Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược kinh tế đến năm 2000, cơ cấu kinh tế trong những năm 90 phải chuyển dịch rõ ràng. Và một trong những phương hướng chuyển dịch đó là phải sắp xếp lại và đổi mới quản lý để đảm bảo sự phát triển có hiệu quả của kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, khuyến khích mọi loại hình kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tạo môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị kinh tế.

Để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế lao động là chủ yếu.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t không những chỉ ra quan hệ giữa các mặt đối lập mà còn chỉ ra cho chúng ta thấy, nguồn gốc, đông lực của sự phát triển chính vì thế trong sự phát triển các thành phần kinh tế nước ta hiện nay bên cạnh mặt thống nhất còn song song phát triển theo định hướng tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vậy đó mới chỉ là khả năng vì thực trạng kinh tế - xã hội nước ta và tương quan lực lượng trong bối cảnh quốc tế như hiện nay khi vận mệnh của đất nước phát triển theo hướng XHCN "Chưa phải là một cái gì không thể đảo ngược lại. Là quyết tâm cao kiên định chưa đủ mà phải có đường lối sáng suốt khôn ngoan của một chính Đảng cách mạng tiên tiến giàu trí tuệ và đặc biệt phải có bộ máy Nhà nước mạnh". Mâu thuẫn cơ bản trên còn thể hiện giữa một bên gồm những lực lượng và khuynh hướng phát triển theo định hướng XHCN trong tất cả các thành phần kinh tế, được sự cổ vũ, khuyến khích hướng dẫn, bảo trợ của những lực lượng chính trị - xã hội tiên tiến với một bên là khuynh hướng tự phát và những lực lượng và những lực lượng gây tổn hại cho quốc tế nhân sinh. Mâu thuẫn cơ bản này được quyết định những mâu thuẫn kinh tế - xã hội khác cả về chiều rộng và chiều sâu, trong quá trình phát triển kinh tế nhà nước theo định hướng XHCN. Do đặc điểm của thời kỳ quá độ tiến lên XHCN ở nước ta là phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng lực lượng sản xuất, khắc phục những kinh tế lạc hậu và lỗi thời bằng cách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản của Nhà nước để đưa nền kinh tế nước ta đi lên CNXH. Do đó mâu thuẫn kinh tế cơ bản ẩn chứa bên trong quá trình này là: mâu thuẫn giữa hai định hướng phát triển kinh tế - xã hội: Định hướng XHCN và định hướng phi XHCN. Đó là mâu thuẫn bên trong của nền kinh tế nước ta hiện nay. Hai định hướng đó song song và thường xuyên tác động lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn kinh tế cơ bản chi phối quá trình phát triển nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Do vậy vận động nền kinh tế nước ta không thể tách rời sự vận động của thế giới của thời đại. Ngày nay những nhân tố bên trong và bên ngoài của cách mạng Việt Nam gắn bó khăng khít với nhau hơn bao giờ hết cho nên còn có một mâu thuẫn nữa tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay là mâu thuẫn của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng giữ vững nền độc lập dân tộc và kiên định đi theo con đường XHCN với các thế lực phản động trong và ngoài nước. Có một điều có vẻ như ngược đời trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay là xây dựng CNXH bằng cách mở rộng đường cho CNTB. Nhưng CNTB ở đây là CNTB hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN. Và không dẹp bỏ kinh tế tư nhân và TBCN như chúng ta đã làm trước đây. Trái lại ngày nay chúng ta bảo hộ và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Điều này không phải là chúng ta thay đổi con đường phát triển kinh tế - xã hội, không phải là từ bỏ sự lựa chọn XHCN. Việc xóa bỏ chế độ tư hữu kiểu trước đây là trái với qui luật khách quan. Vì thế sẽ không thúc đẩy mà trái lại làm trở ngại cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh khó có thể thực hiện được. Do đó tình trạng nghèo nàn lạc hậu là"giặc dốt"v.v... vẫn còn tồn tại trên đất nước ta. Đây là những nguy cơ và hiểm hoạ đối với sự tồn vong của cơ chế mới mà chúng ta đang gắng sức xây dựng. Sự phát triển của kinh tế cá thể, tư bản tư nhân ở trong nước và việc mở cửa cho CNTB nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức của "chế độ tô nhượng", đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ sẽ thực sự làm cho nền kinh tế mạnh lên, nhưng cũng thực sự sẽ diễn ra 2 cuộc đấu tranh giữa hai định hướng phát triển kinh tế xã hội. Chính sách phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi có sự khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ vì hiện nay sự phát triển đó còn thấp, chưa tương ứng với tiềm năng hiện có. Tuy nhiên đường lối đó cũng đòi hỏi thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Chỉ có như vậy mới làm cho các thành phần kinh tế khác ngày càng mạnh lên, phát huy tốt vai trò chỉ đạo và hợp thành nền tảng kinh tế Quốc dân. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, nhưng không có vai trò, vị trí như nhau trong quá trình hình thành và xây dựng chế độ kinh tế - xã hội mới. Kinh tế mà nòng cốt là các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong quá trình tổ chức xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta sử dụng một phần vốn tài sản thuộc sở hữu Nhà nước xây dựng khu vực doanh nghiệp nhà nước đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, Nhà nước sử dụng các doanh nghiệp Nhà nước như một "công cụ vật chất để vừa hướng dẫn, điều chỉnh những biến động tự phát triển của thị trường; vừa "mở đường" làm "đầu tàu" thu hút, lôi kéo các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng, chiến lược và kế hoạch của Nhà nước, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đã nêu rõ"khu vực quốc doanh được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chỉ đạo và chức năng của công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước" (1) Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000 - NXB Sự thật Hà Nội 1991 - Trang 12
