm lại, kế thừa những thành tựu những kinh nghiệm quý báu đạt được của các Thừa sai dòng Tên, các Thừa sai của Hội Thừa sai Pari đã dành được những thành tựu đáng kể vào cuối thế kỷ XIX với đóng góp của một số Giám mục và Thừa sai như Lambert, Deydier, Bourges. 
Pigneau (Bá Đa Lộc) nhân vật đáng nhớ nhất trong lịch sử truyền giáo của Hội thừa sai Pari và cũng là người có công lao to lớn đối với nước Pháp trong cuộc xâm lược Việt Nam ở những thỏa thuận bước đầu của nhà Nguyễn với Pháp. 
Nguyễn Ánh với mong muốn lật đổ nhà Tây Sơn, khôi phục lại vương quyền của nhà Nguyễn, thống nhất đất nước đã cầu viện quân Xiêm và sau là người Pháp. Người móc nối sự cầu viện của Nguyễn Ánh với người Pháp đó chính Pigeau de Behaune. Sự cấu kết giữa Bá Đa Lộc (hay thế lực Pháp) và Nguyễn Ánh đã giúp Nguyễn Ánh đạt được tham vọng. Năm 1787, Pigneau thay mặt vua Đàng Trong ký với chính phủ Pháp bản Hiệp ước Vec-xây với một số điều thỏa thuận: Chính phủ Pháp đồng ý giúp đỡ về quân sự để Nguyễn Ánh lấy lại ngôi vua, đổi lại Nguyễn Ánh phải nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về thương mại ở Việt Nam. Hiệp ước Vec-xây, dù không được thực hiện tại thời điểm đó song nó đã dần trở thành vấn đề quan tâm của nhà cầm quyền Pháp sau này.
Trong mười năm (1789 – 1799), Pigneau luôn sát cánh bên Nguyễn Ánh. Ông là một linh mục vừa là một cố vấn quân sự. Pigneau thực sự có công trong việc tái thiết lập triều Nguyễn. Điều này đã để lại những bất lợi. 
Như vậy, đến cuối thế kỷ XVIII việc truyền giáo ở Việt Nam từ việc gắn với hoạt động thương mại nay đã mang tính chất chính trị thể hiện ở mối quan hệ giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh. Bá Đa Lộc không chỉ vì mục đích truyền giáo đơn thuần mà vì âm mưu sâu xa hơn, đó là giúp Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn và sau này dọn đường cho chủ nghĩa thực dân Pháp đến Việt Nam. Điều này thể hiện qua những thỏa thuận mà Bá Đa Lộc thay mặt chính quyền Pháp ký với Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, một Giáo hội nhỏ đã được hình thành gồm ba địa phận (Đàng Trong, Tây và Đông Đàng Ngoài), gồm 3 linh mục, 15 giáo sĩ, thừa sai ngoại quốc, 119 linh mục bản xứ, 310.000 giáo dân.
1.3. Tình hình đạo Công giáo dưới triều Nguyễn
Thế kỷ XVII – XVIII, dưới sự cai trị của các Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, mặc dù có chuyện cấm đạo nhưng Công giáo vẫn được du nhập vào Việt Nam. Điều này do nhiều nguyên nhân: lúc này, các giáo sĩ phương Tây đến đây mới chỉ mang mục đích truyền giáo và thương mại chưa mang tính chất chính trị. Bên cạnh đó, các thừa sai châu Âu khi đến Việt Nam đều rất khôn khéo lấy lòng các chúa. Họ mang sản vật quý hiếm và những món quà đắt giá tặng các Chúa. Đồng thời, cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn muốn giao lưu thương mại với các quốc gia châu Âu với mục đích là mua mua vũ khí của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phục vụ nội chiến. Cuối cùng, các chỉ dụ cấm đạo của các chúa trong giai đoạn này còn lẻ tẻ và chưa nhất quán, chưa gay gắt. Nhiều lệnh cấm đạo không được thực thi một cách triệt để. 
Dưới triều Tây Sơn, Công giáo đã dính líu trực tiếp đến chính trị (mối quan hệ thân tình giữa Pigneau với Nguyễn Ánh và sự viện trợ của người Pháp trong cuộc chiến chống lại Tây Sơn). Triều Tây Sơn nghi ngờ người Công giáo nổi loạn nên cấm đạo Công giáo nghiêm ngặt hơn.
Đến thời Nguyễn, bắt đầu là Nguyễn Ánh thái độ đối với đạo Công giáo có nhiều phức tạp. Đầu tiên là Vua Gia Long: chính sách hai mặt của Gia Long đối với Công giáo là điều dễ hiểu bởi ông bất đồng với Công giáo trong “vấn đề nghi lễ” nhưng lại chịu ơn Giám mục Pigneau đã ủng hộ trong cuộc chiến chống Tây Sơn. Vì lý do trên mà Gia Long không thi hành chính sách cấm đạo. Công giáo dưới thời Gia Long trị vì được một thời gian khá yên ổn. Chính sách hai mặt của người sáng lập triều Nguyễn thể hiện ở chỗ bản thân Gia Long không có thiện cảm với Công giáo, nhưng vì lý do chính trị nên ông khoan dung với tôn giáo này. Nhưng càng về sau, chính sách của Gia Long càng độc lập hơn và không còn ôn hòa với Công giáo như ban đầu.
