Tiểu luận Quá trình đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải pháp

 

 

Mục lục

A, Phần mở đầu: 1

B, Phần nội dung:

Chương I: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội :

1. Khái niệm hình thái kinh tế xã hội 2

2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội 2

Chương II Sự lựa chon con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam

1. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta 4

2. Sự lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở nước ta 5

ã Định hướng xây dựng CNXH ở nước ta: Đúng hay chệch?

ã Có người lo ngại rằng: hiện nay ở nhiều nước, chế độ XHCN bị sụp đổ, liệu chúng ta có thể đi lên CNXH được không?

ã Đi lên CNXH ở nước ta là một tất yếu khách quan

Chương III: Quá trình đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải pháp

1. Thực trạng quá trình đi lên CNXH ở nước ta 8

2. Từng bước khắc phục khó khăn trong trong quá trình đi lên CNXH

ở nước ta 9

ã Thiết lập từng bước QHSX XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu

C, Kết luận 12

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển khai đường lối, chính sách ở tầm quốc gia và mỗi địa phương nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giúp chúng ta một cái nhìn biện chứng về sự phát triển liên tục của các hình thái kinh tế – xã hội, của các giá trị văn hoá, khoa học , kĩ thuật và của chính bản thân thế hệ con người. Từ đó giúp chúng ta không nóng vội chủ quan, không đốt cháy giai đoạn, biết kế thừa những thành tựu chung của văn minh nhân loại.
Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đòi hỏi chúng ta phải thấu triệt nguyên lý đó, vận dụng một cách chủ động sáng tạo và kiến thức tổng quát của nhiều môn khoa học khác vào công việc hàng ngày của mỗi người, mỗi địa phương phải nhìn nhận các vấn đề trong dòng chảy liên tục của nó.
Chương II Sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Qúa độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta
Từ hình thái kinh tế – xã hội này chuyển sang hình thái kinh tế – xã hội khác có một giai đoạn lịch sử đặc biệt với độ dài ngắn khác nhau, kết cấu và hình thức biểu hiện khác nhau, đó là “ thời kỳ quá độ”.
Tuỳ theo điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của mình mà các nước các dân tộc sẽ thực hiện sự quá độ lên CNXH dưới những hình thức, bước đi khác nhau, do trình độ xuất phát khác nhau. Có thể khái quát thành 3 loại nước tương ứng với 3 kiểu quá độ:
Những nước TBCN phát triển cao
Những nứơc đạt trình độ phát triển TBCN ở mức trung bình thấp
Những nước chưa trải qua giai đoạn TBCN của sự phát triển lịch sử
Nước ta thuộc loại nước thứ ba. Do toàn bộ những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan quy định, nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là một tất yếu của lịch sử. Để “nhận dạng”con đường đi lên của nước ta, trước hết cần phân tích đầy đủ và chính xác điểm xuất phát từ đó nước ta quá độ lên CNXH. Để xác định con đường đi lên của mình, cụ thể trong điều kiện hiện nay chính là thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì điều cần thiết là phải xuất phát từ thực trạng kinh tế xã hội của đất nước, xuất phát từ đặc điểm LLSX và QHSX ở nước ta để lựa chọn đúng hình thức kinh tế cho hiệu quả, xác định rõ những bước đi cụ thể theo mục tiêu đã chọn. Nghị quyết Trung ương 5 về văn hoá và Nghị quyết Trung ương 6(lần1) khoá VIII về kinh tế gần đây đã khẳng định cần phải đẩy mạnh việc phát huy nội lực kinh tế, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, mạnh dạn hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Đó chính là những nghị quyết sát thực với cuộc sống, đã khuyến khích QHSX phát triển trên cơ sở phù hợp với trình độ của LLSX ở nước ta hiện nay.