. Như vậy bên cạnh quan hệ thống nhất có liên quan mật thiết đến nhau của các thành phần kinh tế còn tồn tại những mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế. Những mâu thuẫn này tạo động lực và tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế. Năm thành phần kinh tế nước ta đến nay , không chỉ có mâu thuẫn bên ngoài giữa các thành phần kinh tế mà có mâu thuẫn bên trong bản thân các thành phần kinh tế mà muốn hiểu đúng bản chất của sự vật muốn xác định được xu thế phát triển của nó phải tìm cho được mâu thuẫn bên trong của sự vật. Bên trong bản thân các thành phần kinh tế còn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích các ngành trong thành phần kinh tế đó, những ngành độc quyền như CN quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước, Bưu chính viễn thông, không phải là không chịu sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Ngành nào c ũng muốn - kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Trong nền kinh tế hiện nay thực hiện điều đó không phải là dễ dàng. Nhưng chính sự cạnh tranh đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cao hơn với chất lượng và số lượng sản phẩm ngày càng phong phú hơn. Chuyển sang kinh tế thị trường tất yếu phải hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong thời đại ngày nay, mọi nền kinh tế dân tộc đều không hướng tới xuất khẩu, không coi mũi nhọn vươn lên ra bên ngoài thì không thể đưa nền kinh tế trong nước tăng trưởng theo kịp bước tiến hoá chung của nhân loại. Nền ngoại thương Việt Nam những năm 1981 - 1982 còn nhỏ bé và mất cân đối nghiêm trọng. Tổng kim ngạch không vượt quá 500 triệu USD và tỉ lệ xuất nhập là 1/4 (xuất 1 thì nhập 4). Những năm đầu thay đổi (1986 - 1987) kim ngạch xuất khẩu khoảng 800 triệu USD với tỷ lệ xuất nhập khẩu là 1/1,7. Năm 1986 - 1989 kim ngạch xuất khẩu đã trên 1 tỷ USD, năm 1991 gần 2 tỷ USD và năm 1992 trên 2,4 tỷ với cán cân ngoại thương thăng bằng. Đó là những bước tiến hết sức quan trọng tại những cơ sở, những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta. Đó là do sự cạnh tranh gay gắt của các ngành trong kinh tế quốc doanh, mà ngành nào cũng cho mình là then chốt. Đấu tranh và phát triển là hai mặt của hiện tượng, là quan hệ nhân - quả của một vấn đề. Có đấu tranh mới có phát triển vì vậy như bất kỳ một giá trị nào, sự đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hoá g iữa chúng. Trong cơ chế thị trường mặc dù là sự cạnh tranh rất khốc liệt "Thương trường là chiến trường" nhưng những gì còn tồn tại được và mặt hàng nào được người tiêu dùng chấp nhận, đó chính là do sự nỗ lực đổi mới của bản thân ngành đó. Chính vì vậy các doanh nghiệp không thể ngồi yên thụ động mà phải đổi mới, cải tiến đáp ứng nhu cầu của thị trường, thúc đẩy tính năng động sáng tạo và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là tính ưu việt của mâu thuẫn nhưng bên cạnh đó những mâu thuẫn này cũng đã nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Đó là sự coi trọng lợi ích và đồng tiền, vì tiền họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Điều này có sự ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của xã hội nhất là xã hội Việt Nam ta muốn coi trọng những giá trị văn hoá truyền thống và đạo đức con người. Tính mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế là còn ở chỗ do lợi ích lâu dài giữa các thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần kinh tế có lợi ích riêng. Quá trình phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội, quá trình phát triển sức sản xuất, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đổi mới tổ chức quản lý kinh tế, thực hiện mạnh mẽ sự phân công lao động sẽ khắc phục tình hình mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế.
Phần II
Thực trạng - giải pháp của các thành phần kinh tế
I. Thực trạng các thành phần kinh tế trong thời gian qua:
1. Kinh tế quốc doanh:
Dựa trên sở hữu toàn dân tư liệu sản xuất, theo số liệu thống kê đến cuối năm 1989 cả nước có 12.080 xí nghiệp quốc doanh với vốn tương ứng là 10 tỷ đồng USD. Trong đó công nghiệp chiếm 49,3% tổng số vốn, xây dựng chiếm 9% tổng số vốn. Nông nghiệp chiếm 8,1% tổng số vốn lâm nghiệp 1,2% tổng số vốn. CTVT : 14,8%; Thương nghiệp 11,6%; Các ngành khác 5,93% tổng số vốn. Hàng năm thành phần kinh tế này tạo ra khoảng 35 - 40% GDP và từ 22 - 30% TNQD, đóng góp vào ngân sách từ 60 - 80% số thu của ngân sách Nhà nước. Thành phần kinh tế này nắm giữ toàn bộ công nghiệp nặng, hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng phần lớn phần lớn những sản phẩm chủ yếu (100%) thuốc chữa bệnh 100% hàng dệt kim 85% giấy, 75% vải mặc, 60% xà phòng và 70% xe đạp... không ai có thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của kinh tế quốc doanh đối với nền kinh tế quốc doanh đối với nền kinh tế nước ta và tuy đã đạt một số thành tích song khu vực kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo được tái sản xuất giản đơn, sự tăng trưởng kinh tế thực hiện theo mô hình chiều rộng (tăng vốn, tăng lao động); sự đóng góp của khu vực này so với số chi của Nhà nước 

File đính kèm:

  • docT128.doc