Nguyễn Ánh lo ngại Công giáo làm biến đổi văn hóa, thể chế của triều đình đồng thời tạo nên sự cách ly của dân Công giáo đối với cộng đồng người Việt. Vua lo ngại người Công giáo được tổ chức theo kiểu giáo xứ, giáo phận, quy tụ với nhau theo kiểu “quốc gia riêng” trong lòng đất nước. Ngày 4/3/1804, Nguyễn Ánh ra một chỉ dụ có khoản 4 ghi: “Còn về đạo Bồ Đào Nha là một đạo ngoại lai đã được truyền một cách trùng lén lên khắp trong nước và hiện nay vẫn còn, mặc dù chính phủ đã cố gắng hủy bỏ cái đạo dị đoan này, hỏa ngục là một chỗ ghê gớm đạo này làm cho kẻ ngu xuẩn khiếp sợ Do đó từ nay trong tổng số các làng có nhà thờ của người Thiên chúa giáo, cấm sửa chữa xây dựng lại ngôi nhà thờ đã bị hư nát, còn cất nhà thờ mới ở nơi chưa có tuyệt nhiên cấm hẳn”. Mục đích của Gia Long là hạn chế sự phát triển của đạo, cấm xây nhà thờ, tu sửa nhà thờ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy việc truyền đạo dưới thời Gia Long khá thuận lợi, việc truyền đạo vẫn được công khai, không cấm đoán.
Đến thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, chính sách cấm đạo mới trở nên gắt gao hơn, thậm chí còn sát đạo. Ban đầu, các chỉ dụ cấm đạo của nhà Nguyễn được ban hành là do bất đồng về văn hoá giữa Công giáo và văn hoá dân tộc. Nhưng về sau, mục đích cấm đạo của nhà Nguyễn là để bảo vệ an ninh Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của các thế lực thực dân. Giai đoạn này, triều đình Huế phải đối phó với việc các giáo sĩ nước ngoài ngang nhiên vi phạm luật cấm nhập cảnh nhà nước đã ban hành. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng một số giáo sĩ và giáo dân nổi loạn chống lại triều đình, như vụ Lê Văn Khôi (thời Minh Mạng), vụ nổi loạn của Hồng Bảo (thời Tự Đức) và sự hợp tác của các giáo sĩ nước ngoài với lực lượng hải quân Pháp 
Trước thực trạng đó, các chỉ dụ cấm đạo rất gắt gao được ban ra như chỉ dụ của Vua Tự Đức năm 1851: “Đạo Gia tô là một đạo của Tâu, đạo này cấm thờ cúng tổ tiên, bụt thần.Để làm sáng tỏ chính đạo cần phải bắt và liệng xuống sông tất cả các Tây Dương đạo trưởng, các đạo trưởng Việt Nam Những kẻ nào đã oa trữ Tây phương đạo trưởng, bất luận nhỏ hay lớn, đã dấu trong một thời gian ngắn hay dài đều bị chặt làm hai rồi đem liệng xuống sông”.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược, năm 1861, Tự Đức đã ban hành chỉ dụ cuối cùng và cũng là chỉ dụ hà khắc nhất trong các chỉ dụ cấm đạo của nhà Nguyễn đối với người Công giáo. Chỉ dụ quy định rõ: tất cả những người nào mang tên Công giáo đều phải sang các làng bên lương; các làng bên lương đều có trách nhiệm canh giữ những người công giáo; tất cả các làng Công giáo đều phải phá hủy chia cho các làng lân cận; phải chia rẽ người đàn ông, người đàn bà Công giáo; trước khi chuyển sang làng lương, người Công giáo phải khắc hai chữ “Tả đạo” vào má và tên tổng, huyện. Chỉ dụ này thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã gây thiệt hại lớn cho Công giáo: hơn một trăm linh mục Việt Nam bị giết, 50 tu viện bị phá hủy, hơn 4000 giáo dân bị chuyển tới nơi khác, nhà thờ, nhà chung, nhà tràng, nhà chị em đa phần bị phá hủy. 
Nhưng mặc dù triều đình Huế đã ban hành các biện pháp cấm đạo cực kỳ gắt gao, vẫn không chặn được sự lan tỏa của Công giáo. Điều này cho thấy chính sách cấm đạo của triều đình không giải quyết được vấn đề. Đạo Công giáo được du nhập từ hai thế kỷ trước đã trở thành một bộ phận trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam. Trong bối cảnh xã hội 

File đính kèm:

  • docNgô Thị Hồng Trang.doc
Giáo án liên quan