Tiểu luận Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng
MỤC LỤC
Lời nói đầu
I. Phân biệt phép biện chứng và phép siêu hình
II. Sự hình thành phép biện chứng trong thời kỳ cổ đại
1. Phép biện chứng trong triết học Ấn Độ cổ đại
2. Phép biện chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại
3. Phép biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại
III. Sự hình thành phép biện chứng thời kỳ phục hưng và cận đại ở Tây Âu
1. Phép biện chứng trong thời kỳ phục hưng
2. Phép biện chứng trong thời kỳ cận đại
IV. Sự hình thành phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
1. Phép biện chứng của Imanuen Cantơ
2. Phép biện chứng của Hêghen
V. Sự hình thành phép biện chứng duy vật Mácxít
1. Phép biện chứng duy vật trong giai đoạn Mác - Ăngghen
2. Giai đoạn Lênin bảo vệ và phát triển phép biện chứng duy vật Mácxít
VI. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lịch sử hình thành phép biện chứng
Lời kết
Tài liệu tham khảo
cổ đại. Về mặt bản thể luận, Đêmôcrít đã có công đưa lý luận nhận thức duy vật lên một bước mới. Khác với nhiều nhà triết học trước đó, phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, Đêmôcrít đã chia nhận thức thành hai dạng là nhận thức cảm tính và nhận thức chân lý. Mặc dù triết học của Đêmôcrít còn mang tính chất thô sơ, chất phác song những đóng góp của ông về các tư tưởng biện chứng và thế giới quan duy vật là rất đáng ghi nhận. h. Xôcrát và Platôn Xôcrát và Platôn là hai đại diện tiêu biểu của hệ thống triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại. Triết học Xôcrát có đóng góp quan trọng vào việc tạo ra bước tiến mới trong sự phát triển triết học Hy Lạp cổ đại. Nếu các nhà triết học trước Xôcrát chủ yếu bàn về vấn đề khởi nguyên thế giới, về nhận thức luận thì Xôcrát là người đầu tiên đưa đề tài con người trở thành chủ đề trọng tâm nghiên cứu của triết học phương Tây. Theo Xôcrát, ý thức về sự vật của những người trong đàm thoại, ngoài những yếu tố chủ quan còn có nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tính tổng quát. Ông cho rằng nếu không hiểu cái chung, cái phổ biến thì người ta không thể phân biệt được cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu. Muốn phát hiện ra cái thiện phổ biến thì phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận, toạ đàm, luận chiến. Đây chính là yếu tố biện chứng trong triết học Xôcrát, song nó lại dựa trên lập trường duy tâm vì Xôcrát cho rằng giới tự nhiên là do thần thánh an bài. Platôn là học trò của Xôcrát. Các quan điểm triết học của ông chứa đựng những yếu tố biện chứng. Ông thừa nhận sự vận động của thế giới song đó chỉ là vận động theo sự điều khiển của ý niệm. Ông chia thế giới thành hai loại: - Thế giới của những ý niệm: là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn, tuyệt đối và là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính. - Thế giới của các sự vật cảm tính: là thế giới tồn tại không chân thực, thường xuyên biến đổi và phụ thuộc vào thế giới của những ý niệm. Lý luận nhận thức của Platôn cũng chứa đựng những yếu tố biện chứng thông qua các khái niệm đối lập và phương pháp đối chiếu những mặt đối lập. Nhưng đó là biện chứng duy tâm - biện chứng của các khái niệm, tách rời hiện thực, từ bỏ cảm giác, chỉ nhận thức bằng tư duy thuần tuý. Tóm lại, phép biện chứng duy tâm của Xôcrát và Platôn còn nhiều hạn chế do chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đương thời. Song sự xuất hiện của hệ thống triết học Platôn cùng với phép biện chứng duy tâm đã để lại dấu ấn trong lịch sử triết học bằng cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học Đêmôcrít và Platôn, tạo điều kiện cho tư duy triết học Hy Lạp cổ đại có cơ hội khám phá và phát triển. i. Arixtốt Xu hướng