Tiểu luận Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 3

Chương 1. Lịch sử hình thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng 5

1.1. Mở đầu 5

1.2. Nội dung 7

1.2.1. Triết học duy vật cổ đại (Duy vật chất phác – ngây thơ) 7

1.2.2. Chủ nghĩa duy vật Ấn Độ cổ đại 8

1.2.3. Chủ nghĩa duy vật Trung Hoa cổ đại 9

1.2.4. Chủ nghĩa duy vật Phương Tây cổ đại 10

1.2.5. Duy vật Tây Âu Trung Cổ Phục Hưng và cận đại: đây là những thời kỳ mà chủ nghĩa duy vật có nhiều thắng lợi rực rỡ. 12

1.3. Chủ nghĩa duy vật phục hương và cận đại (Duy vật siêu hình) 15

1.4. Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Triết học Mác-Lênin) 17

1.5. Kết luận: 20

Chương 2. Quá trình phát triển và bản chất

 của chủ nghĩa duy vật biện chứng 22

2.1. Quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng 22

 2.1.1. Chủ nghĩa duy vật chất phác (thời kỳ cổ đại) 22

 2.1.2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) 22

 2.1.3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng 23

2.2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng 24

 2.2.1. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của

 triết học trên quan điểm thực tiễn 24

 2.2.2. Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với

 phép biện chứng 26

 2.2.3. Quan niệm duy vật triệt để 26

 2.2.4. Tính thực tiễn cách mạng 27

Chương 3. Vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng 30

 3.1. Vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng 30

 3.2. Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào

 cách mạng Việt Nam 32

Kết luận 35

Tài liệu tham khảo 35

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật khác;
- Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại không vận động, không biến đổi, vĩnh viễn cố định;
- Quá trình phát triển được xem như là sự tăng trưởng đơn thuần về mặt số lượng chứ không có sự thay đổi về chất lượng;
- Tìm nguồn gốc của sự vận động và phát triển ở bên ngoài sự vật (ở Thượng đế, ở cái hích đầu tiên, vv.), chứ không tìm trong sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật;
- Có quan điểm cứng nhắc chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hợp được; nói có là có, không là không, cái gì vượt ra ngoài phạm vi đó chẳng có giá trị gì hết.
Đối với những người theo chủ nghĩa duy vật siêu hình thì một sự vật hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại; một sự vật không thể vừa là chính nó, lại vừa là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau, nguyên nhân và kết quả cũng đối lập nhau một cách cứng nhắc như vậy. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định chủ nghĩa duy vật siêu hình là một giai đoạn tất yếu trong sự phát triển của triết học. Nó có vai trò nhất định trong việc bảo vệ và phát triển quan điểm duy vật, nhưng tất yếu bị thay thế bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Triết học duy vật thời kỳ này đại diện cho những tư tưởng của giai cấp tư sản tiến bộ, họ đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, nhà thờ trung cổ. Trong số các đại biểu cơ bản của triết học duy vật thời kỳ này là triết học duy vật Pháp với những quan điểm của Metri (La Mettrie), Điđơrô (Diderot Denis), Hônbách (Holbach Paul Henri), chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII-XVIII khẳng định vai trò của vật lý học cổ điển trong lịch sử phát triển của khoa học, vì vậy phương pháp của khoa học, vật lý học cổ điển không chỉ ảnh hưởng đối với các khoa học khác mà còn ảnh hưởng đối với triết học, đó là ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật trong thời kì này tạo ra phương pháp tư duy siêu hình ở trong triết học nên nó được xem là triết học tự nhiên.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII do ảnh hưởng của cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ như quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII. 
Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Triết học Mác-Lênin)
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác – Anghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và nó đã thể hiện được sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp nhận thức khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực đó.
Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người.
Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận.
