Tiểu luận Quan điểm triết học về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng trong quá trình phát triển của đất nước

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

NỘI DUNG

Chương 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÔN GIÁO .3

1.1 Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo 3

 1.1.1. Bản chất 3

 1.1.2. Nguồn gốc 4

1.2 Chức năng xã hội của tôn giáo . 5

 1.2.1.Thời kì đầu : hình thành và phát triển dưới tư tưởng

 của chủ nghĩa duy tâm .6

 1.2.2 Thời kì đã hình thành xã hội loài người có giai cấp .7

Chương 2: TÔN GIÁO VÀ NHŨNG MẶT TRÁI CỦA NÓ .8

2.1 Sai lầm trong nhận thức 8

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội . 9

 2.2.1 Những hưởng do chính bản thân tôn giáo gây ra .9

 2.2.2 Những ảnh hưởng xấu do tôn giáo

 bị lợi dụng bởi các thế lực khác 10

Chương 3: TÔN GIÁO TRONG THẾ KỈ XXI .11

3.1 Sự phát triển của các loại tôn giáo .11

3.2 Sự phát triển tôn giáo ở Việt Nam .12

Chương 4: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀO QUÁ TRÌNH

 PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC .14

4.1 Quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo .14

4.2 Sự vận dụng của Đảng 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Quan điểm triết học về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng trong quá trình phát triển của đất nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thì cần phải được che chở, nhưng xét trên quan điểm duy vật biện chứng thì đó lại là một sai lầm: đó là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu một mặt nào đó của năng lực nhận thức, làm cho nhận thức của con người xa rời thế giới hiên thực dẫn đến sự phản ánh sai lầm, hư ảo thế giới đó. Xét về mặt nhận thức và xét trên cặp phạm trù tất nhiên-ngẫu nhiên ta cũng có thể hiểu một phần nào về sự hình thành tôn giáo: đó là do khi xã hội chưa phát triển con người vẫn còn nghèo đói và nhận thức của con người về tự nhiên... vẫn còn hạn hẹp thì sự ra đời của tôn giáo như một điều tất nhiên bởi mỗi tôn giáo đều có những tư tưởng riêng về giới tự nhiên cũng như con người. Con người là một trong “vạn vật ” nhưng đồng thời chính nó lại là quý giá nhất trong toàn bộ thế giới “vạn vật”.Con người là một sinh vật có năm bẩm tính tự nhiên. Đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. “Nhân- là lòng nhân ái, khác với bất nhân ở chỗ không phải là người có tâm ác”. Điều đó có nghĩa là biết thương người, yêu người. Nghĩa – là chính nghĩa đồng thời cũn là nghĩa vụ, tức là thực hiện bổn phận của mình. Lễ - là lễ độ cách cư xử tức là tuân theo đạo để trưởng thành. Trí - là sự hiểu biết, tức là quan sát và nhận thức sâu, không lầm lẫn. Tín - là lòng chân thành, là tính chân thực tức là nhất mực trung thành với một ai hoặc một việc gì đó mà không dao động, nghiêng ngả. Nếu nói sự ra đời của tôn giáo là một hiện tượng thì bản chất của nó cũng chỉ phản ánh sự yếu ớt của con người trước những vấn đề của tự nhiên và xã hội, bởi hầu hết các tôn giáo đều quan niệm đều coi bản thân con người là thực sự yếu ớt và nhỏ bé và luôn có một sức mạnh siêu nhiên nào đó để họ cầu cứu: Chúa trời, Thánh Alla, Đức Phật...như đã nói ở trên.
Chương 2: TÔN GIÁO VÀ NHŨNG MẶT TRÁI CỦA NÓ
2.1 Sai lầm trong nhận thức
Chính do sự sai lầm như đã nói ở trên, mà tôn giáo có ảnh hưởng khá tiêu cực đối với sự phát triển hoàn chỉnh của hình thái kinh tế xã hội. Xét về mặt triết học trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì con người luôn sử dụng nhận thức của mình để cải tạo xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn thì trong thế giới quan tôn giáo thì con người lại chẳng có tác dụng gì trong việc cải biến thế giới: đạo Phật quan niệm đời là bể khổ nên chủ trương lánh đời để tự tu thân mong giải thoát khỏi cõi khổ đau để đạt tới cõi Niết bàn là tượng trưng cho sự siêu thoát, còn tu thân nhằm mục đích vượt ra khỏi những tồn tại nhơ bẩn để trở thành giọt nước trong, không vương vấn gì trần thế, đạo thiên Chúa quan niệm Chúa đã tạo nên tất cả và con người phải nghe theo lời Chúa dạy, tất cả đã được ghi trong Kinh thánh con người của tôn giáo là con người nhỏ bé và họ luôn phải tìm kiếm sức mạnh ở bên ngoài con người họ.
