Tiểu luận Phân tích một số trường hợp cụ thể để làm rõ nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân –kết quả
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Phương pháp nghiên cứu 5
Chương 1 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN 5
1.1 Phạm trù nguyên nhân - kết quả 5
1.2 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 5
1.2.1 Nguyên nhân tác động tới kết quả 6
1.2.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân. 8
1.2.3 Nguyên nhân và kết quả có thế thay đổi vị trí cho nhau 8
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 8
Chương 2 VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 10
2.1 Giới thiệu thực trạng 10
2.2 Nguyên nhân 11
2.3 Kết quả 12
2.4 Giải pháp 13
Chương 3 VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 14
3.1 Giới thiệu thực trạng 14
3.2 Nguyên nhân 14
3.3 Kết quả 15
3.4 Giải pháp 17
Chương 4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN 18
4.1 Giới thiệu thực trạng 18
4.2 Kết quả 18
4.3 Nguyên nhân 19
KẾT LUẬN 21
dụng vào trường hợp riêng biệt nhất định, nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau, cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác lại là kết quả và ngược lại’’. 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân quả. Trong thế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định. Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn. Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả. Chương 2 VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 2.1 Giới thiệu thực trạng Môi trường là nơi con người tồn tại, sinh sống và phát triển. Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt đời sống của con người. Thế nhưng hiện nay, môi trường trên thới giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng đã và đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm môi trường có thể được khái quát như sau: - Những bãi rác khổng lồ đang hình thành càng nhiều xung quanh các khu dân cư ven đô và những thành phố lớn. - Mỗi ngày có hàng nghìn lít khí độc hại thải vào môi trường. - Nguồn nước sinh hoạt của người dân và nước các con sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. * Thực tế ở Việt Nam: nhiều công ty, doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lí trực tiếp ra sông - Công ty Vedan xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông Thị Vải. - Công ty TNHH Xuân Hòa ở Vĩnh Phúc xây dựng đường ống ngầm rồi bơm bùn thải ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm mạch nước ngầm và lòng đất. - Công ty Miwon ở Phú Thọ đã làm một đường ống nước thải đổ ra sông Hồng, gây ô nhiễm nguồn nước sông nghiên trọng. - Có gần 200 doanh nghiệp, trong đó điển hình là cụm công nghiệp Hoàng Gia, cụm công nghiệp Long An - Long Đình xả thẳng nước thải ra sông Vàm Cỏ Đông gây ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. 2.2 Nguyên nhân Ta có thể thấy hiện nay có các loại ô nhiễm điển hình như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm sóng Từ đó có thể khái quát được một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. - Khí thải từ xe máy, ô tô, các khu công nghiệp, bên cạnh đó là hơn 50% dân số chủ yếu ở các nước đang phát triển sử dụng than, củi và rơm rạ để đun nấu là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Đây cũng là nguyên nhân gây ra 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế giới và 4%trường hợp bị đau ốm. VD: các khí độc là cacbon monoxit, đioxit lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon và oxit nito là các chất thải công cộng và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương được tạo ra khi các oxit nito phản ứng với nước và không khí xúc tác với ánh sáng mặt trời. - Tại các đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hay nhà vệ sinh làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước. Ở nhiều vùng, nước thải sinh hoạt không được xử lí mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải chảy ra sông, rạch, ao hồ gây thiếu hụt oxi, làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không tồn tại. Ngoài ra việc xử lí các chất thải công cộng và sinh hoạt chưa hợp lí, có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư xả trực tiếp rác thải, nước thải chưa qua xử lí ra sông, hồ cùng với việ sở dụng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, thuốc trừ sâudùng trong công nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước và đất. - Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực quân sự và y học. Việc xử lí chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng than đốt vô cùng khó khăn. Việc chôn vĩnh viễn các loại chất thải này là chuyện không thể. Quá trình khai thác urani tuy không ra chất thải phóng xạ nguy hiểm nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp. Điều này gây ảnh hưởng rất nguy hiểm tới môi trường. - Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn của các phương tiện tham gia giao thông, tiếng ồn của các công trình xây dựng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt, học tập, làm việc của người dân. 2.3 Kết quả - Đối với sức khỏe con người Ô nhiễm không khí có thể giết nhiều cơ thể sống, trong đó có con người. Ô nhiễm ôzôn có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vòm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp 14000 cái chếtmooix ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước chưa được xử lí. