Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 02
NỘI DUNG.04
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 04
1.1. Vật chất 04
1.1.1. Định nghĩa vật chất
1.1.2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
1.1.3. Tính thống nhất của thế giới
1.2. Ý thức 07
1.2.1. Kết cấu của ý thức
1.2.2. Nguồn gốc của ý thức
1.2.3. Bản chất của ý thức
1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 10
1.3.1. Vật chất quyết định ý thức
1.3.2.Vật chất quyết định hình thức biểu hiện, mọi sự biến đổi của ý thức.
1.3.3. Sự tác động trở lại của ý thức với vật chất
CHƯƠNG 2: Sự vận dụng mối quan hệ giữa VC – YT trong quá trình đồi mới đất nước. 16
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
nh là điểm xuất phát là cơ sở của sáng tạo. Đó là MQHBC giữa thu nhận xử lý thông tin, là sự thống nhất mặt khách quan chủ quan của ý thức. ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động, hoạt động cải tạo thế giới của con người. Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ mà là hoạt động xã hội. ý thức trước hết là nhận thức của con người về xã hội và hoàn cảnh và những gì đang diễn ra ở thế giới khách quan về mối liên hệ giữa người và người trong quan hệ xã hội. Do đó ý thức xã hội hình thành và bị chi phối bởi tồn tại xã hội và các quy luật của tồn tại xã hội đó ý thức của mỗi cá nhân mang trong lòng nó ý thức xã hội, Bản tính xã hội của ý thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh trong sáng tạo. Sự thống nhất đó thể hiện ở tính năng động chủ quan của ý thức, ở quan hệ giữa nhân tố vật chất và nhân tố ý thức trong hoạt động cải tạo thế giới quan của con người. 1.3. Mối quan hệ vật chất và ý thức. Theo chủ nghĩa duy tâm: ý thức có trước, vật chất có sau. Họ cho rằng ý thức quyết định vật chất. Theo chủ nghĩa vật tầm thường:vật chất có trước ý thức có sau. Do đó vật chất quyết định ý thức nhưng lại không thấy sự tác động trở lại của ý thức với vật chất. Triết học Mác - Lênin khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức và ý thức có tác động trở lại vật chất. 1.3.1. Vật chất quyết định ý thức Vật chất là những tiền đề, cơ sở nguồn gốc cho sự ra đời tồn tại và phát triển của ý thức. Điều kiện vật chất như thế nào thì ýthức như thế đó. Khi cơ sở vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo. Như v ậy vật chất quyết định ý thức là quyết định cả nội dung, khuynh hướng vận động, phát triển cuả ý thức. Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất hình thành nên các công cụ, phương tiện “nối dài ” các giác quan của con người để nhận thức thế giới. Cơ sở, điều kiện vật chất môi trường sống còn là nơi kiểm nghiệm nhận thức của con người, xây dựng nhận thức đúng, bác bỏ nhận thức sai. Điều đó chứng tỏ rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức. -Về mặt sinh học, ý thức là một hoạt động đặc biệt của não bộ con người, thông qua sự liên kết giữa các nơron thần kinh mà có. Các nơron này cũng chỉ là hợp chất hữu cơ, được cấu thành từ thế giới vật chất. -Về mặt xã hội, ý thức phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh về thế giới vật chất, nội dung của ý thức là do thế giới vật chất bên ngoài cung cấp. -Về mặt triết học, thông qua sự phát triển lâu dài của khoa học về giới tự nhiên đã chứng minh được rằng ý thức không phải do một thế lực siêu hình nào mà ý thức là của con người, con người lại là sản phẩm của thế giới vật chất nên ý thức có nguồn gốc và nội dung từ vật chất. 1.3.2.Vật chất quyết định hình thức biểu hiện, mọi sự biến đổi của ý thức. ý thức cơ bản gồm tri thức, tình cảm, ý chí. Dù ý thức có biểu hiện ở khía cạnh nào thì nó cũng chỉ là sự phản ánh vật chất, hướng tới thế giới vật chất. Thế giới vật chất còn là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của ý thức. - Khi thế giới có sự thay đổi về khí hậu, con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. - Khi kinh tế phát triển, tiêu chuẩn sống nâng cao, ý thức cuộc sống cũng thay đổi, từ quan niệm “ăn no mặc ấm” thành “ăn ngon mặc đẹp” - Khi xã hội chuyển biến từ chế độ phong kiến sang XHCN, ý thức về quyền con người cũng thay đổi. Quan niệm “trai năm thê bảy thiếp gái chính chuyên một chồng” được cho là sai lầm, vv Trong hoạt động của con người, những nhu cầu vật chất xét đến cùng bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động của con người vì nhân tố vật chất quy định khả năng các nhân tố tinh thần có thể tham gia vào hoạt động của con người, tạo điều kiện cho nhân tố tinh thần biến thành hiện thực và qua đó quy định mục đích chủ trương biện pháp mà con người đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sữa chữa bổ bổ sung cụ thể hoá mục đích chủ trương biện pháp. 1.3.3. Sự tác động trở lại của ý thức với vật chất. Triết học Mác- Lênin khẳng định ý thức do vật chất sinh ra và quyết định. Song ý thức có tác động trở lại đối với vật chất: biểu hiện nếu con người nhận thức đúng có tri thức khoa hoc, phù hợp với các quy luật