Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG 3

1.1 Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến 3

1.2 Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 4

1.3 Chuyển hoá của các mặt đối lập 6

1.4 Phân loại mâu thuẫn 7

CHƯƠNG 2. TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM10

2.1 Kinh tế thị trường 10

2.2 Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước 10

CHƯƠNG 3. NHỮNG MÂU THUẪN PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA 13

3.1 Một số vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mác- Lênin về quan hệ giữa kinh tế với chính trị 13

3.2 Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 15

3.3 Mâu thuẫn giữa hình thái sở hữu trước đây và trong kinh tế thị trường 15

3.4 Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XHCN 18

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

doc23 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Còn mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật. Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng có tác động qua lại lẫn nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.
+ Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ bản về chất.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.
+ Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của
sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu 
thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biển hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
+ Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Chẳng hạn mâu thuẫn giữa lao động trí óc với lao động chân tay, giữa thành thị với nông thôn.
Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng phương pháp đối kháng; giải quyết mâu thuẫn không đối kháng thì phải bằng phương pháp trong nội bộ nhân dân.
CHƯƠNG 2
TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1 Kinh tế thị trường.
 * Khái niệm “kinh tế thị trường” :
Có hai ý kiến khác nhau về kinh tế thị trường :
Một là, “kinh tế thị trường” là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu; lấy lợi ích, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là phương thức tổ chức vận hành kinh tế –xã hội. Kinh tế thị trường là phương thức, phương tiện, công cụ vận hành nền kinh tế có hiệu quả, không mang tính giai cấp –xã hội.
Hai là, “kinh tế thị trường” là một quan hệ kinh tế- xã hội-chính trị, nó in đậm dấu ấn của lực lượng xã hội làm chủ trị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hoạt động ,có chủ thể của quá trình hoạt động đó, có sự tác động lẫn nhau của các chủ thể hoạt động. Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không phải là cái nhân riêng lẻ, đó còn là những tập đoàn xã hội, những giai cấp. Sự tác động qua lại của các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này, tầng lớp hay giai cấp này; có hại cho tầng lớp hay giai cấp khác. Cho nên kinh tế thị trường có mặt tích cực, có mặt tiêu cực nhất định.
2.2 Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước.
Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh ngày nay, là mô hình hợp lý hơn cả. Mô hình này về đại thể có thể đáp ứng những thách thức của sự phát triển.
Ở nước ta, việc thực hiện mô hình này trong thực tế chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa còn là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng CNXH.
Nền kinh tế nước ta hiện nay chỉ có thể nó đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy, những đặc điểm của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta, đương nhiên là một vấn đề rất có ý nghĩa, rất cần được nghiên cứu, xem xét. Nhận thức được những đặc điểm phức tạp của giai đoạn quá độ, chi phối những đặc điểm đó, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm chủ quan nóng vội, duy ý chí hoặc những khuynh hướng cực đoan, máy móc, sao chép, chấp nhận nguyên bản kinh tế thị trường từ bên ngoài vào.
Nếu như trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có một kiểu sở hữu tương đối thuần nhất với hai thành phần tập thể và quốc doanh, thì hiện nay, cùng với thành phần sở hữu chủ đạo là sở hữu Nhà nước, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác. Những hình thức sở hữu đó, trong thực tế vận hành của nền kinh tế, không hẳn đã đồng bộ với nhau, đôi khi chúng còn có mâu thuẫn với nhau. Song về tổng thể, chúng là những bộ phận khách quan của nền kinh tế, có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đa dạng và năng động của nền kinh tế thị trường.
Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc chúng ta bước đầu sử dụng thị trường như là một công cụ, phương thức, trên thực tế đã đem lại những kết quả tích cực về phương thức, phương diện thực tiễn và phương diện nhận thức.
Tuy nhiên, nhận ra sức mạnh của cơ chế thị trường bao nhiêu, chúng ta
lại cũng hiểu rõ hơn bấy nhiêu mặt trái của nó đối với sự vận động của đời sống xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế đương nhiên là một mục tiêu của phát triển xã hội, nó có khả năng tạo ra điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội. Nhưng tăng trưởng kinh tế không nhất thiết đi liền với xã hội. Do vậy, những quan niệm của Đảng ta, để thực hiện sự nghiệp xây dựng CNXH với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, nền kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG 3
 NHỮNG MÂU THUẪN PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA
3.1 Một số vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mác- Lênin về quan hệ giữa kinh tế với chính trị.
Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin thì kinh tế quyết định chính trị: “ chínhtrị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người không phải bao giờ cũng có vấn đề về chính trị. Xã hội nguyên thuỷ chưa có giai cấp, chưa có vấn đề chính trị. Từ khi xã hội xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp và Nhà nước thì vấn đề chính trị mới hình thành. Vấn đề chính trị là vấn đề thuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trung tâm của chính trị là đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội nhằm giành và giữ chính quyền nhà nước và sử dụng công cụ đó làm công cụ để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Bản thân vấn đề chính trị ra đời hoàn toàn là do kinh tế quyết định. Chính trị không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện để thực hiện mục đích kinh tế.
Quyền lực chính trị là công cụ mạnh mẽ nhất để bảo vệ chế độ xã hội. Sự thốngtrị về chính trị của một giai cấp nhất định là điều kiện đảm bảo cho giai cấp đó thực hiện được sự thống trị về kinh tế. Đấu tranh giai cấp, về thực chất là đấu tranh vì lợi ích kinh tế, được thông qua đấu tranh chính trị. Vấn đề kinh tế không thể tách rời với chính trị mà nó được xem xét giải quyết theo một lập trường chính trị nhất định. Giai cấp nào cầm quyền cũng hướng kinh tế phát triển theo lập trường chính trị riêng của giai cấp đó nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Và lập trường chính trị đúng hay sai sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, V.I.Lênin còn khẳng định “ không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình và do đó cũng không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình và do đó cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ cuả mình trong lĩnh vực sản xuất”.
Thực tiễn thế giới cho thấy, ổn định chính trị là điều kiện hết sức cơ bản để phát triển kinh tế. Nó tạo ra môi trường để thu hút nguồn đầu tư trong nước và trên thế giới, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Những thành tựu trong 10 năm đổi mới vừa qua ở nước ta cũng khẳng định điều đó. Những thành tựu đó không thể tách rời việc chúng ta giữ được ổn định về chính trị.
Ổn định về chính trị lại không thể tách rời đổi mới về chính trị. Nhưng đổi mới chính trị không phải đổi mới vô nguyên tắc, mà đổi mới là để giữ vững ổn định về chính trị, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò tổ chức quản lý của Nhà nước XHCN. Đổi mới chính trị phải gắn liền với đổi mới về kinh tế, phù hợp với yêu cầu về phát triển kinh tế thì mới có thể tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò tổ chức quản lý của Nhà nước XHCN, và nhờ đó mới giữ vững ổn định về chính trị. Song đổi mới về kinh tế cũng không phải là đổi mới một cách tuỳ tiện mà phải theo một định hướng nhất định. Đó là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang “ nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN” hay là nói ngắn gọn là kinh tế thị trường theo định hướng CNXH. Chuyển sang nền

File đính kèm:

  • docLinh Thị Thanh Loan.doc