duy vật và tư tưởng biện chứng trong triết học tự nhiên của Arixtốt thể hiện ở ông thừa nhận tự nhiên là toàn bộ sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi, không có bản chất của sự vật tồn tại bên ngoài sự vật, hơn nữa sự vật nào cũng là một hệ thống và có quan hệ với các sự vật khác. Ông cho rằng, vận động gắn liền với các vật thể, với mọi sự vật hiện tượng của giới tự nhiên. Ông cũng khẳng định, vận động là không thể bị tiêu diệt, đã có vận động và mãi mãi sẽ có vận động. Trong lập luận này, ông đã tiến gần đến quan niệm vận động là tự thân của vật chất. Song cuối cùng ông lại rơi vào duy tâm khi cho rằng thần thánh là nguồn gốc của mọi vận động. Tuy nhiên, nếu như trước đây Hêraclít và Đêmôcrít chưa phân biệt được các hình thức của vận động thì đến Arixtốt là người đầu tiên đã hệ thống hoá các hình thức vận động thành sáu dạng khác nhau. Lý thuyết về vận động của Arixtốt là một thành quả có giá trị cao của khoa học cổ Hy Lạp. Về lôgíc học, Arixtốt đã cố gắng giải quyết mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng nhưng ông không giải quyết được vấn đề chuyển hoá từ cái riêng thành cái chung. Lôgíc học hình thức của Arixtốt tuy chưa hoàn hảo song ông đã để lại cho nhân loại một môn khoa học về tư duy. Chính ông đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng mà không tách rời chúng khỏi hiện thực. Tuy nhiên, do hạn chế về lịch sử và là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô Hy Lạp cho nên về bản thể luận triết học, ông dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nên ông lại rơi vào phái nhị nguyên luận. Tóm lại, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện rất rõ nét cuộc đấu tranh giữa biện chứng và siêu hình mà song song với nó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Với các thành tựu nổi bật như thuyết nguyên tử của Đêmôcrít, phép biện chứng duy tâm của Xôcrát, Platôn và phép biện chứng chất phác của Arixtốt, triết học Hy Lạp cổ đại đã bao chứa mầm mống của tất cả thế giới quan về sau này và đánh dấu sự phát triển tư duy biện chứng trong lịch sử triết học nhân loại. Chính vì vậy, Lênin coi phép biện chứng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là khởi nguyên lịch sử phép biện chứng. III. Sự hình thành phép biện chứng thời kỳ phục hưng và cận đại ở tây âu Trước khi bước sang thế kỷ XV- XVI ở Tây Âu là thời đại phục hưng, lịch sử triết học đã trải qua thời kỳ trung cổ với sự thống trị của tư tưởng thần học. Do đó, chủ nghĩa kinh viện trở thành nét chủ đạo của triết học Tây Âu thời trung cổ. Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm được biến tướng thành cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm của phái Duy danh và Duy thực. Có thể nói đây là bước lùi tạm thời trong lịch sử phát triển tư duy triết học nói chung và tư duy biện chứng nói riêng, song vẫn chứa đựng những nhân tố cho sự phát triển mới của triết học trong thời đại phục hưng. 1. Phép biện chứng trong thời kỳ phục hưng Trong thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được khôi phục và biến đổi cùng với sự biến đổi của khoa học tự nhiên và dựa vào những thành tựu của khoa học tự nhiên để tiến hành cuộc đấu tranh chống thế giới quan thần học. Nhiều học thuyết triết học thời kỳ này đã phục hồi phép biện chứng tự phát thời cổ đại và khái quát thành những thành tựu của khoa học tự nhiên tiên tiến. Một số tư tưởng biện chứng nổi bật của thời kỳ này được thể hiện trong triết học của Kudan và Brunô. a. Triết học Kudan Tư tưởng biện chứng của Kudan được thể hiện qua học thuyết về sự phù hợp của các mặt đối lập. Song lập trường triết học của ông lại không thoát khỏi tính chất duy tâm thần bí khi cho rằng Thượng đế là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Kudan