Tiểu luận Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan.

Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những mặt, những mối liên hệ giống nhau, hay lặp lại ở nhiều cái riêng. Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính qui luật, sự lặp lại.

Giữa cái riêng và cái chung luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của minh; còn cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung.

Với vai trò là một cái riêng, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam cũng tuân theo những quy luật chung mang tính bản chất của kinh tế thị trường, đồng thời cũng chứa đựng những đặc điểm, bản sắc đặc trưng, vốn có, riêng của Việt nam.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 8521 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quan
Xét về hoàn cảnh lịch sử, xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta là kinh tế phong kiến. Ngoài ra nước ta vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước khốc liệt, mà ở đó, cơ sở vật chất vốn đã ít ỏi còn bị tàn phá nặng nề.
 	Sau chiến tranh, ta tiếp tục xây dựng nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung dựa trên hình thức sở hữu công cộng về TLSX. Trong thời gian đầu sau chiến tranh, với sự nỗ lực của nhân dân ta, cùng sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống XHCN mà mô hình kế hoạch hoá đã phát huy được tính ưu việt của nó. Từ một nền kinh tế lạc hậu và phân tán, bằng công cụ kế hoạch hoá nhà nước đã tập trung vào tay mình một lượng vật chất quan trọng về đất đai, tài sản và tiền bạc để ổn định và phát triển kinh tế. Nền kinh tế kế hoạch hoá trong thời kỳ này tỏ ra phù hợp, đã huy động ở mức cao nhất sức người sức của cho tiền tuyến.
 	Sau ngày giải phóng miền Nam, trên bức tranh về nền kinh tế nước ta tồn tại một lúc cả ba gam màu: kinh tế tự cấp tự túc, kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá. Do sự không hài hoà giữa các nền kinh tế và sự chủ quan cứng nhắc không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lý mà chúng ta đã không tạo ra được động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường... Lúc này, nước ta đồng thời cũng bị cắt giảm nguồn viện trợ từ các nước XHCN. Tất cả những nguyên nhân đó đã khiến cho nền kinh tế nước ta trong những năm cuối thập kỷ 80 lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân bị giảm sút, thậm chí ở một số nơi còn bị nạn đói đe doạ. Nguyên nhân của sự suy thoái này là từ những sai lầm cơ bản như:
 Ta đã thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất trên một qui mô lớn trong điều kiện chưa cho phép, khiến cho một bộ phận tài sản vô chủ và không sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn đang rất khan hiếm của đất nước trong khi dân số ngày một gia tăng với tỉ lệ khá cao 2, 2%.
 Thực hiện việc phân phối theo lao động cũng trong điều kiện chưa cho phép. Khi tổng sản phẩm quốc dân thấp đã dùng hình thức vừa phân phối bình quân vừa phân phối lại một cách gián tiếp đã làm mất động lực của sự phát triển.
Việc quản lý kinh tế của nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chính, mệnh lệnh theo kiểu thời chiến không thích hợp với yêu cầu tự do lựa chọn của người sản xuất và người tiêu dùng đã không kích thích sự sáng tạo của hàng triệu người lao động.
 	Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường, CNTB đã đạt được những thành tựu về kinh tế- xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Cũng nhờ kinh tế thị trường, quản lý xã hội đạt được những thành quả về văn minh hành chính, văn minh công cộng; con người nhạy cảm, tinh tế, với khả năng sáng tạo, sự thách thức đua tranh phát triển. Do mắc phải những sai lầm như trên mà để phát triển kinh tế XHCN ở nước ta không thể chấp nhận việc tiếp tục kế hoạch hoá tập trung như trước. Với tinh thần tích cực sửa đổi, sau khi đã nhận ra những sai lầm, tại đại hội VI của Đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Đến đại hội VII Đảng ta xác định việc đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan và trên thực tế đang diễn ra việc đó, tức là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là một sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tế. 
Ta đã chính thức chấp nhận kinh tế thị trường một cách cơ bản, cùng những ưu điểm của nó một cách tổng thể, lâu dài mà không còn đơn thuần phủ nhận như trước nữa (rằng kinh tế thị trường chỉ là đặc trưng riêng có của CNTB; nước ta không đi theo CNTB thị cũng không thể áp dụng kinh tế thị trường trong phát triển kinh tế). Đảng ta còn chỉ rõ rằng nền kinh tế thị trường có sự phù hợp với thực tế nước ta, phù hợp với các qui luật kinh tế và với xu thế của thời đại:
Nếu không thay đổi cơ chế kinh tế, vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì không thể nào có đủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa muốn nói đến tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất. Thực tế những năm cuối của thập kỷ tám mươi đã chỉ rõ thực hiện cơ chế kinh tế cũ cho dù chúng ta đã liên tục chúng ta đã liên tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, nhưng hiệu quả của nền sản xuất xã hội đạt mức rất thấp. Sản xuất không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tích luỹ hầu như không có, đôi khi còn ăn lạm cả vào vốn vay của nước ngoài.
