Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cấp 2-3 Dương Văn An

Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỷ thuật và văn minh công nghệ thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

 Với phương châm xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, Đảng ta xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỷ năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn thực hiện được điều trên, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Điều này đã được khẳng định tại văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa 8: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục.”

Như vậy, giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai. Để đào tạo nên con người mới “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội, đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Cụ thể là đội ngũ giáo viên phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo.

Trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An mới thành lập gần 3 năm. Chất lượng đội ngũ giáo viên của trường còn non yếu. Bên cạnh những ưu điểm trẻ, khỏe, nhiệt tình, kiến thức mới, cơ bản đội ngũ giáo viên của trường còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục.

Với những lý do khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên, cùng với quá trình lĩnh hội những kiến thức của các thầy cô giáo truyền đạt tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo và kinh nghiệm của bản thân trong công tác tại trường cấp 2-3 Dương Văn An, tôi nhận thấy việc tìm kiếm một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cấp 2-3 Dương Văn An là vấn đề rất bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường trong giai đoạn hiện nay, vì thế tôi đã chọn đề tài này.

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cấp 2-3 Dương Văn An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc phân công.
 + Học sinh đa số chăm ngoan, hiếu học.
 + Cơ sở vật chất tuy chưa khang trang nhưng cũng đảm bảo để dạy và học hai ca. Sách giáo khoa, tài liệu và thiết bị dạy học tuy còn nghèo nàn nhưng cũng đủ ở mức tối thiểu phục vụ giảng dạy cho giáo viên và học tập của học sinh.
 - Khó khăn:
 + Là đơn vị mới thành lập được hơn hai năm, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, sân chơi, bãi tập chưa đảm bảo, hệ thống phòng bộ môn chưa có.
 + Giáo viên chưa đồng bộ, có môn còn thiếu, chủ yếu sinh viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm nhiều trong giảng dạy và công tác.
 + Nhân dân, phụ huynh có đời sống kinh tế còn khó khăn, thu nhập chủ thấp, chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, phu huynh học sinh nằm sinh nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng xấu của thiên tai, phần nào hạn chế đến việc đầu tư cho con em đến trường học tập.
 + Chất lượng đầu vào khối Trung học phổ thông thấp.
 + Các tổ chức đoàn thể trong trường thiếu kinh nghiệm trong hoạt động.
 + Thiếu các văn bản pháp quy đã ban hành từ những năm trước, thiếu tài liệu tham khảo cho các đoàn thể, tổ chuyên môn.
2.2. Một số kết quả đạt được trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình.
 2.2.1. Về quy mô phát triển trường lớp
 - Năm học 2003-2004 là thời điểm thành lập trường. Tổng số lớp là 16 trong đó gồm 12 lớp Trung học cơ sở và 4 lớp Trung học phổ thông với số lượng học sinh là 737. Huyện Lệ Thuỷ kiểm tra và công nhận đạt phổ cập Trung học cơ sở vào ngày 2/10/2004. Ban giám hiệu gồm có 2 đồng chí, 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó. Có 2 tổ chuyên môn (tự nhiên và xã hội). Cơ sở vật chất có 13 phòng học và các phòng chức năng. Bước đầu đã hình thành sân chơi, bãi tập. 
 Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là sự nỗ lực, đoàn kết, nhất trí của toàn thể Hội đồng sư phạm, bộ mặt nhà trường từng bước thay đổi, gặt hái nhiều thành tích.
 - Năm 2005-2006, trường có 30 lớp (khối Trung học cơ sở có 13 lớp, khối Trung học phổ thông 17 lớp), với số lượng học sinh là 1307.
 Tình hình đội ngũ: 
 +Tổng số giáo viên của trường là 50 (trong đó có 35 giáo viên trình độ đại học).
 +Ban giám hiệu gồm có 3 đồng chí (1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó).
 +Tổ chuyên môn gồm 4 tổ.
 Cơ sở vật chất: 17 phòng học, 1 phòng thực hành, 1 phòng thư viện, 1 phòng máy và các phòng chức năng khác.
2.2.2. Về công tác quản lý
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường, đồng chí hiệu trưởng đã chủ động hơn trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; phân công cho một đồng chí hiệu phó cùng các tổ trưởng chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; có biện pháp kiểm tra, đánh giá, xếp loại từng giáo viên về chất lượng giảng dạy và giáo dục. Có kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức như tập trung tại Sở Giáo dục, tại cụm, tại trường, đặc biệt là công tác tự bồi dưỡng. Phương pháp tổ chức ngày một đa dạng và phong phú với mục tiêu huy động được nhiều nhất số giáo viên tham gia bồi dưỡng. 
2.2.3. Về đội ngũ giáo viên
 Phần đông đội ngũ giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy. Đội ngũ giáo viên của trường cơ bản đủ về số lượng. Về chất lượng thì đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, thân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần cầu tiến. Hằng năm, chất lượng chuyên môn được nâng cao dần từng bước. Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng ngoài những thời điểm bồi dưỡng tập trung.
2.2.4. Về các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
 Chi bộ Đảng gồm 12 đồng chí, thực sự là những hạt nhân tiêu biểu trong chuyên môn. Chi bộ Đảng nhà trường luôn vạch ra được các chủ trương ngày càng phù hợp với tình hình hoạt động của trường và mang tính khả thi. 