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn, nước uống có thể gây ung thư. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, mất ngủ - Đối với hệ sinh thái + Đioxit lưu huỳnh và các oxit nito có thể gây ra mưa axit làm giảm độ PH của đất. + Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. + Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quang hợp. + Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, phá hủy dần các khu vực du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. 2.4 Giải pháp -Người dân tự nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn môi trường. -Nhà nước đề ra các chính sách, quyết định về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Đồng thời, tăng cường việc thanh tra, điều tra và xử lí nghiêm những cá nhân, đơn vị, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường. -Tuyên truyền, giáo dục ý thức về môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, internet Chương 3 VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 3.1 Giới thiệu thực trạng Việt Nam - một quốc gia đang trên đà phát triển, một đất nước đang hướng nền kinh tế sang công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì luôn phải đối mặt với không ít những thách thức. Những vấn đề giải quyết việc làm cho người dân đang là vấn đề đáng quan tâm hơn cả, nhất là khi đặt vào thực tế tình hình dân số nước ta hiện nay. Với dân số trung bình cả nước năm 2010 là 86,97 triệu người trên diện tích khoảng 331051,4 km2 thì mật độ dân số của Việt Nam là khá đông so với các nước trên thế giới. Theo kết quả tra lao động và việc làm, tại thời điểm 01/4/2010 cả nước có 77,3% người từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, trong đó khu vực thành thị là 69,4%; khu vực nông thôn 80,0%; lao động nam 81,8%; lao dộng nữ 73%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động là 4,31% trong đó khu vực thành thị là 1,95%; khu vực nông thôn là 5,24%; lao động nam 4,2%; lao động nữ là 4,44%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,43%; khu vực nông thôn là 2,27%; lao động nữ 3,58%. 3.2 Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ yếu đó là sự gia tăng dân số tự nhiên không ngừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau 10 năm (từ 1999 đến 2009), dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người. Như vậy, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng gần 1 triệu người. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì theo dự báo tỷ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động đến năm 2020 là 2,5%, tương đương 1,468 triệu người. Đây quả là một con số không hề nhỏ. - Chất lượng lao đông của lao động người Việt Nam còn hạn chế. Một ví dụ điển hình chứng minh cho điều này: Khảo sát năm 2009 tại 3 thành phố lớn Đà Nẵng, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh có trên 100 nghìn việc làm cần tuyển lao động, tuy nhiên số người lao động đến đăng ký tuyển dụng chỉ bằng 17% nhu cầu kể trên, số người lao động đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng chỉ có 6%. Với bản chất là một đất nước mang truyền thống của nền nông nghiệp lúa nước, đặt trong tình hình hiện nay khi mà kinh tế đang dần chuyển sang công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì lại có những đòi hỏi về chất lượng của con người tham gia lao động rất khác nhau. Những tác phong làm việc của chúng ta từ trước đến nay không còn phù hợp với tình hình hiện tại, sự thiếu kinh nghiệm cũng như thái độ đối với công việc chưa đúng đắn cũng ảnh hưởng tới vấn đề giải quyết việc làm. - Do xu hướng chạy theo xu thế thời đại. Một ngành nghề đang thiếu người trầm trọng nhưng có một số ngành thì lại thừa nguồn nhân lực. Cụ thể được biết trong kì tuyển sinh đại học năm 20910 vừa qua, số lượng thí sinh đăng kí làm hồ sơ dự tuyển vào các ngành trong khối kinh tế cao hơn hẳn so với số lượng thí sinh đăng kí dự thi cào các ngành trong khối kĩ thuật hay một số ngành nghề khác. Nhiều người không tìm hiểu xem bản thân mình phù hợp với ngành nào, có thể làm nghề gì mà đã vội vàng quyết định thi vào một ngành phù hợp với bản thân. Và còn một số những nguyên nhân khác nữa cũng ảnh hưởng tới vấn đề việc làm của nước ta hiện nay. Chúng ta cần xem xét một cách toàn diện để có thể hạn chế tối đa những vấn đề trên 3.3 Kết quả - Qua những nguyên nhân nói trên, chúng ta có thể nhân thấy được những kêt quả mà các vấn đề trên mang đến cho xã hội. Kết quả đáng nói nhất đó chính là vấn đề đông dân, đây cũng chính là tiền đề chủ yếu dẫn tới thiếu việc làm cho một bộ phận lớn dân cư trong xã hội, và đặc biệt đó đa phần lại là giới trẻ hiện nay. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem nếu một số lượng đông các thanh niên mà không có việc làm ổn định thì sẽ mang lại cho xã hội những vấn đề gì? Khi không có việc làm ổn định, nhất định chúng ta sẽ không có đủ khả năng nuôi chính bản thân mình. Trong khi đó nhu cầu đời sống của người dân ngày một nâng cao, nếu không thể đáp ứng đủ những yếu tố đó thì c
File đính kèm:
- Trần Hải Yến.doc