Tiểu luận Những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trong triết học cổ điển Đức

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI, KHOA HỌC VÀ NÉT ĐẶC THÙ CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC 3

1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học 3

1.2. Nét đặc thù của triết học cổ điển Đức. 3

Chương 2: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÉP BIỆN

CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRONG TRIẾT HỌC CỔ

ĐIỂN ĐỨC 6

2.1. Imanue Cantơ 6

2.2. Những thành tựu và hạn chế về phép biện chứng của Hêghen 10

 2.2.1. Triết học của Hêghen xét theo hệ thống là triết học duy

 tâm khách quan 11

2.2.2 Phép biện chứng duy tâm của Hêghen- Một thành tựu vĩ đại

của triết học cổ điển Đức. 13

2.2.3. Quan điểm về xã hội của Hêghen 14

2.3. Sơ lược về nhà triết học Lútvích PhoiơBắc (1804-1872).

Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa duy vật Lútvích PhoiơBắc 15

2.3.1. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Lútvích PhoiơBắc. 16

2.3.2. Quan niệm về tự nhiên: 18

2.3.3. Đối với vấn đề nhận thức luận: 18

2.3.4. Quan niệm của Lútvích PhoiơBắc về con ng¬ười 19

2.3.5. Quan niệm của Lútvích PhoiơBắc về đạo đức và tôn giáo 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trong triết học cổ điển Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nhân loại.
2.2. Những thành tựu và hạn chế về phép biện chứng của Hêghen
Gióocgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc, triết học của ông là “tập đại thành” của triết học cổ điển Đức – một tiền đề lý luận của triết học Mácxít. Theo nhận xét của Ph.Ăngghen, ông “không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên trong mọi lĩnh vực, ông xuất hiện ra là một ngời vạch thời đại”.4. C.Mác và Ph.Ăngghen; Toàn tập,Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội,1995, t21, tr397
Gióocgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen sinh năm 1770 trong một gia đình quan chức cao cấp ở Stútga thuộc Đức, sau đó theo học khoa triết học và thần học ở đại học tổng hợp Tubingen. Thời trẻ, ông chủ yếu quan tâm nghiên cứu các vấn đề lịch sử, pháp quyền và tôn giáo. Những năm 1800-1803, Gióocgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen làm quen và kết bạn với Senlinh và chịu ảnh hưởng các tư tưởng Senlinh. Từ đây, ông bắt đầu chủ yếu say mê các vấn đề triết học.
 Hêghen vừa là nhà biện chứng, đồng thời là nhà triết học duy tâm khách quan. Triết học của ông đầy mâu thuẫn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận tính khách quan của những nguyên nhân bên trong, vốn có của sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Hênghen đã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ thống triết học duy tâm của mình, Hênghen không chỉ tình bày các phạm trù như chất, lượng, phủ định, mâu thuẫnmà còn nói đến các quy luật như “lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”, “phủ định của phủ định” và quy luật mâu thuẫn. Nhưng tất cả cái đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối. 
 2.2.1. Triết học của Hêghen xét theo hệ thống là triết học duy tâm khách quan
Ý niệm tuyệt đối là điểm xuất phát, là nền tảng của triết học Hêghen. Theo ông, ý niệm tuyệt đối là thực thể sinh ra mọi cái trên thế giới, là đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên của con người. Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta, từ những sự vật, hiện tượng tự nhiên cho đến những sản phẩm hoạt động của con người chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, con người là sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người chính là công cụ để tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình, trở về chính bản thân mình.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, ý niệm là phản ánh của vật chất, hiện thực vào ý thức con người. Nhưng Hêghen đã tách nó ra khỏi con người, làm cho nó thành đấng tối cao sáng tạo ra tự nhiên và nhân loại.
Hêghen đã biến khái niệm chung, biến ý niệm do con người phản ánh hiện thực thành một bản chất độc lập, tách rời con người, tách rời thực tế khách quan thành một thực thể tinh thần bí ẩn và gọi đó là ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối và cho rằng tinh thần ấy đẻ ra các hiện tượng tự nhiên.
Triết học duy tâm khách quan của Hêghen cũng được thể hiện trong toàn bộ hệ thống triết học của ông. Hệ thống triết học của Hêghen gồm ba phần:
 Lôgic học- học thuyết về các quy luật phổ biến của vận động và phát triển, về các nguyên tắc lý tính dùng làm cơ sở cho mọi cái đang tồn tại.
 Triết học về tự nhiên- triết học đem lại bức tranh về sự phát triển của giới tự nhiên dưới hình thức duy tâm.