Tổ chức công đoàn nhà trường luôn làm tròn trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên giáo viên, cán bộ nhân viên, phát động và duy trì tốt các đợt thi đua theo chủ điểm trong năm học.
 Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn giữ vững được kỷ cương, trật tự nề nếp học tập, sinh hoạt của học sinh, làm tốt phong trào thi đua học tập tốt, lao động tốt. Từ đó, tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi và những sân chơi bổ ích trong nhà trường.
 Các tổ chuyên môn được thành lập bao hàm nhiều môn học trong đó có phân ra từng nhóm chuyên môn. Các tổ trưởng và nhóm trưởng thực sự có vai trò quan trọng, là nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. 
2.3. Những tồn tại trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình.
 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình còn có một số tồn tại cần khắc phục nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường để thực hiện được mục tiêu cũng như chiến lược giáo dục và đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 2001-2010, đó là:
Về phía quản lý: 
 Cán bộ quản lý của trường mới đề bạt, chưa kinh qua nhiều trong hoạt động quản lý, thiếu kinh nghiệm trong chỉ đạo. 1 đồng chí theo học lớp hoàn thiện cao đẳng, 1 đồng chí theo học thạc sĩ. Sự thiếu hụt về số lượng dẫn đến sự chưa sâu sát trong quản lý nhà trường, đặc biệt là công tác quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ.
 Công tác kiểm tra chất lượng của nhà trường mới chỉ nêu ra kế hoạch, phó mặc cho các tổ chuyên môn, chưa có sự phối hợp giữa ban giám hiệu cùng các tổ trưởng trong kiểm tra toàn diện đối với giáo viên.
 Công tác thi đua dạy tốt còn mang tính chủ điểm, chủ yếu tập trung theo các đợt thi đua trong năm như: Chủ điểm chào mừng quốc tế phụ nữ 8-3, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3
Về phía giáo viên: 
 Số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn còn nhiều. Tỷ lệ phân công giữa các môn chưa đồng đều. Số lượng giáo viên còn thiếu. Số giáo viên đạt chuẩn (tốt nghiệp đại học sư phạm) đa số mới ra trường, năng lực giảng dạy còn hạn chế. Số giáo viên có tuổi đời cũng như tuổi nghề cao thì yếu về năng lực chuyên môn, trình độ chưa đạt chuẩn, chủ yếu lấy từ nguồn giáo viên trung học cơ sở, có sức ì trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, số giáo viên này chưa thực sự là hạt nhân trong chuyên môn.
 Các tổ trưởng chuyên môn còn non yếu về kinh nghiệm quản lý cũng như hạn chế về năng lực chuyên môn nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình còn lúng túng, điều hành tổ nặng về hình thức quản lý hành chính, chưa phát huy được nội lực của các thành viên trong tổ, còn thụ động theo kế hoạch định sẵn của nhà trường. Vai trò của đồng chí tổ trưởng chưa năng động, thiếu tính sáng tạo trong hình thức sinh hoạt tổ, chưa tìm ra được đặc thù của từng môn. Nhìn chung, các tổ chuyên môn mới dừng lại ở tính hình thức, nặng về đối phó.
 Do sự nới lỏng trong công tác quản lý nên việc bồi dưỡng đội ngũ của cán bộ giáo viên chưa được nâng cao. Một số giáo viên chưa xác định rõ tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp, thiếu sự nhạy bén, sự mẫn cảm, thiếu khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay.
 Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân vẫn còn có một số đồng chí giáo viên thờ ơ, tỏ ra có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu sự học hỏi, thiếu ý thức cầu tiến.
 Một số giáo viên còn ngần ngại khi được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
 - Mặc dù có cố gắng song do cơ sở mới thành lập, điều kiện tài chính còn hạn hẹp nên nhà trường chưa chú tâm nhiều đến việc động viên, khuyến khích vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Nguồn kinh phí đầu tư cho chuyên môn chưa thoả đáng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đáp ứng yêu cầu cho việc giảng dạy.
 2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình.
 Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và sự phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lý trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề đặt ra mang tính cấp bách là:
 Một là, vấn đề lập kế hoạch nhân sự đội ngũ.
 Hai là, vấn đề phân công, bố trí giáo viên.
 Ba là, vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trên các phương diện: bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; bồi dưỡng kiến thức; bồi dưỡng kỹ năng sư phạm.
 Bốn là, thực hiện biện pháp động viên, khuyến khích vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
 Những vấn đề nêu trên được thể hiện bằng hệ thống các biện pháp ở chương 3.
Chương III: Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình.
3.1. lập quy hoạch, tuyển chọn, bổ sung nhân sự đội ngũ.
 Lập quy hoạch nhân sự là việc xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường.
 Khi lập quy hoạch nhân sự, hiệu trưởng cần căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo định biên cho các cơ sở giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, căn cứ vào nội dung, kế hoạch giáo dục và thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
 Các biện pháp cụ thể trong lập quy hoạch nhân sự đối với trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay là:
 - Rà soát tình hình nhân sự.
 - Phân loại số lượng, chất lượng đội ngũ.
 - Lập kế hoạch nhân sự trên cơ sở yêu cầu của năm học mới.
 - Chú trọng công tác lựa chọn tổ trưởng chuyên môn, là người có phẩm chất, có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao, có năng lực chuyên môn vững vàng.
 - Xây dựng tổ chuyên môn mang tính lồng ghép: chọn các môn tương đồng vào một tổ, tìm hạt nhân nổi trội làm tổ trưởng và nhóm trưởng. Khi năng lực chuyên môn và số lượng giáo viên của một số bộ môn tăng,

File đính kèm:

  • docieu luan em Hoai.doc