cũng đã nêu lên tính tương đối của nhận thức con người, mặc dù còn hạn chế song nó đã đặt nền móng cho tư tưởng biện chứng về quá trình nhận thức cho triết học về sau. b. Triết học của Brunô Brunô có vai trò quan trọng trong sự phát triển phép biện chứng. Ông nêu ra tư tưởng biện chứng về sự phù hợp của các mặt đối lập trong sự thống nhất vô tận của vũ trụ. Theo ông, trong giới tự nhiên, mọi cái đều có liên hệ với nhau và đều vận động. Cái này mất đi thì cái khác ra đời, không chỉ là sự vận động mà còn là sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập, ví dụ như tình yêu chuyển thành căm thù và ngược lại hay thuốc độc cũng chữa được bệnh. Về mặt nhận thức luận, Brunô đã đưa ra quan niệm biện chứng trong việc nhận thức giới tự nhiên. Ông cho rằng ai muốn nhận thức những bí mật của giới tự nhiên thì hãy xem xét cái tối thiểu và cái tối đa của những mâu thuẫn và những mặt đối lập. Mặc dù có những tư tưởng tiến bộ nhưng thế giới quan triết học của Brunô vẫn chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học sai lầm của Arixtốt coi vật chất đầu tiên là hoàn toàn thụ động, phải nhờ đến tính năng động của hình dạng thì nó mới có tính năng động. 2.Phép biện chứng trong thời kỳ cận đại Triết học thời kỳ này gắn chặt với các thành tựu của khoa học tự nhiên. Nếu như triết học cổ đại dựa trên cơ sở quan sát và các phỏng đoán thiên tài thì thời kỳ này triết học lại dựa vào các thành tựu của khoa học tự nhiên, khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và được chứng minh bằng khoa học tự nhiên. Các nhà khoa học tự nhiên thời kỳ này cũng đồng thời là nhà triết học. Tuy nhiên, triết học Tây Âu thời cận đại lại rơi vào siêu hình, máy móc. Các nhà khoa học thời kỳ này đi sâu vào từng lĩnh vực riêng biệt để nhận thức. Điều này cho phép nhận thức sâu sắc về tự nhiên song lại tạo ra một thói quen xem xét tự nhiên trong trạng thái cô lập, tĩnh tại của nó. Từ đó làm xuất hiện sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình. Tuy nhiên một số học thuyết triết học thời kỳ này vẫn chứa đựng những quan điểm biện chứng sâu sắc, với các đại biểu như Phrăngxi Bêcơn, Barút Xpinôda, Rơnê Đêcáctơ. a. Triết học của Phrăngxi Bêcơn Về cơ bản, P. Bêcơn là một nhà duy vật, ông thừa nhận thế giới là sự kết hợp những biến đổi khác nhau của vật chất và đã có vật chất thì nó luôn vận động, biến đổi. Ông đưa ra 19 hình thức vận động, trong đó có một hình thức đặc biệt là đứng im. Tuy bàn về sự vận động song ông lại quy vận động thành các hình thức vận động cơ học, vì vậy, P.Bêcơn chưa thoát khỏi quan điểm của một nhà duy vật siêu hình. Tuy nhiên, cống hiến mới của ông là đã coi đứng im là một hình thức vận động và coi vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Về nhận thức luận, P. Bêcơn có đóng góp lớn về phép quy nạp trong nhận thức, song ông lại đề cao nhận thức kinh nghiệm. Vì vậy, nhãn quan triết học của ông vẫn mang tính chất siêu hình. b. Triết học của Barút Xpinôda Xpinôda là một nhà tư tưởng duy vật xuất sắc của Hà Lan. Triết học của ông chứa đựng một số yếu tố biện chứng, thể hiện qua nguyên lý Causasui (nguyên nhân tự nó). Trong đó, ông cho rằng quan hệ giữa thực thể và dạng thức là sự thống nhất giữa cái chung và cái đơn nhất, giữa cái duy nhất và cái đa dạng. Tư tưởng này đã đi gần tới quan điểm về mối liên hệ phổ biến và sự ràng buộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên. Về nhận thức luận, ông cho rằng con người có khả năng nhận thức thế giới song ông lại rơi vào quan điểm siêu hình khi cường điệu hoá nhận thức kinh nghiệm, hạ thấp vai trò của tư duy trừu tượng và khái quát khoa học. c. Triết học của Rơnê Đêcáctơ Rơnê Đêcáctơ là đại biểu xuất sắc nhất của triết học Pháp t
File đính kèm:
- T093.doc