Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

MỤC LỤC 19

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I 2

CHƯƠNG II 4

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. 4

1.1. Nội dung của nguyên lý 4

1.2. Ý nghĩa của nguyên lý 4

2. Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến để phân tích mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế . 5

2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế 5

2.2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của đất nước. 5

2.3. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới 7

2.4. Khái niệm về nền kinh tế độc lập tự chủ 8

2.5. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế 9

3. Sự vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến một cách sáng tạo của đảng và Nhà nước ta việc kết hợp quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. 12

3.1 Những thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 12

3.2 Thực trạng tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 13

3.3 Đường lối đổi mới và chủ trương của Đảng và chính phủ 15

Chương III 17

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

 

doc20 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là CNXH dựa trên cơ sở những bài học mà nền văn minh lớn của CNTB đã thu được"
(Theo tạp chí nghiên cứu - trao đổi, bài viết "bản chất của toàn cầu hoá và khả năng hội nhập của Việt Nam" ThS Vương Thị Bích Thuỷ)
2.3. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Thế giới đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sinh học. Làm tăng nhanh lực lượng sản xuất và tạo ra sự thay đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, phân phối, tiêu dùng thúc đẩy quá trình quốc tê hoá, xã hội hoá nền kinh tế, cũng như quá trình tham gia của mỗi quốc gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Đây chính là đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thế giới hiện nay các định chế và tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập hành lang pháp luật chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Đặc điểm cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới hiện nay thể hiện qua một số xu hướng chính như sau:
- Xu hướng tăng cường hợp tác đa phương.
- Xu hướng tự do hoá và khu vực hoá
- Thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong thương mại thế giới.
- Sự tăng cường chính sách bảo hộ với các rào cản thương mại hiện đại (trích bài viết của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự đăng trên tạp chí Thương mại số ra tháng 3/2004).
2.4. Khái niệm về nền kinh tế độc lập tự chủ
Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá có thể được hiểu là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì các hành động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó là nền kinh tế phải có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết, có tốc độ phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh cao, cơ cấu xuất nhập khẩu cơ bản cân đối, cơ cấu mặt hàng đa dạng, phong phú với tỷ lệ các mặt hàng công nghệ và có giá trị gia tăng lớn chiếm ưu thế, cơ cấu thị trường quốc tế; đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ tập trung quá nhiều vào một vài mục tiêu; đảm bảo nền tài chính lành mạnh, đặc biệt giữ cân bằng cần thiết trong cán cân thanh toán và có nguồn dự trữ quốc gia mạnh.
(Nguồn: báo đầu tư chứng khoán).
Như vậy nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào các nước khác, người khác hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ để áp đặt khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế trước những biến động của thị trường, trước sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính bên ngoài, nó vẫn có khả năng cơ bản duy trì sự ổn định và phát triển trước sự bao vây, cô lập và chống phá của các thế lực thù địch, nên vẫn có khả năng đứng vững không bị sụp đổ, không bị rối loạn.
(Tài liệu nghiên cứu văn kiện đại hội IX của Đảng, NXB CTQG, Hà Nội 2001, tr 109).
Trong thời đại ngày nay, độc lập tự chủ về kinh tế không còn được hiểu đó là một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, mà được đặt trong mối quan hệ biện chứng với mở cửa, hội nhập, chủ dộng tham gia sự giao lưu, hợp tác và cạnh tranh quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và lợi thế so sánh của quốc gia. Điều này có nghĩa là độc lập tự chủ về kinh tế cũng đồng thời hội nhập được vào nền kinh tế quốc tế.
2.5. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
Nếu như chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế mà không có xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ thì quốc gia đó có phát triển bền vững được không? Câu trả lời ở đây là không. Qua những bài học kinh nghiệm sâu sắc mà một số nước châu á rút ra sau khi bị rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nặng nề năm 1997-1998, là sự phụ thuộc của nền kinh tế về vốn, công nghệ, thị trường nước ngoài và sự đầu cơ trục lợi của những nhà kinh doanh tiền tệ qua thị trường chứng khoán và các luồng vốn ngắn hạn. Các nền kinh tế này vượt qua được giai đoạn khó khăn, nhanh chóng phục hồi một phần rất quan trọng, theo đánh giá của các nhà phân tích kinh tế nước ngoài là do nền kinh tế Mỹ mấy năm qua có sự tăng trưởng khá. Tuy nhiên, hiện nay khi nền kinh tế Mỹ đang ngập trong trong khó khăn, nhất là sau sự kiện 11-9-2001 vừa qua người ta lại dự đoán rằng nền kinh tế một số nước châu á khó bề vươn dậy vì đã dựa quá nhiều vào xuất khẩu, không tranh thủ thời cơ tiến hành những cải cách trong nước nhằm đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế của mình. Rồi nữa, nợ nần và những hậu quả nghiêm trọng bất ổn chính trị, lật đổ, đảo chính, chiến tranh giữa các phe phăi, đặc biệt nạn đói luôn đe doạ mạng sống hàng triệu người... là minh chứng cho thấy chỉ biết sống dựa vào bên ngoài, phụ thuộc hẳn vào bên ngoài thì sẽ chẳng bao giờ phát triển được nền kinh tế đất nước.
