Tiểu luận Quan niệm về con người trong triết học Mác - Lênin và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 Trang

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI 5

1.1 Quan niệm về con người 5

1.2 Bản chất của con người 7

1.3 Sự sáng tạo lịch sử của con người 8

1.4 Phương thức giải phóng con người 10

CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 15

2.1 Con người Việt Nam trong lịch sử 15

 2.1.1 Điều kiện lịch sử hình thành con người Việt Nam 15

 2.1.2 Mặt tích cực và hạn chế của người Việt Nam trong lịch sử 17

2.2 Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 19

 2.2.1 Cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam 19

 2.2.2 Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng giai đoạn cách mạng hiện nay 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

 

doc24 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Quan niệm về con người trong triết học Mác - Lênin và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.
	Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.
1.4 Phương thức giải phóng con người
	Triết học Mác - Lênin không phải là triết học đầu tiên đề cập đến vấn đề giải phóng con người. Lịch sử đã ghi nhận nhiều học thuyết, nhiều quan điểm về giải phóng con người. Song, do điều kiện lịch sử, do sự ràng buộc về giai cấp, do cách hiểu về con người, nguồn gốc và bản chất con người, ... khác nhau nên xác định giải phóng con người là giải phóng đối tượng nào, giải phóng bằng cách nào, giải phóng như thế nào, ... cũng rất khác nhau.
	Các học thuyết triết học duy tâm và tôn giáo quan niệm giải phóng con người là giải thoát về mặt tâm linh để con người có thể đạt cuộc sống cực lạc vĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới khác ngoài giới tự nhiên. Với quan niệm như vậy thì “không thể đem lại sự giải phóng con người một cách hiện thực, mà chỉ là sự giải phóng hư ảo – thuốc phiện của nhân dân”.
	Các nhà duy vật trước Mác hoặc không thấy được tính xã hội ở con người, không thấy các quan hệ của con người; hoặc nhận thức về con người trừu tượng, nên vẫn xem biểu hiện bản chất con người trong cuộc sống hiện thực như bản tính tự nhiên vốn có, bất biến của con người. Không hiểu đúng bản chất con người thì không thể xác định đúng những nội dung cho quá trình giải phóng và tất yếu cũng không thể thực hiện được quá trình giải phóng.
	Lịch sử đã ghi nhận giai cấp tư sản phương Tây đã thực hiện các cuộc cách mạng giải phóng con người. Song, do bản chất của chủ nghĩa tư bản, do mục đích của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nên đồng thời với việc giải phóng con người khỏi những ràng buộc của xã hội phong kiến, giai cấp tư sản đã trói chặt con người bằng ràng buộc nghiệt ngã hơn – ràng buộc về kinh tế, phân hóa xã hội thành hai đối cực: nhà tư bản bóc lột và người lao động bị bóc lột. Đến nay, ngay cả khi đời sống của người lao động đã thay đổi thì sự đối cực ấy vẫn không mất đi mà chỉ tăng lên nhưng dưới những hình thức biểu hiện khác nhau.
	Triết học Mác - Lênin xác định “bất kì sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”, là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa.
	Trong các tác phẩm của mình, C.Mác đã chỉ rõ những biểu hiện của lao động bị tha hóa, nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa; trên cơ sở đó, C.Mác cũng đã xác định phương thức và những lực lượng có thể thực hiện sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi tha hóa để tiến tới một xã hội mà “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
	Theo C.Mác, lao động bị tha hóa là lao động làm người lao động đánh mất mình trong “hoạt động người” nhưng lại tìm thấy mình trong “hoạt động vật”.
	Lao động là hoạt động người, song ở lao động bị tha hóa nó đã “là một cái gì đó bên ngoài” người lao động. Người lao động thực hiện hoạt động lao động không phải để thỏa mãn nhu cầu lao động mà chỉ vì sự sinh tồn của thể xác. Đó là lao động cưỡng bức. Điều này tất yếu dẫn đến việc người lao động chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện những chức năng con người thì người lao động chỉ cảm thấy mình chỉ còn là con vật. Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của xúc vật. “Tính bị tha hóa của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không còn sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy”.
	Lao động bị tha hóa là lao động làm đảo lộn các quan hệ của người lao động.
	Trong lao động, người lao động thực hiện quan hệ với tư liệu sản xuất là thực hiện quan hệ với đồ vật. Song, vì hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất nên không phải con người sử dụng tư liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất sử dụng con người.
	Mặt khác, chỉ vì phải có sản phẩm để nhận thù lao mà người lao động phải lao động nên con người đã bị sản phẩm của chính bàn tay mình nô dịch; người lao động tạo ra sản phẩm, song sản phẩm không phải của người lao động mà của người chủ nên nó trở nên xa lạ đối với người đã tạo ra nó.