khách quan thì ý thức có tác động tích cực trong việc cải tạo thế giới khách quan. Nếu con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì sẽ có tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, hiện thực khách quan. ý thức giúp con người hiểu bản chất quy luật vận động phát triển của sự vật hiện tượng. ý thức giúp con người biết lựa chọn những khả năng thực tế phù hợp và thúc đẩy sự vật đi lên phát triển. Sự tác động của ý thức đối với vật chất chỉ xét trong giới hạn hoạt động lịch sử của con người. ý thức chỉ tác dụng đối với hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn. ý thức có thể cải biến được tự nhiên, thâm nhập vào sự vật, không có khả năng tự biến thành hiện thực, nhưng thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể cải tiến được, thâm nhập vào sự vật, hiện thực hoá những mục đích mà nó đề ra cho hoạt động của mình. Điều này bắt nguồn từ chính ngay bản tính phản ánh, sáng tạo và xã hội của ý thức và chính nhờ bản tính đó mà chỉ có con người có ý thức mới có khả năng cải biến và thống trị tự nhiên, bắt nó phục vụ con người. Kết luận: ý thức luôn bị vật chất quyết định. ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó tác động lên hiện thực thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển, còn nếu phản ánh sai lệch các hiện thực khách quan thì nó kìm hãm sự phát triển của hiện thực khách quan. ý thức chủ quan, hiện thực khách quan được phản ánh vào bộ óc con người giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động của sự vật, hiện tượng. Chúng ta có thể thấy một ví dụ điển hình: - Như bạn biết ngay sau khi miền Bắc độc lập và sau ngày giải phóng miến Nam,thống nhất đất nước 30/4/1975, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội và xem Liên Xô như là một "hình mẫu" và rập khuôn 1 cách giáo điều theo mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với Liên Xô như : Tập thể hóa công – nông nghiệp nhà nước nắm độc quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế, (việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô). Thế nhưng, ta nhận thấy rằng đối với Việt Nam, ta không có được bước đà vững chắc và cao lớn như của Liên Xô nên, Liên Xô không còn là hình mẫu của việc xây dựng XHCN ở Việt Nam nữa. - Việc đổi mới cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử. Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện, Đổi Mới về kinh tế : Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Theo mối quan hệ biện chứng thì vật chất quyết định ý thức (Quan điểm về vật chất và ý thức của Triết học Mác - Lênin) và vận động là phương thức tồn tại của vật chất nên việc bao cấp hoàn toàn nền kinh tế sẽ dẫn đến việc vận động bị trì trệ, vật chất không được tạo ra và ý thức trở nên thấp kém. Nền kinh tế bao cấp đã cho thấy những nhược điểm rất lớn của nó là không thể tạo được sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất. - Ngày đó vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luôn, không thèm cuốc xuống đất nữa vì cuốc hay không cuốc thì vẫn được hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng được hưởng như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao. - Như hợp tác xã giao cho 2 nhà mỗi nhà một con trâu chẳng hạn, nhưng có nhà có hôm lại không đi chăn trâu mặc kệ trâu gầy trâu béo mặc kệ, vì những con trâu này không phải của nhà mình. Vì chăn hay không chăn vẫn được hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm vẫn được hưởng phần như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao. - Ta thấy nền kinh tế bao cấp đã không phát huy được tính sáng tạo của người dân khiến cho nền kinh tế không có cơ hội để phát triển. - Vậy bạn dễ thấy rằng, giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn. Nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo. Nhờ có hoạt động thực tiễn, ý thức của Đảng được nâng cao và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách. Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách từ năm 1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất, tạo nên sự cạnh tranh trong sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nhằm nâng cao ý thức của con người. Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới,bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,CNDVBC xây dựng nên 1 nguyên tắc phương pháp luận cơ bản cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Đó là: Xuất phát từ thực tế khách quan,tôn trọng khách quan của vật chất. Tức là mọi hoạt động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất,tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động. Đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của ý thức. Là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá nó vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, chống chủ quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải chống chủ quan duy ý chỉ, lấy tình cảm, suy nghĩ cá nhân áp đặ
File đính kèm:
- Vi Thị Kim Tuyến.doc