Theo tổng kết của UNĐP (tổ chức hỗ trợ phát triển của liên hiệp quốc) cho rằng “từ khi diễn ra quá trình toàn cầu hoá đến nay trên thế giới có 10 nước giàu lên, nhưng có 180 nước nghèo đi, trong đó có 60 nước GDP bình quân đầu người thấp hợ trước khi tham gia toàn cầu hoá. Tổng kết những nước vay nợ để phát triển cho thấy chưa đến 10% số nước có khả năng trả được bợ, số còn lại trở thành con nợ lưu cữu”.
(Tài liệu nghiên cứu văn kiện đại hội IX của Đảng, nxb: CTQG Hà Nội 2001 tr25).
Qua những số liệu tổng kết ở trên chúng ta thấy rằng nếu một quốc gia không tự mình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ mà chỉ phụ thuộc vào các phe phái mạnh hơn hoặc phụ thuộc vào một nước lớn hơn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm cho nền kinh tế của quốc gia đó luôn chịu sự ảnh hưởng đối với từng biến động của nền kinh tế quốc gia khác và sẽ không tự mình đứng dậy được khi có sự biến kinh tế xảy ra. Như vậy nền kinh tế của quốc gia đó sẽ luôn lạc hậu và chậm tiến. Đó chính là lý do vì sao trong quá trình hội nhập kinh tế phải gắn liền với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Như vậy xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ và tác động lẫn nhau cùng đi đến mục đích cuối cùng là tạo ra sự phát triển nền kinh tế của quốc gia đó. Đồng thời giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế còn là mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Mối quan hệ bên trong là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và mối quan hệ bên ngoài là hội nhập kinh tế quốc tế. Và cả hai mối quan hệ này đều tác động trực tiếp đến sự phát triển đất nước trong đó xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là yếu tố quyết định đến vận mệnh của đất nước còn hội nhập kinh tế quốc tế là nhân tố thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Bởi chỉ có xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta mới có đầy đủ tư cách và thực lực để chủ động hội nhập đúng hướng và hiệu quả kinh tế quốc tế và ngược lại, chỉ có chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ xung sức mạnh nội lực còn khiếm khuyết, thiếu hụt, rút ngắn con đường phát triển nhằm không ngừng tự hoàn thiện mình để giữ vững hơn nữa độc lập tự chủ. Hơn nữa, muốn chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách đúng đắn và mạnh mẽ không thể không bắt đầu từ nền tảng sức mạnh tổng thể của một nền kinh tế độc lập tự chủ. Nếu vấn đề thứ nhất là tiền đề là điều kiện đảm bảo cho vấn đề thứ hai thì đến lượt nó, vấn đề thứ hai lại là hệ quả, là động lực, là môi trường phát triển mới của vấn đề thứ nhất. Đó là một quá trình biện chứng.
Vấn đề dặt ra ở đây là phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ như thế nào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
ở đây xây dựng “độc lập, tự chủ” không có nghĩa là tự biệt lập hoặc cô lập mình mà phải chủ động hội nhập quốc tế và khu vực “mở cửa” không có nghĩa là “ngó cửa”, “hội nhập” không phải là “hoà tan”. Phải nắm bắt được khả năng nội lực của quốc gia để linh hoạt trong hợp tác đối ngoại kinh tế.
Như đã nói ở trên xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thànhmột xu thế lớn của kinh tế thế giớivà quan hệ kinh tế quốc tế từ vài thập niên trở lại đây .Xu hướng này lôi cuốn nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh. Do vậy, để hội nhập mà không hoà tan rất cần sự tỉnh táo nhìn nhận trong thực tế tự do hoá thương mại một số nước giàu lên trong khi một số nước khác nghèo hẳn đi. Ngay trong từng nước sự tự do thương mại cũng có lợi cho tầng lớp này, nhưng lại có hại cho tầng lớp khác. Cụ thể như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tuy tự do hoá thương mại nhưng vẫn duy trì chính sách bảo hộ hàng nông sản - thế mạnh chủ lực của các nước kém phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng . Hoặc như vụ kiện cá ba sa của Việt Nam vừa qua, về thực chất chính là để bảo vệ những ngành kinh tế không còn đủ sức cạnh tranh. Điều này liệu có công bằng : trên thực tế chính phủ các nước, dưới áp lực của cử tri bỏ phiếu cho mình không thể nào đồng ý những điều khoản thương mại có thể gây hại cho một bộ phận, một ngành kinh tế của họ.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế hiện nay, các nước giàu đã thành công trong việc thiết lâp “cuộc chơi” tự do hoá thương mại với những luật chơi do họ đặt ra. Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đã thành công trong việc buộc các nước khác gỡ bỏ những rào cản để hàng công nghiệp và dịch vụ của mình tràn vào các nước này. Ngược lại họ cũng lại thành công trong việc duy trì mức thuế cao đánh vào hàng nông sản nhập khẩu đơn giản là vì luật chơi trong tay kẻ mạnh
Nói như vậy, không có nghĩa là sân chơi không “đẹp” thì không chơi mà việc tham dự một cách tích cực vào sân chơi này là chuyện tất yếu và không thể phủ nhận, vì bên cạnh những mặt chưa được vẫn còn rất nhiều mặt được và vấn đề là tận dụng các cơ hội này như thế nào?

File đính kèm:

  • docT065.doc
Giáo án liên quan