	Như vậy, quan hệ giữa con người với đồ vật (trực tiếp là quan hệ với tư liệu sản xuất, với sản phẩm của quá trình sản xuất) đã trở thành quan hệ giữa con người với kẻ thống trị xa lạ.
	Cùng với quá trình trên là người lao động phải thực hiện quan hệ với người chủ. Đây là quan hệ giữa người với người. Song, người lao động quan hệ với người chủ qua số sản phẩm với người chủ thu được và số tiền thù lao mà người lao động được trả. Cho nên, về bản chất quan hệ giữa người với người đã trở thành quan hệ giữa người với đồ vật.
	Lao động bị tha hóa là lao động làm người lao động bị phát triển què quặt.
	Đây là hệ quả của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, công nghệ và việc sử dụng thành tựu của nó chỉ vì lợi nhuận. Với mục đích sản xuất vì lợi nhuận này khoa học, kĩ thuật, công nghệ càng phát triển mạnh thì máy móc thay thế người lao động càng nhiều, chuyên môn hóa lao động càng sâu, số người lao động bị máy móc thay thế càng lớn, những người còn lại bước vào quá trình lao động thuần túy thực hiện những thao tác mà dây chuyền sản xuất đã quy định. Vì vậy, nền sản xuất máy móc vì lợi nhuận “đã ném một bộ phận công nhân trở về với lao động dã man và biến một bộ phận công nhân thành những cái máy” .
	C.Mác cho rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tha hóa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất đã tập trung những tư liệu sản xuất cơ bản vào trong tay một số nhà tư sản, một số tập đoàn tư bản làm tuyệt đại đa số người lao động trở thành vô sản. Nhu cầu sinh tồn đã buộc những con người không có tư liệu sản xuất này trở thành những người làm thuê cho nhà tư bản. Do đó quá trình người bóc lột người đã diễn ra.
Đối với phương thức và lực lượng giải phóng con người, triết học Mác - Lênin khẳng định:
	Giải phóng con người là xóa bỏ tha hóa, xóa bỏ người bóc lột người để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình. Song “con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội”. Việc giải phóng con người phải được thực hiện trong xã hội loài người.
	Nguyên nhân sản sinh ra tha hóa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự khẳng định sinh hoạt của con người là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa”.
	Điều này cũng có nghĩa là lực lượng thực hiện nó chính là những người bị tước đoạt tư liệu sản xuất – những người vô sản. Sức mạnh giải phóng của họ không phải là sức mạnh của những cá nhân đơn độc mà như C.Mác chỉ rõ, chỉ khi nào họ nhận thức được và tổ chức được “những lực lượng của bản thân” thành những lực lượng xã hội, cũng chính là những lực lượng chính trị, thì giải phóng con người mới thực hiện được. Giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân, khỏi sự nô dịch trở thành hình thức chính trị của sự giải phóng giai cấp vô sản, song ở đây không chỉ là sự giải phóng cho họ vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn thể nhân loại.
	V. I. Lênin nhận định: Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người thực hiện sứ mệnh giải phóng con người.
CHƯƠNG 2
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM 
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Con người Việt Nam trong lịch sử
2.1.1 Điều kiện lịch sử hình thành con người Việt Nam
Con người Việt Nam hình thành dưới sự tác động đa dạng của các điều kiện tự nhiên và xã hội, song trước hết phải kể đến sự tác động của môi trường địa lí; đời sống kinh tế; lịch sử giữ nước; sự tác động của môi trường văn hoá.
* Sự tác động của môi trường địa lí
Nơi khai sinh lập nghiệp của tổ tiên người Việt là vùng đất mới được bồi đắp, nằm giữa một bên là núi và một bên là biển, nên hệ thống sông ngòi thoát nước chằng chịt. Nhiều nghìn năm sống trên vùng đất này, dấu vết sông nước đã in đậm trong cách tư duy và văn hoá người Việt.
Phù sa của sông ngòi, nắng lắm, mưa nhiều của vùng nhiệt đới vừa là điều kiện lí tưởng cho trồng trọt chăn nuôi trên những mảnh đất đã bị sông ngòi giới hạn, vừa là một thử thách với con người qua bão lũ. Những điều kiện ấy từng bước hình thành cuộc sống tiểu nông lúa nước với tư duy tiểu nông lúa nước, văn hoá tiểu nông lúa nước cùng những phẩm chất, năng lực cần có để chống thiên tai, giữ gìn thành quả lao động của người Việt.
Về địa lí, Việt Nam nằm ở Đông Nam châu Á – khu vực vừa có vị trí chiến lược, vừa là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá nên người Việt chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá khác nhau.
* Đời sống kinh tế
Nền kinh tế tiểu nông đã tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong lịch sử. Thích ứng với nền sản xuất này là những đơn vị sản xuất gia đình và những cộng đồng làng xã để hợp lực chống thiên tai, giúp nhau trong sản xuất cũng như trong cơn hoạn nạn.
Gắn liền với cộng đồng làng xã là nền dân chủ làng xã biểu thị tập trung qua lệ làng, hương ước. Mỗi cộng đồng có lệ làng, hương ước riêng để bảo vệ lợi ích 

File đính kèm:

  • docLê Thị Huyền My.doc
Giáo án liên quan