Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

 Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định:

“ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay.

 Sau 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là:“.đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ( NQ TW 6 khoá IX ).

 Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý dạy học và đây cũng là nội dung cần cải tiến , đổi mới của trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

 Trường THPT Đồng Hỷ là một trường thuộc huyện miền núi phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, qua quá trình quản lý và thực hiện công tác giáo dục đào tạo chương trình trung học phổ thông cho con em đồng bào các dân tộc trong huyện, nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thích hợp và có hiệu quả. Song cũng như nhiều trường THPT khác trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đặt ra là chất lượng dạy học đại trà, xét một cách thực chất là chưa cao. Để khắc phục nhược điểm đó, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tăng cường quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng và cần thiết.

 Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị trong khoá học tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”.

 

doc31 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sự cố gắng nỗ lực của tất cả các thành viên, dưới sự quản lý có hiệu quả của Ban Giám hiệu nhà trường và các tổ chức đoàn thể, đã xây dựng được Hội đồng giáo dục đoàn kết, gắn bó, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trường. Các tổ chức đoàn thể nhà trường luôn có sự phối hợp, gắn kết hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường.
	- Công đoàn nhà trường liên tục nhiều năm đạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh, công đoàn cơ sở xuất sắc.
	- Đoàn TNCS HCM của trường được Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn tặng bằng khen.
	- Chất lượng đại trà từng bước đạt chỉ tiêu của cấp trên đề ra.
	- Số lượng học sinh giỏi toàn diện tương đối ổn định so với chỉ tiêu đề ra
	+ Năm học 2002-2003: 124 giải ( Khối 10, 11, 12 )
+ Năm học 2003-2004: 126 giải ( Khối 10, 11, 12 )
+ Năm học 2004-2005: 67 giải ( Khối 12)
- Chất lượng đội ngũ ngày càng được củng cố và ổn định trong xu thế phát triển .
- Nền nếp, kỷ cương, trật tự trên các lĩnh vực của nhà trường tương đối tốt.
2.3 Một số tồn tại trong việc quản lý dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ. 
2.3.1. Về chất lượng dạy học:
	- Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tuy đã tăng nhưng chưa có học sinh giỏi quốc gia.
	- Chất lượng đại trà: Tỷ lệ tốt nghiệp khá cao nhưng kết quả khảo sát chất lượng của học sinh khối 10, 11 còn thấp, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng hàng năm chưa cao.
2.3.2. Phân tích nguyên nhân:
	a. Chất lượng đầu vào:
	 Những học sinh xuất sắc ở trung học cơ sở thì hầu hết đã sang trường chuyên hoặc các trường điểm của thành phố, chỉ có rất ít em do hoàn cảnh khó khăn mới học tại trường, do đó chất lượng mũi nhọn của nhà trường rất hạn chế.
	b. Chất lượng đội ngũ giáo viên:
	- Bên cạnh những giáo viên giỏi, hăng say công tác còn tồn tại một số giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Một số giáo viên cao tuổi, sức khoẻ yếu có biểu hiện chủ quan, ngại đổi mới.
	c. Việc chỉ đạo quá trình dạy học:
	- Nền nếp dạy học được duy trì tốt, nhưng chưa đều khắp ở tất cả các giáo viên, vẫn còn một số ngại khó, làm chưa thực chất, còn có tính đối phó, hình thức. Cán bộ quản lý còn e ngại, nể nang, có nhắc nhở nhưng chưa đôn đốc, uốn nắn một cách kiên quyết.
	- Việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện tương đối tốt nhưng chưa đồng đều ở các tổ, có tổ tiến hành còn chưa có chất lượng, sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang tính sự vụ, hành chính.
	- Phần lớn các em học sinh học tập tích cực, hăng say nhưng một số học sinh chưa chăm học, đáng chú ý là số học sinh này có phương pháp học tập thụ động, ỷ lại, không chịu khó suy nghĩ, về nhà ít hoặc không học bài và làm bài tập. Thói quen này có nguyên nhân do không ít giáo viên có tư tưởng thành tích, đánh giá không đúng với trình độ của học sinh. Thói quen này đã được hình thành nhiều năm khi các em còn học ở các lớp dưới, nó đi đôi với việc các em bị rỗng các kiến thức cơ bản, khiến cho việc học tập của các em kém hiệu quả và việc thay đổi thói quen này rất khó khăn. Hiện tượng quay cóp, học lệch còn khá phổ biến
	- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém chưa được thực hiện thường xuyên liên tục , do thiêú phòng học.
2.4 Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ.
Qua phân tích thực trạng về quản lý quá trình dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ, chúng tôi nhận thấy có 6 vấn đề đặt ra là:
1.Cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường về việc cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.
2.Kiện toàn bộ máy chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học của người quản lý.
3.Tăng cường xây dựng và củng cố nền nếp dạy học.
4.Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua " dạy tốt, học tốt".
5.Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
6. Kết hợp các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho quá trình dạy học.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những điểm yếu đã phân tích ở trên để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ.
Chương III
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.
