Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Môc lôc

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1. Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

1.1. Vật chất 3

1.1.1. Định nghĩa vật chất .3

1.1.2. Các đặc tính của vật chất .4

1.2. í thức 6

1.2.1. Kết cấu của ý thức .6

1.2.2. Nguồn gốc của ý thức 8

1.2.3. Bản chất của ý thức 9

1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 9

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY.

2.1. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị 10

2.2. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay 12

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

 

 

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và xã hội loài người mới hình thành và phát triển. Lao động là phương thức tồn tại cơ bản đầu tiên của con người, đồng thời ngay từ đầu đã liên kết con người với nhau trong mối quan hệ khách quan, tất yếu; mối quan hệ này đến lượt nó nảy sinh nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lao động, nhu cầu"cần phải nói với nhau một cái gì". Và kết quả là ngôn ngữ ra đời. Ngôn ngữ được coi là cái vỏ vật chất của tư duy,với sự xuất hiện của ngôn ngữ, tư tưởng con người có khả năng biểu hiện thành hiện thực trực tiếp, trở thành tín hiệu vật chất tác động tới giác quan của con người và gây ra cảm giác. Nhờ có nó mà con người có thể giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, thông qua đó mà ý thức cá nhân trở thành ý thức xã hội, và ngược lại. Chính nhờ trừu tượng hoá và khái quát hoá tức là quá trình hình thành thực hiện ý thức, chính nhờ nó mà con người có thể đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng đồng thời tổng kết hoạt động của mình trong toàn bộ quá trình phát triển lịch sử.
 Bản chất của ý thức
Từ việc xem xét nguồn gốc của ý thức, có thể thấy rõ ý thức có bản tính phản ánh, sáng tạo và bản tính xã hội.
Bản tính phản ánh thể hiện về thế giới thông tin bên ngoài, là biểu thị nội dung được từ vật gây tác động và được truyền đi trong quá trình phản ánh. Bản tính của nó quy đinh mặt khách quan của ý thức, tức là phải lấy kháh quan làm tiền đề, bị nó quy định nội dung phản ánh là thế giới khách quan.
í thức ngay từ đầu đã gắn liền với lao động, trong hoạt động sáng tạo cải biến và thống trị tự nhiên của con người và đã trở thành mặt không thể thiếu của hoạt động đó. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở chỗ nó không chụp lại một cách thụ động nguyên xi mà gắn liền với cải biến, quá trình thu nhập thông tin gắn liền với quá trình xử lý thông tin. Tính sáng tạo của ý thức còn thể hiện ở khả năng gián tiếp khái quát thế giới khách quan ở quá trình chủ động, tác động vào thế giới đó.
Phản ánh và sáng tạo liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, không có phản ánh thì không có sáng tạo vì phản ánh là điểm xuất phát là cơ sở của sáng tạo. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa thu nhận xử lý thông tin, là sự thống nhất mặt khách quan chủ quan của ý thức.
í thức chỉ được nảy sinh trong lao động, hoạt động cải tạo thế giới của con người. Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ mà là hoạt động xã hội. ý thức trước hết là thức của con người về xã hội và hoàn cảnh và những gì đang diễn ra ở thế giới khách quan về mối liên hệ giữa người và người trong quan hệ xã hội. Do đó ý thức xã hội hình thành và bị chi phối bởi tồn tại xã hội và các quy luật của tồn tại xã hội đó. ý thức của mỗi cá nhân mang trong lòng nó ý thức xã hội. Bản tính xã hội của ý thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh trong sáng tạo. Sự thống nhất đó thể hiện ở tính năng động chủ quan của ý thức, ở quan hệ giữa nhân tố vật chất và nhân tố ý thức trong hoạt động cải tạo thế giới quan của con người.
1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 
Lênin đã chỉ ra rằng, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong phạm vi hạn chế: trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước, cái gì là cái có sau. Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó chỉ là tương đối. Như vậy để phân ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, để xác định bản tính và sự thống nhất của thế giới cần có sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất và ý thức trong khi trả lời cái nào có trước cái nào quyết định. Không như vậy sẽ lẫn lộn hai đường lối cơ bản trong triết học, lẫn giữa vật chất và ý thức và cuối cùng sẽ xa rời quan điểm duy vật. Song sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ là sự tương đối như là những nhân tố, những mặt không thể thiếu được trong hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động thực tiễn con người, ý thức có thức có thể cải biến được tự nhiên, thâm nhập vào sự vật, không có khả năng tự biến thành hiện thực, nhưng thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể cải tiến được, thâm nhập vào sự vật, hiện thực hoá những mục đích mà nó đề ra cho hoạt động của mình. Điều này bắt nguồn từ chính ngay bản tính phản ánh, sáng tạo và xã hội của ý thức và chính nhờ bản tính đó mà chỉ có con người có ý thức mới có khả năng cải biến và thống trị tự nhiên, bắt nó phục vụ con người. Như vậy tính tương đối trong sự đối lập giữa vật chất và ý thức thể hiện ở tính độc lập tương đối, tính năng động của ý thức. Mặt khác đời sống con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong đó những nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng và những nhu cầu vật chất cũng bị tinh thần hoá. Khẳng định tính tương đối của sự đối lập giữa vật chất và ý thức không có nghĩa là khẳng định cả hai yếu tố có vai trò như nhau trong đời sống và hoạt động của con người. Trái lại, triết học Mác-Lênin khẳng định rằng, trong hoạt động của con người những nhân tố vật chất và ý thức có tác động qua lại ,song sự tác động đó diễn ra trên cơ sở tính thứ nhất của nhân tố vật chất so với tính thứ hai cuả ý thức.