2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội
Trong đề mục này tôi chỉ muốn nhấn mạnh vào những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ những nhận thức sai lầm của thế giới quan tôn giáo.
2.2.1 Những hưởng do chính bản thân tôn giáo gây ra
Như ở trên đã nói thì con người trong thế giới quan tôn giáo là vô cùng nhỏ bé chính vì vậy con người không hề có tác dụng trong việc cải biến xã hội. Nếu chỉ con người chỉ nhận thức thế giới dưới thế giới quan tôn giáo thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ không bao giờ được như ngày nay mà chúng ta sẽ mãi mãi chỉ là những sinh vật nhỏ bé và chịu ảnh hưởng hoàn toàn của các sức mạnh tự nhiên.
Ở phương Tây đã có một thời Thiên chúa giáo chi phối hoàn toàn nhận thức của con người. Khi đó những ai đi ngược lại những suy nghĩ của đạo Thiên chúa đều phải nhận lấy những hình phạt nặng nề, như Galile chứng minh được rằng Trái đất quay xung quanh mặt trời nhưng nhà thờ lại quan niệm rằng trái đất là trung tâm và mặt trời phải quay quanh trái đất và kết cục là Galile đã phải lĩnh án hoả thiêu.
Chính vì thế giới quan tôn giáo có sự sai lệch như vậy nên sự sai lầm trong nhận thức của những người theo đạo là một điều tất nhiên. Tuy đã bước sang thế kỉ XXI thế kỉ của văn minh, nhưng chỉ mới chỉ trước cái khoảnh khắc mà chúng ta đang sống một thời gian ngắn thôi đã có những quan niệm hết sức sai lầm : tiêu biểu nhất là quan niệm về ngày tận thế (khi con người bước vào thế kỉ mới ) khiến cho rất nhiều người phải chết oan bởi những vụ tự sát tập thể vì một viễn cảnh được cứu rỗi, được đến với Chúa khi bước sang thế giới bên kia.
 Cũng chính bởi nhận thức sai lệch mà trong một số giáo phái xuất hiện những tư tưởng rất cực đoan: như vụ đầu độc bằng khí độc tại ga tàu điện ngầm của giáo phái Aum mấy năm trước tại Nhật Bản, hoặc những vụ khủng bố của những phần tử Hồi giáo cực đoan như vụ khủng bố 11/9 tại trung tâm thương mại thế giới _Mỹ vừa rồi của những phần tử này mà cầm đầu là Bin Laden.
 2.2.2 Những ảnh hưởng xấu do tôn giáo bị lợi dụng bởi các thế lực khác
Cũng chính bởi tôn giáo là một bộ phận cấu thành xã hội nên nó là phương tiện để người ta sử dụng nó cho các mục đích khác. Chúng ta hẳn còn nhớ những vụ xây chùa giả rầm rộ ở chùa Hương để nhằm mục đích bòn rút những đồng tiền thành tâm của các tín đồ. Rồi những trò nhảm nhí như lên đồng, gọi hồn, xem bói, giải hạn vv...tất cả chỉ là lợi dụng tôn giáo để kiếm tiền bất chính.
Ở nước ta tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là quyền của mỗi công dân, nhưng có một số kẻ xấu đã sử dụng chiêu bài tôn giáo để phá hoại nước ta. Như những vụ truyền bá tư tưởng phản động của đao Hồi cực đoan vào các tỉnh miền nam nước ta, hay lợi dụng tôn giáo để các thế lực thù địch xúi bẩy sự nổi dậy của nhân dân các tỉnh Tây nguyên nhằm các mục tiêu chính trị của những kẻ phản động với sự chuẩn bị ra đời của nhà nước mới.
Chương 3: TÔN GIÁO TRONG THẾ KỈ XXI
 3.1 Sự phát triển của các loại tôn giáo
Kiểu tôn giáo hiện đại ra đời nhằm làm cho tôn giáo phù hợp với sự phát triển mới của lịch sử xã hội, đặc trưng của kiểu tôn giáo này là nó đã có giáo lý, giáo luật, có hệ thống lễ nghi thờ cúng chặt chẽ, và đặc biệt là có tổ chức - nghĩa là nó đó là một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng.
Tôn giáo dân tộc (hay quốc gia) gắn liền với xã hội có giai cấp đầu tiên (xã hội chiếm hữu nô lệ) điển hình là tôn giáo đa thần của Hy Lạp vị thần đứng đầu trong vạn thần miếu (Pantheon ) là thần Dớt -vị chúa tể trên trời, rồi đến các vị thần như:
Thần biển (pô-xê-i-đông), thần Tình yêu và sắc đẹp (A-pho-ro-di-ta), thần Mặt trời (A-po-long) vv
Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia, các vị thần được tạo nên do ảo tưởng tôn giáo của nhân dân đều là những vị thần có tính chất quốc gia, quyền lực của các vị thần đó không vượt ra ngoài khu vực. Như C.Mác đã nhận xét tôn giáo chân chính của các dân tộc thời cổ là sự thờ cúng mang “tính quốc gia” riên, “tính nhà nước riêng”. Chính vì có mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo dân tộc với quốc gia dõn tộc mà khi nẩy sinh những vấn đề dân tộc thường kéo theo vấn đề tôn giáo.
Tôn giáo thế giới thường gắn với những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đụng chạm tới số phận đa số người. Ví dụ: đạo Phật xuất hiện vào thế kỷ thứ VI – V trước công nguyên là hệ tư tưởng của các nhà nước chiếm hữu nô lệ lớn nhằm thay thế đạo Bà la môn là tôn giáo có tính chất thị tộc. Đạo Cơ đốc xuất hiện vào thế kỷ thứ I sau công nguyên, ở cuối thời kỳ khủng hoảng kinh tể chính trị - xã hội của chế độ La Mã đa dân tộc, mở đầu cho sự ra đời chế độ xã hội mới-chế độ phong kiến. Đạo Hồi xuất hiện vào thế kỷ thứ VII sau công nguyên gắn liền với các bộ lạc A-ra-vin lên chế độ phong kiến.
Tôn giáo thế giới thực hiện sự truyền bá đến mọi người (không phân biệt giới, địa vị xã hội, đặc điểm dân tộc hay chủng tộc), coi mọi người bình đẳng thiêng liêng và có chung một nhu cầu được giải thoát khỏi đau khổ. Cùng sự hưởng lạc ở thế giới bên kia thế giới theo sự truyền bá của tôn giáo thế giới, không phụ thuộc vào địa vị xã hội của mỗi người như đối với các tôn giáo dân tộc, mà phụ thuộc vào đạo đức của giáo dân.
 3.2 Sự phát triển tôn giáo ở Việt Nam
Vào nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, ở Miền Nam Việt Nam người ta thống kê được hơn 30 tôn giáo Việt Nam, trong đó có 2 tôn giáo có số lượng tín đồ đông, có hệ thống giáo lý tương đối chặt chẽ, có hệ thống tổ chức, cùng tồn tại phát triển cho đến ngày nay, đó là đạo Cao Đài và đạo Hoà Hảo.
Đạo Cao Đài hay “Đại đạo Tam kỳ Phổ Độ” là sự thống nhất của 5 ngành đạo: Nhân đạo (đạo Khổng), Thần đạo (đạo thần của Trung Hoa), Thánh đạo (đạo Công giáo), Tiên đạo và Phật đạo (đạo Phật).Thực chất đây là sự vay mượn của các tôn giáo đã có mặt ở Việt Nam để thu hút tín đồ với tư cách là những cư dân phức tạp ở vùng Nam Bộ. “Phổ độ” là cứu vớt (theo cách nói của Phật giáo hay cứu vớt theo cách nói của Công giáo, Cung “Tam Kỳ” được giải thích là 3 thời kỳ lịch sử gắn với 3 lần cứu vớt chúng sinh của Ngọc Hoàng thượng đế. Vì vậy vị thần cao nhất mà đạo Cao Đài tôn thờ là Ngọc Hoàng thượng đế (danh xưng Cao Đài).
Đạo Hoà Hảo ra đời năm 1939 ở làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (An Giang ngày nay). Đạo Hoà Hảo cũng gọi là Phật giáo Hoà Hảo về sự ra đời của nó xét về mặt tín ngưỡng tôn giáo, thì nó là sự phát triển nối tiếp của Phật giáo Việt Nam nói chung và của một số phái Phật giáo ở Nam Bộ núi riêng. Đạo Hoà Hảo là sự truyền bá khéo léo kết hợp giữa tư tưởng tôn giáo với tinh thần chống thực dân chống đế quốc; kết hợp giữa truyền giáo và chữa bệnh, nên có sự thu hút lớn đối với quần chúng nhân dân.
Ngoài 2 đạo nói trên Tôn giáo Việt Nam không thể không kể đến sự phát triển của Phật giáo, Ki Tô giáo (đạo Thiên Chúa), đạo tin lành (ở vùng dân tộc thiểu số ), thờ cúng tổ tiên ( phổ biến nhất).
Sau những thăng trầm của lịch sử, năm 1981 Phật giáo Việt Nam đó tiến hành đại Hội lần I thành lập một tổ chức thống nhất: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam với phương trâm hoạt động là: “Đạo Pháp – Dân tộc và chủ nghĩa xã hội ” . Hiện nay Phật giáo có khoảng 7 triệu tín đồ và hơn 20 nghìn nhà tu hành. Tín đồ phật giao có mặt ở 60/61 tỉnh thành.
Vào những năm đầu của năm 1975 đất nước được thống nhất, năm 1980 Hộ đồng Giám mục Việt Nam được thành lập và đã ra một bức thư chung xác định đường hướng hoạt động của Giáo Hội là: “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc cùng đồng

File đính kèm:

  • docNguyễn Thị Thu Hiền.doc