Sự lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở nước ta
Định hướng XHCN ở nước ta: Đúng hay chệch?
Trước đây, sau mấy năm khôi phục kinh tế và thực hiện cải tạo XHCN, công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta có thể nói xuất phát từ khái niệm đơn giản, duy ý chí về CNXH. Chúng ta tưởng rằng có thể thực hiện được ngay mọi đặc trưng của CNXH sau khi tiến hành quốc hữu hoá, công hữu hoá những tư liệu sản xuất cơ bản mà không cần biết nền sản xuất xã hội hoá ấy thực hiện như thế nào.
Dần dần từ thực tiễn khủng hoảng và trì trệ về kinh tế chúng ta mới hay rằng: không thể thực hiện được ngay mọi đặc trưng của CNXH trên cơ sở một nền sản xuất xã hội hoá theo kiểu hình thức, một nền sản xuất gọi là”xã hội hoá”nhưng trình độ của LLSX còn rất thấp, còn xa mới đạt tới xã hội hoá được coi như một tất yếu kinh tế. Mức độ thực hiện những đặc trưng của CNXH không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải căn cứ vào trình độ thực tế của LLSX và năng suất lao động trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Nghĩa là: chỉ có thể thực hiện từng bước những đặc trưng của CNXH. 
Với ý nghĩa trên, định hướng XHCN chính là sự quay trở về với luận điểm sau của Lênin:”  danh từ nước cộng hoà xô viết XHCN có nghĩa là chính quyền xô viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên CNXH, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ XHCN”. Bởi vậy, quá trình định hướng XHCN trên đất nước ta là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH – cốt lõi của quá trình xã hội hoá sản xuất trong thực tế. Để có được nền móng của CNXH, chúng ta chỉ có thể rút ngắn cái phải trải qua theo quy luật lịch sử tự nhiên, chứ không thể bỏ qua cái phải trải qua. Cái phải trải qua ấy là gì? Là phát triển mạnh LLSX , là xã hội hoá sản xuất trong thực tế thông qua các quá trình chuyển hoá từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, từ mô hình nông thôn sang mô hình đô thị, từ tổ chức cộng đồng xóm sang cộng đồng dân tộc, quốc tếCũng vì vậy, quá trình định hướng XHCN ở nước ta tất yếu phải là một quá trình đan xen giữa nhiệm vụ trực tiếp và gián tiếp xây dựng CNXH, là quá trình còn nhiều mâu thuẫn, nghịch lý, bất công mà tạm thời phải chấp nhận, và cuộc vận động của lịch sử CNXH trên thực tế sẽ xoá bỏ dần những mâu thuẫn, nghịch lý, bất công ấy. Sự định hướng XHCN còn chứa đựng một vấn đề cơ bản không thể né tránh. Đó là thời kỳ “ai thắng ai”. Cho nên, không chỉ có khả năng đi đúng hướng mà còn có khả năng đi chệch hướng. Chệch hướng là một nguy cơ có thật. Quá trình đi theo con đường XHCN quyết không phải là sự chuyển động phẳng lặng theo một chiều mong muốn, đặc biệt cơ chế thị trường được coi là phương tiện khách quan để xây dựng CNXH. Nó là phương tiện để phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển ấy lại tiềm ẩn nguy cơ CNXH bị huỷ hoại.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng đã xác định 6 đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Nói định hướng XHCN nghĩa là nói mục tiêu chúng ta đạt tới. Đó cũng là hành lang của sự phát triển , sự sáng tạo.
Cương lĩnh vạch ra những phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình thực hiện những đặc trưng của CNXH trên đất nước ta. Những phương hướng đó vừa mang tính bảo đảm không chệch hướng XHCN, vừa quán triệt tinh thần đổi mới cho phép không lặp lại những sai lầm cũ, tinh thần từng bước thực hiện những đặc trưng của CNXH. Chẳng hạn, trong cách mạng QHSX, sự định hướng XHCN có nghĩa là thiết lập từng bước QHSX XHCN phù hợp với sự phát triển của LLSX. Do đó,QHSX XHCN sẽ được hình thành từ thấp đến cao, rồi sự đa dạng về hình thức sở hữu.