Trong hoạt động của con người, những nhu cầu vật chất xét đến cùng bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động của con người vì nhân tố vật chất quy định khả năng các nhân tố tinh thần có thể tham gia vào hoạt động của con người, tạo đIều kiện cho nhân tố tinh thần hoặc nhân tố tinh thần khác biến thành hiện thực và qua đó quy định mục đích chủ trương biện pháp mà con người đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sữa chữa bổ bổ sung cụ thể hoá mục đích chủ trương biện pháp đó. Hoạt động nhận thức của con người bao giờ cũng hướng đến mục tiêu cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu sống. Hơn nữa, cuộc sống tinh thần của con người xét đến cùng bị chi phối và phụ thuộc vào việc thoả mãn nhu cầu vật chất và vào những điều kiện vật chất hiện có. Khẳng định vai trò cơ sở, quyết định trực tiếp nhân tố vật chất, triết học Mác-Lênin đồng thời cũng không coi nhẹ vai trò của nhân tố tinh thần, tính năng động chủ quan. Nhân tố ý thức có tác động trở lại quan trọng đối với nhân tố vật chất. Hơn nữa, trong hoạt động của mình, con người không thể tạo ra các đối tượng vật chất, cũng không thể thay đổi được những quy luật vận động của nó. Do đó, trong quá trình hoạt động của mình con người phải tuân theo quy luật khách quan và chỉ có thể đề ra những mục đích, chủ trương trong phạm vi vật chất cho phép.
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ í THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị.
Như chúng ta đã biết, giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Nhân tố vật chất giữ vai trò quyết định còn nhân tố ý thức có tác động trở lại nhân tố ý thức. Nhân tố vật chất trong nhiều trường hợp ý thức có tác dụng quyết định đến sự thành bại của con người. Điều này thể hiện rõ trong các đường lối chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng. Vai trò tích cực của ý thức chỉ được trong một thời gian nhất định và điều kiện cụ thể vì thế giới vẫn tồn tại khách quan và vận động, theo đó ý thức phải biến đổi phù hợp với nó, nếu tiêu cực thì sớm muộn cũng bị đào thải, nhưng xét đến cùng thì ý thức vẫn là nhân tố thứ hai quyết định. Và ta thấy nếu kinh tế của một nước giàu, xã hội phát triển cao nhưng chính trị mất ổn định, luôn đấu tranh giai cấp thì đất nước đó không thể yên ấm hoà bình được và cuộc sống người dân tuy đầy đủ, sung túc nhưng sẽ luôn lo âu. Do đó nếu chính trị ổn định thì dân mới yên tâm làm ăn và xây dựng một xã hội phát triển, đất nước giàu mạnh.
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thay đổi theo từng hình thái kinh tế cụng xó nguyờn thủy - chiếm hữu nụ lệ - phong kiến - tư bản chủ nghĩa - chủ nghĩa xó hội. Trình độ tổ tổ chức quản lý và tính chất hiện đại của nền sản xuất sẽ là nhân tố quy định trình độ và mức sống của xã hội, bởi sản xuất vật chất là nền tảng hình thành tất cả các quan hệ xã hội đời sống tinh thần của xã hội. Hiện thực lịch sử đã chỉ ra rằng mọi quan hệ của đời sống xã hội bao gồm quan hệ chính trị, nhà nước pháp quyền, đạo đức, khoa học, tôn giáo đều hình thành biến đổi gắn liền với kinh tế và sản xuất nhất định. Trong đó theo Mác quan hệ sản xuất giữa người với người là cơ bản quyết định tất cả các quan hệ khác.
Sản xuất vật chất hay kinh tế là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất khi tham gia vào quá trình phân hoá và hoàn thiện các chức năng của con người, thoả mãn các nhu cầu của con người và xã hội. Sản xuất vật chất môi trường tự nhiên, điều kiện xã hội đòi hỏi thể lực, trí tuệ và nhân cách con người phải phát triển thích ứng với nó. Yêu cầu khách quan của việc phát triển kinh tế, sản xuất cho khoa học kĩ thuật và điều kiện sinh hoạt xã hội ngày càng phát triển hoàn thiện. Đó chính là cơ sở quyết định sự hoàn thiện của con người, chính trị, xã hội, là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Sự phong phú đa dạng của vật chất sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và đời sống tinh thần trong quá trình sản xuất là cơ sở nảy sinh sự phát triển năng lực tinh thần của con người. Nói cho cùng nhu cầu của con người về vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định vì con người trước hết phải ăn mặc, ở rồi đến vui chơi giải trí. Hoạt động nhận thức của con người trước hết hướng tới mục tiêu cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu sống và cuộc sống của con nguươì phụ thuộc vào nhu cầu vật chất và những điều kiện hiện có.
Nền kinh tế của một nước là nền tảng để cho nước đó tiếp tục phát triển các chủ trương biện pháp trong việc phát triển kinh tế vào công cuộc bảo vệ xây dựng đất nước. Căn cứ vào tình hình kinh tế mà có những chính sách phù hợp nhằm đem lại lợi ích cao cho xã hội và cho nhân dân. Tác dụng ngược lại thể chế chính trị, ý thức của một nước rất quan trọng trong việc xây dựng đất nước. Chính trị ổn định chính là điều kiện phát triển kinh tế, mọi doanh nghiệp cũng như nhân dân, các công ty các tổ chức đem hết sức mình tạo lợi

File đính kèm:

  • docĐỗ Thị Út Lộc.doc