 Do đặc trưng của nền kinh tế tập trung là rất cứng nhắc nên nó chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn ngắn và chỉ có tác dụng phát triển kinh tế theo chiều rộng. Nền kinh tế chỉ huy ở nước ta tồn tại quá dài nên nó không những không còn tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển mà nó còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Xét về sự tồn tại thực tế ở nước ta những nhân tố của kinh tế thị trường. Về vấn đề này có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng thị trường ở nước ta là thị trường sơ khai. Nhưng thực tế kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển đạt được những mức phát triển khác nhau ở hầu hết các đô thị và các vùng đồng bằng ven biển. Thị trường trong nuớc đã được thông suốt và vươn tới cả những vùng hẻo lánh và đang được mở rộng với thị trường quốc tế. Nhưng thị trường ở nước ta phát triển chưa đồng bộ, còn thiếu hẳn thị trường đất đai và về cơ bản vẫn là thị trường tự do, mức độ can thiệp của nhà nước còn rất thấp.
 Xu hướng chung phát triển kinh tế của thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế chính là tiềm lực kinh tế. Mục đích của các chính sách, của các quốc gia là tạo được tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện, thất nghiệp thấp. Kinh tế đã trở thành thước đo chủ yếu, vai trò và sức mạnh của mỗi dân tộc, là công cụ chủ yếu để bảo vệ uy tín và duy trì sức mạnh của các đảng cầm quyền. 
	Như vậy việc chuyển sang kinh tế thị trường là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh tế. Tuy nhiên ta không được phép chỉ tiếp thu hình thức kinh tế thị trường từ chế độ TBCN (vốn được đẩy lên giai đoạn phát triển rất cao so với những thời kỳ trước) mà từ đó còn phải xây dựng một nền kinh tế thị trường mới về chất, thể hiện sự phát triển, phủ định biện chứng đối với nền kinh tế thị trường TBCN. 
3.2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta:
3.2.1. Nền kinh tế nước ta mang bản chất của nền kinh tế thị trường thế giới:
Trước hết, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, nên nó tuân theo mọi quy luật của kinh tế thị trường: quy luật cung- cầu, quy luật giá trị thặng dư, quy luật lưu thông tiền tệ...
 	Các loại thị trường, các mối quan hệ thị trường được phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện trình độ cao trong việc phân công lao động thành nhiều ngành nghề. Sự khác biệt về sở hữu tài sản đã được chấp nhận (không còn chỉ chấp nhận hình thức sở hữu nhà nước, tập thể như trước) và lợi nhuận trở thành động lực phát triển. Theo đó, đã hình thành một lớp người mới năng động hơn, bám sát thị trường hơn và "biết làm kinh tế hơn". ở nước ta hiện nay cũng hình thành và tồn tại cả những khuyết tật của kinh tế thị trường: tâm lý quá coi trọng đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, sự phân cực giàu nghèo quá mức, kinh tế phát triển mất cân đối. Kinh tế thị trường nước ta cũng có sự quản lý của nhà nước để khống chế, giảm bớt những khuyết tật đó cùng những tác hại của nó. Nhưng tuy nhiên, những khuyết tật đó vẫn còn tồn tại âm ỉ trong xã hội và trong suy nghĩ của một số người. 
 Nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay cũng tuân theo xu hướng chung phát triển kinh tế thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế, tiến tới hoà nhập thành một thị trường chung trên toàn thế giới. Tương quan giá cả của các loại hàng hoá trong nước cũng ngày càng gần gũi hơn với tương quan giá cả hàng hoá quốc tế. 
3.2.2. Những nét đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam:
	Nếu trong CNTB hiện đại, kinh tế thị trường đặt dưới sự quản lý của nhà nước tư sản độc quyền vì lợi ích của giai cấp tư sản, thì trong nền kinh tế thị trường nằm dưới sự quản lý của nhà nước XHCN nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng con người, và vì con người. Để thực hiện mục tiêu đó, phải tìm kiếm nhiều giải pháp, không giản đơn chỉ xem xét quan hệ sở hữu mà là giải quyết đồng bộ từ vấn đề sở hữu, quản lý, phân phối; tìm động lực cho sự phát triển trên cơ sở xây dựng vật chất- kỹ thuật cho xã hội mới, là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế phát triển. Đường lối phát triển đó đã được Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; luôn giữ vững định hướng XHCN trong quả trình đổi mới, kết hợp với sự kiên định về mục tiêu, nguyên tắc và linh hoạt trong giải pháp. 
 	Chúng ta không coi kinh tế thị trường là mục tiêu mà chỉ là một công cụ, giải pháp, phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Cùng với việc sử dụng động lực của kinh tế thị trường, ngay từ đầu, Đảng ta chủ trương phát triển lực lượng sản xuất phải đi đôi với xây dựng quan hệ sản xuất, đặc biệt là những yếu kém về quản lý và phân phối, xây dựng quan hệ con người với con người, một xã hội giàu tình thương và lòng nhân ái; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo, làm cho thị trường mang tính nhân văn hơn. 
 	Dưới CNTB, kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, bất bình đẳng, bất công; nhưng nền kinh tế thị trường trong xã hội XHCN vẫn mang tính cạnh tranh, sử dụng cạnh tranh làm động lực phát triển nhưng không cạnh tranh dã man; tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, khuyến khích làm

File đính kèm:

  • docT064.doc
Giáo án liên quan