 Triết học về tinh thần trong triết học này, dưới hình thức lịch sử của tinh thần, Hêghen trình bày lịch sử của con người và sự tự nhận thức của con người.
Dựa vào các thành tựu của các khoa học tự nhiên đương thời, Hêghen thừa nhận rằng, giới tự nhiên nằm trong quá trình vận động và phát triển từ vô cơ- hữu cơ- con người. Con người có khả năng phản ánh giới tự nhiên, và khi con người phản ánh được đầy đủ giới tự nhiên, cũng có nghĩa là ý thức của con người đã quay trở về điểm khởi đầu của nó là ý niệm tuyệt dối. Ý thức của mỗi cá nhân được Hêghen khảo sát coi như là sự tái diễn tư duy của toàn nhân loại, trải qua các thời kỳ khác nhau.
Từ khái quát trên cho thấy rằng, triết học của Hêghen xét theo hệ thống, là triết học duy tâm khách quan và kết cấu hệ thống triết học là siêu hình, là duy tâm khách quan vì ông thừa nhận tinh thần thế giới là cái có trước, giới tự nhiên (vật chất) là cái có sau, là phụ thuộc, là phát sinh từ tinh thần thế giới hay ý niệm tuyệt đối. Là siêu hình vì ông cho sự phát triển có tận cùng, khi có nhận thức đầy đủ giới tự nhiên thì giới tự nhiên không vận động và phát triển về mặt thời gian mà chỉ vận động về mặt không gian.
2.2.2 Phép biện chứng duy tâm của Hêghen- Một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển Đức.
Giá trị to lớn của triết học Hêghen đối với nền triết học cổ điển Đức là phép biện chứng mà hạt nhân của nó là tư tưởng về sự phát triển. Tuy nhiên, cần thấy rằng phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, tức là phép biện chứng về sự phát triển của các khái niệm được ông đồng nhất với bản chất sự vật. Ông viết: phép biện chứng “nói chung là nguyên tắc của mọi vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi hiện thực. Cái biện chứng còn là linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính” 5.G.V.Ph.Hênghen: BKTT các khoa học triết học, Matxcơva. 1974, t.I, tr.206.
.
Những luận điểm về phép biện chứng của triết học Hêghen có cả trong ba phần, nhưng trong Lôgic thể hiện rõ nhất. Luận điểm xuyên suốt toàn bộ phép biện chứng của Hêghen là: “Tất cả cái gì là hiện thức, đều là hợp lý và tất cả cái gì là hợp lý, đều là hiện thực” 6.C.Mác- Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, t.VI, tr.361.
.
Theo Hêghen, hiện thực không phải là tồn tại nói chung, mà là tồn tại trong tính tất yếu của nó, đó là “hiện thực trong sự phát triển. Xa rời tư tưởng này thì mọi ý niệm, lý tưởng chỉ là những điều ảo tưởng, và triết học là một hệ thống những điều bịa đặt rỗng tuếch” 7. G.V.Ph.Hênghen: BKTT các khoa học triết học, Matxcơva. 1974, t.I, tr.90.
.
Hêghen đã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Đó cũng chính là “ý nghĩa thật sự và tích chất cách mạng của triết học Hêghen”8. Sđd, tr.363
.
2.2.3. Quan điểm về xã hội của Hêghen
Trong quan điểm về xã hội của mình, bên cạnh những tư tưởng phản tiến bộ, Hêghen đã nêu ra nhiều tư tưởng biện chứng quý báu về sự phát triển của đời sống xã hội, trong đó, ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu bản chất và nguồn gốc nhà nước.
Khác với nhiều nhà triết học trước đó, lý giải nguồn gốc nhà nước từ khế ước xã hội, Hêghen tìm nguồn gốc nhà nước từ mâu thuẫn xã hội. Ông viết: “Nhà nước hiện đại và chính phủ hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cáp, khi sự chênh lệch giàu nghèo trở nên quá lớn”9. G.V.Ph.Hênghen: Triết học lịch sử. Các tác phẩm, t.III, M-L 1929-1959, tr.82.
.
Hêghen cho rằng, chiến tranh là một hiện tượng vĩnh viễn và là một tất yếu trong lịch sử, nhờ có các cuộc chiến tranh “mà thể trạng đạo đức của các dân tộc mới được bảo toànChiến tranh bảo vệ các dân tộc tránh khỏi sự thối nát”10.Sđd, VIII, tr.23
. Và ông cũng cho rằng, lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ quan trong hoạt động của con người. Ông khẳng định: trong xã hội “không có gì có thể được tiến hành mà không động đến lợi ích của những người tham gia hoạt động không có sự say mê thì không có gì vĩ đại trên thế giới được tạo ra cả”.11. Sđd, tr.35
Như vậy theo quan điểm xã hội, Hêghen là người đứng trên lập trường của chủ nghĩa Sôvanh, đề cao dân tộc Đức, miệt thị các dân tộc khác, coi nước Đức là “hiện thân của tinh thần vũ trụ mới”. Chế độ Nhà nước Phổ đương thời được Hêghen xem nó như đỉnh cao của sự phát triển nhà nước và pháp luật.
Tóm lại, Hêghen là nhà triết học duy tâm khách quan đồng thời là nhà biện chứng. Là nhà triết học duy tâm khách quan, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước vật chất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào con người, tạo ra thực tại khách quan. Giới tự nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối”. tính đa dạng của thực tiễn được Hêghen xem như kết quả tác động và sáng tạo của ý n

File đính kèm:

  • docHàn Thị Mận.doc
Giáo án liên quan