Sau cương lĩnh, các hội nghị của Trung Ương Đảng từ Đại Hội VII đến nay đã cụ thể hoá thêm một bước sự định hướng XHCN trên các mặt đời sống xã hội. Sau 12 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Đất nước ta, nhờ đó có thể chuyển sang thời kỳ mới : đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhận định chung về quá trình định hướng XHCN sau 12 năm đổi mới Đảng ta khẳng định: về cơ bản việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua là đúng đắn, đúng định hướng XHCN. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc kéo dài, dẫn đến chệch hướng ở mức độ này hay mức độ khác. Nhận định đó là đúng đắn và sáng suốt , phản ánh tinh thần đầy trách nhiệm của Đảng ta đối với vận mệnh của dân tộc, của hàng triệu quần chúng nhân dân lao động – nền tảng của chế độ ta.
Từ đó, một mặt cổ vũ cho nhân dân ta phát huy tinh thần tự lực tự cừơng để đưa đất nước ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu,mặt khác đòi hỏi mọi người phát huy tinh thần trách nhiệm khắc phục mọi trở ngại trên con đường đi tới một chế độ do nhân dân lao động làm chủ. 
Như vậy con đường đi lên CNXH là con đường đúng đắn mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta không chịu lùi bước trước bất cứ khó khăn , thử thách nào.
Chương III Quá trình đi lên CNXH ở nước ta
Thực trạng và giải pháp
I – Thực trạng quá trình đi CNXH ở nước ta 
Sau cương lĩnh, các hội nghị của Trung Ương Đảng từ Đại Hội VII đến nay đã cụ thể hoá thêm một bước sự định hướng XHCN trên các mặt đời sống xã hội. Sau 12 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. 
Tuy nhiên trong thực tiễn, bên cạnh thừa nhận những thành tựu đáng mừng ,cũng có những vấn đề cần xem xét một cách nghiêm túc. Chẳng hạn :
Sự tăng trưởng GDP ở nước ta vừa qua là nhanh hay chậm? Theo tính toán chỉ cần đưa vào nền kinh tế của ta 1 tỷ USD thôi thì mức tăng trưởng có thể đạt 6 %. Vậy sự tăng trưởng GDP vừa qua ở ta chủ yếu do đâu? Do đường lối chính trị hay do hoạt động kinh tế mà gốc rễ là quản lý tốt mang lại?
Sự tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các vùng có chênh lệch lớn. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng từ 15% trở lên, các vùng khác có mức tăng trưởng 7% liên tục mấy chục năm, nhưng do sự phát triển không đều giữa hai vùng trong nước mà đang đứng trước nguy cơ một nước chia thành hai miền “phát triển và lạc hậu” 
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với sự chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn. Kinh tế tăng trưởng nhưng mức sống thực tế của một bộ phận hưởng lương giảm 1\3. Gạo xuất khẩu đạt mức cao nhất, nhưng mức sống nông dân quá thấp so với công nhân và người dân thành thị( năm 1995, thu nhập của người dân đồng bằng sông Cửu Long là 200USD/năm trong khi ở TP Hồ Chí Minh là 920USD/năm). Điều đáng quan tâm là sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng lớn.
Đến nay mức thâm hụt buôn bán tăng gấp đôi năm 1995 và lên tới 2,3 tỷ USD. Nguyên nhân do khối lượng nhập khẩu thiết bị và hàng tiêu dùng tiếp tục tăng.
Sở hữu toàn dân về đất đai trên thực tế đang bị tư nhân hoá. Diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người giảm 300m^2 trong 10năm.
1/3 vốn đầu tư vào dịch vụ. Khuynh hướng đầu tư của nước ngoài là nhằm thu hồi vốn nhanh, khai thác tài nguyên nhiều còn kỹ thuật tiên tiến không có là bao.
Vốn huy động trong dân còn ở tỷ lệ quá thấp: 7% GDP (trong khi Thái Lan 37%; Philippin 15%) Vốn đầu tư trong nước chủ yếu vẫn là vốn của nhà nước.
“Chủ nghĩa tiêu thụ” phát triển mạnh mẽ trong giới trung, thượng lưu. Sự lệ thuộc của hệ tư tưởng vào tính thực dụng kinh tế có xu hướng ngày càng tăng.
Tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, tệ nạn xã hội không giảm.
Trong các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hóa có nhiều chỉ tiêu phản ánh 

File đính kèm:

  • docT042.doc
Giáo án liên quan