 Để có thể nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải tạo được trong tập thể sư phạm nhà trường một môi trường đoàn kết với tinh thần hăng hái và ý chí quyết tâm cao .
 3.1.1. Tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các văn kiện, nghị quyết của Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, làm cho mọi người nắm vững và thấm nhuần quan điểm của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trong đó giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức và được coi là quốc sách hàng đầu.
 3.1.2. Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo làm cho toàn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng, những ưu điểm to lớn cũng như những yếu kém cần phải khắc phục hiện nay.
 3.1.3. Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, khẳng định vai trò quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của địa phương.
3.2. Kiện toàn hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học dưới sự điều hành, chỉ đạo của người cán bộ quản lý.
 Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà trường mà cốt lõi là hoạt động dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần thiết phải có bộ máy chuyên môn vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu chung.
 Việc phân công, sắp xếp bộ máy đòi hỏi thể hiện tính dân chủ và tinh thần trách nhiệm cao.
	- Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của giáo viên.
	- Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người.	
	- Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian dài.
 Để chỉ đạo hoạt động dạy tốt, học tốt thì người lãnh đạo phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu ngoài ra còn phải nắm vững cơ sở lý luận của công tác quản lý, các thành tố cơ bản của quá trình dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh, cơ sở vật chất thiết bị dạy học và môi trường.
 Người cán bộ quản lý phải tổ chức lao động một cách khoa học thì mới nâng cao được hiệu quả quản lý đó là:
	- Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian một cách hợp lý.
	- Thực hiện tốt việc phân công, giao trách nhiệm cho cấp dưới.
	- Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
	- Có phong cách quản lý khoa học : cương quyết, dứt khoát, dân chủ.
	- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân.
3.3 Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học:
 Xây dựng nền nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường có ý thức tự giác và tự quản, có tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm trong tập thể. Hình thành thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nền nếp kỷ cương trong nhà trường làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học.Để chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học cần làm tốt các công việc sau:
 3.3.1 Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện các nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nền nếp và đồng đều ở các bộ phận.
 a) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chuyên môn, cá nhân, các đoàn thể một cách khoa học, sát với thực tiễn và chi tiết, cụ thể. Các loại kế hoạch đều được thảo luận một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao. 
 b) Ngay từ đầu năm học, các quy chế chuyên môn phải được thực hiện đúng theo quy định:
 	 - Ra vào lớp đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu, các trường hợp đổi giờ, dạy thay đều phải thông qua Ban giám hiệu. Thực hiện đúng phân phối chương trình, chấm, trả bài đúng thời gian qui định.
	 - Các loại hồ sơ chuyên môn phải đảm bảo đầy đủ, có chất lượng. c)Ban Giám hiệu phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, phân công trực lãnh đạo để theo dõi, điều hành từng buổi học và xử lý các tình huống kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế. Khi phát hiện những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc cần sớm chấn chỉnh, tránh hiện tượng nể nang, ngại va chạm hoặc chỉ nhắc nhở chiếu lệ làm cho nề nếp khó đi vào ổn định.
 d) ổn định và duy trì nền nếp học tập ở các lớp. Học sinh phải có đủ sách, vở, đồ dùng học tập. Thống nhất trong toàn trường ngay từ giờ học thứ hai trong phân phối chương trình của môn học giáo viên phải thực hiện đều đặn các hình thức kiểm tra bài cũ. Trong tiết học, học sinh không được ra ngoài (trừ những trường hợp đặc biệt). Trong các buổi học, bảo vệ không cho học sinh ra khỏi cổng trường tránh hiện tượng một số học sinh bỏ giờ đi chơi.
 Ngay từ đầu năm học, học sinh được học các nội quy, quy định của nhà trường đối với mỗi học sinh và nhiệm vụ của học sinh THPT. Các giáo viên chủ nhiệm tổ chức đội ngũ cán bộ lớp duy trì nền nếp sinh hoạt và học tập của lớp mình.
 3.3.2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nền nếp chuyên môn:
 - Tổ chuyên môn làm nhiệm vụ phân công giảng dạy một cách hợp lý, phát huy cao nhất năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần / tháng có hiệu quả, thường xuyên cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt:
 	+ Rút kinh nghiệm các giờ dạy, thiết kế giáo án dạy các bài khó trong chương trình .
	 + Sinh hoạt theo chuyên đề mà giáo viên đã đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm, phương pháp chuẩn bị và dạy các bài thực hành của bộ môn.
 - Họp cán bộ giáo viên mỗi tháng một lần vào tuần thứ nhất của tháng để kiểm điểm công tác tháng trước và thông qua triển khai kế hoạch công tác trong tháng.
 - Đánh giá xếp loại thi đua 2 tháng 1 lần đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên, cuối kỳ có sơ kết rút kinh nghiệm.
 - Nền nếp giáo viên cần đạt những yêu cầu sau:
 	

File đính kèm:

  • docNguyet Anh.doc