Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1

B/ NỘI DUNG 2

Chương I: Sự nhận thức về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 2

I/ Đôi nét về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 2

1. Lực lượng sản xuất là gì ? 2

2. Quan hệ sản xuất được hiểu ra sao? 3

3. Nhận thức về phạm trù hình thái kinh tế - xã hội cộng sản. 4

II/ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 5

1. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mâu thuẫn hay phù hợp 5

2. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 6

Chương II: Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam 8

I/ Sự hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. 8

II/ Công nghiệp hoá vận dụng tuyệt vời qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay 9

III/ Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội, cơ sở lý luận của sự nghiệp CNH - HĐH 10

C. KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 10936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kinh tế - xã hội cộng sản.
Bắt nguồn từ nhận thức về qui luật phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, đồng thời xuất phát từ những điều kiện mới của thực tế lịch sử hiện nay có thể khẳng định các nước chậm phát triển cũng có khả năng tiến lên CNXH tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình. Khả năng quá độ lên CNXH này thường được gọi là con đường quá độ gián tiếp lên CNXH, con đường bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa. Con đường phát triển theo khả năng này còn được gọi là con đường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo kinh nghiệm thực tế của Lênin đây là một con đường khá lâu dài phải qua nhiều bước trung gian, phát triển qua đấu tranh giai cấp rất phức tạp. Sự đi lên phải có sự ủng hộ và giúp đỡ bên ngoài. Trước hết trong nước đó cần có một Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, một đảng có quan hệ mật thiết "sống còn" với dân. Từ đó tổ chức áp dụng lãnh đạo trong đó có cả vận dụng qui luật sản xuất phù hợp với nước đó một cách tích cực để không ngừng tiến bước.
II- Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
1. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mâu thuẫn hay phù hợp.
Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị năm 1859 C.Mác viết "Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất. Những qui luật này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ..." Người ta thường coi tư tưởng này của Mác là tư tưởng về "Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất".
 Các mối quan hệ trong sản xuất bao gồm nhiều dạng thức khác nhau mà nhìn một cách tổng quát thì đó là những dạng quan hệ sản xuất và dạng những lực lượng sản xuất từ đó hình thành những mối lien hệ chủ yếu cơ bản là mối liên hệ giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Nhưng mối liên hệ giữa hai yêu tố cơ bản này là gì? Phù hợp hay không phù hợp. Thống nhất hay mâu thuẫn? Trước hết cần xác định khái niệm phù hợp với các ý nghĩa sau.
- Phù hợp là sự cân bằng, sự thống nhất giữa các mặt đối lập hay "sự yên tĩnh" giữa các mặt.
- Phù hợp là một xu hướng mà những dao động không cân bằng sẽ đạt tới.
Trong phép biện chứng sự cân bằng chỉ là tạm thời và sự không cân bằng là tuyệt đối. Mâu thuấn đôi khi là động lực của sựphát triển . Ta biết rằng trong phép biện chứng cái tương đối không tách khỏi cái tuyệt đối nghĩa là giữa chúng không có mặt giới hạn xác định. Nếu chúng ta nhìn nhận một cách khác có thể hiểu sự cân bằng như một sự đứng im, còn sự không cân bằng có thể hiểu như sự vận động. Tức sự cân bằng trong sản xuất chỉ là tạm thời còn không cân bằng không phù hợp giữa chúng là tuyệt đối. Chỉ có thể quan niệm được sự phát triển chừng nào người ta thừa nhận tính chân lý vĩnh hằng của sự vận động. Cũng vì vậy chỉ có thể quan niệm được sự phát triển chừng nào người ta thừa nhận, nhận thức được sự phát triển trong mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chừng nào ta thừa nhận tính vĩnh viễn không phù hợp giữa chúng.
Từ những lý luận đó đi đến thực tại nước ta cũng vậy với quá trình phát triển lịch sử lâu dài của mình từ thời kỳ đồ đá đến thời văn minh hiện đại. Nước ta đi từ sự không phù hợp hay sự lạc hậu từ nền văn minh lúa nước. Tuy nhiên quá trình vận động và phát triển của sản xuất là quá trình đi từ sự không phù hợp đến sự phù hợp, nhưng trạng thái phù hợp chỉ là sự tạm thời, ngắn ngủi, ý muốn tạo nên sự phù hợp vĩnh hằng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là trái tự nhiên, là thủ tiêu cái không thủ tiêu được, tức là sự vận động.
Tóm lại, có thể nói thực chất của qui luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là qui luật mâu thuẫn. Sự phù hợp giữa chúng chỉ là một cái trục, chỉ là trạng thái yên tĩnh tạm thời, còn sự vận động, dao động sự mâu thuẫn là vĩnh viễn chỉ có khái niệm mâu thuẫn mới đủ khả năng vạch ra động lực của sự phát triển mới có thể cho ta hiểu được sự vận động của qui luật kinh tế.
2. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Tất cả chúng ta đều biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt hợp thành của phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng với nhau. Việc đẩy quan hệ sản xuất lên quá xa so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc của tư tưởng sai lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa xã hội thuần nhất bất chấp qui luật khách quan. Về mặt phương pháp luận, đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng mối quan hệ tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự lạm dụng này biểu hiện ở "Nhà nước chuyên chính vô sản có khả năng chủ động tạo ra quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất".
Nhưng khi thực hiện người ta đã quên rằng sự "chủ động" không đồng nghĩa với sự chủ quan tuỳ tiện, con người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nào của quan hệ sản xuất mà mình muốn có. Ngược lại quan hệ sản xuất luôn luôn bị qui định một cách nghiêm ngặt bởi trạng thái của lực lượng sản xuất, bởi quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất chỉ có thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi mà nó được hoàn thiện tất cả về nội dung của nó, nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản xuất: lực lượng sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản xuất con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc tạo ra năng suất cao phải luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động. Chế tạo ra công cụ lao động mới. Lực lượng lao động qui định sự hình thành và biến đổi quan hệ sản xuất ki quan hệ sản xuất không thích ứng với trình độ, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất và ngược lại.
+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất. Thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu lạc hậu so với lực lượng sản xuất dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất vì nó qui định mục đích của sản xuất qui định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả quần chúng lao động. Nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hợp tác phân công lao động quốc tế.
Chương II
Sự vận dụng của đảng ta trong đường lối 
đổi mới ở việt nam
I/ Sự hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Sau khi giành được chính quyền từ tay đế quốc Pháp nền kinh tế nước ta đi lên theo nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, nền sản xuất nhỏ trình độ khoa học kém phát triển, quan hệ giữa lực lượng sản xuất với trình độ sản xuất rời rạc, tẻ nhạt. Đánh thắng đế quốc Pháp thì giặc Mỹ lại xâm chiếm đánh phá nước ta. Thế rồi non sông về một mối cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội với một lực lượng sản xuất lớn và tiềm năng mọi mặt còn non trẻ đòi hỏi nước ta phải có một chế độ kinh tế phù hợp với nước nhà và do đó nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ra đời. Nhìn thẳng vào sự thật chúng ta thấy rằng, trong thời gian qua do quá cường điệu vai trò của quan hệ sản xuất do quan niệm không đúng về mối quan hệ giữa sở hữu và quan hệ khác, do quên mất điều cơ bản là nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Đồng nhất chế độ công hữu với chủ nghĩa xã hội lẫn lộn đồng nhất giữa hợp tác hoá và tập thể hoá. Không thấy rõ các bước đi có tính qui luật trên con đường tiến lên CNXH nên đã tiến hành ngay cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân và xét về thực chất là theo đường lối "đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa quan hệ sản xuất đi trước mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Thiết lập chế độ công hữu thuần nhất giữa hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể". Quan niệm cho rằng có thể đưa quan hệ sản xuất đi trước để tạo địa bàn rộng rãi, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển đã bị bác bỏ. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội này đã mâu thuẫn với những cái phân tích trên. Trên con đường tìm tòi lối thoát của mình từ trong lòng nền xã hội đã nảy sinh những hiện tượng trái với ý muốn chủ quan của chúng ta có nhiều hiện tượng tiêu cực nổi lên trong đời sống kinh tế như quản lý kém, tham ô,... Nhưng thực ra mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất với những hình thức kinh tế - xã hội xa lạ được áp đặt một cách chủ quan kinh tế thích hợp cần thiết cho lực lượng sản xuất mới nảy sinh và phát triển. Khắc phục những hiện tượng tiêu cực trên là cần thiết về mặt này trên thực tế chúng ta chưa làm hết nhiệm vụ mình phải làm. Phải giải quyết đúng đắn giữa mâu thuẫn lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất từ đó khắc phục những khó khăn và tiêu cực của nền kinh tế. Thiết lập quan hệ sản xuất mới với những hình thức và bước đi phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất luôn luôn thúc đâỷ sản xuất phát triển với hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở củng cố những đỉnh cao kinh tế trong tay nhà nước cách mạng. Cho phép phục hồi và phát t

File đính kèm:

  • docT106.DOC
Giáo án liên quan