Triết học Mác – Lênin còn được coi là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, qui luật cơ bản của phép biện chứng và sự vận dụng nó trong việc nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu con người. Cho nên triết họcMác – Lênin còn được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Nghiên cứu triết học Mác – Lênin thực chất là việc khẳng định ý nghĩa bước ngoặc cách mạng do Mác thực hiện trong lịch sử triết học và được Lênin bổ sung phát triển thêm.
Triết học Mác – Lênin không chỉ giải thích về thế giới vật chất và vai trò con người về mặt lí luận mà chủ yếu là sự vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn xã hội để khẳng định vai trò của triết học đối với đời sống xã hội.
Sự hình thành và phát triển của phép biện chứng duy vật Mác – Lênin đã bao hàm sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học.
Sự hình thành những quan điểm duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin được coi là cơ sở lí luận về mặt thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học để nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu con người. Đó cũng là việc khẳng định sản xuất vật chất được coi là cơ sở đối với sự tồn tại, vận động phát triển của xã hội, khẳng định con người là chủ thể của lịch sử, khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng sang tạo chân chính của lịch sử, đồng thời nhấn mạnh vai trò quyết định tồn tại của xã hội, ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
Triết học Mác – Lênin giải quyết mối quan hệ triết hộc và khoa học hiện đại trên cơ sở nghiên cứu của triết học. Song, nó cũng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân thế giới, là cơ sở lí luận cho sự hoạt động của đảng cộng sản trong quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới, và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất hữu cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành chủ nghĩa duy vật hoàn bị, một "công cụ nhận thức vĩ đại".
Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ngược lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa học.
Ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó giữa triết học Mác - Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng. Lý luận triết học sẽ khô cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì trước những phát hiện mới, người ta dễ mất phương hướng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết học.
Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học Mác - Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trao dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và phương pháp tư duy siêu hình gây ra.
Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tránh cả hai khuynh hướng sai lầm: hoặc xem thường triết học hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của triết học. Nếu xem thường triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo.
Còn nếu tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc những nguyên lý, quy luật chung mà không tính đến tình hình cụ thể trong những trường hợp riêng, dẫn đến những vấp váp, dễ thất bại.
Kết Luận:
Chủ nghĩa duy vật trong lịch sử là những kho tàng quý giá để lại cho thế giới loài người mà sau này Mác và Ăng ghen là những người kế tục hoàn hảo nhất. Đặc biệt là duy vật HyLạp cổ đại, duy vật phoi ơ bắc và phép biện chứng của Hêghen. Hai ông nhiều lần nói rằng, trong sự phát triển của mình, hai ông chịu ơn nhiều nhà triết học Đức và là học trò của triết học HyLạp cổ đại.
Tuy trong từng thời kỳ các tư tưởng duy vật còn có những hạn chế riêng song đã đóng góp tích cực vào kho tàng nhận thức của nhân loại. Lịch sử tư tưởng và thực tiễn cho thấy chỉ khi nào đứng trên quan điểm duy vật, chúng ta mới có thể nhận thức được các sự vật, một cách khoa học, bản chất và giải quyết các mối quan hệ một cách đúng đắn, mới có thể cải tạo tự nhiên biến đổi xã hội theo hướng phát triển. Ngược lại các quan điểm duy tâm duy ý chí siêu hình sẽ dẫn đến sai lầm, khuyết điểm gây tổn thất cho quá trình phát triển của xã hội.
Vì vậy học tập nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật là hết sức cần thiết. Nó giúp ta nắm vững phép biện chứng duy vật, thấu suốt những phương pháp luận đồng thời nắm được nguồn gốc ra đời, hình thành, phát triển qua quá trình đấu tranh gay gắt với chủ nghĩa duy tâm và các quan điểm siêu hình để khẳng định được vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Hiện nay đất nước ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa duy vật là nhu cầu bức thiết để đổi mới tư duy. Nghiên cứu từ lịch sử của nó cũng là một phương pháp biện chứng trong nghiên cứu triết học. Đảng ta khảng định nguyên tắc là phải trung thành với Mác - Lênin, giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, không che giấu sai lầm và phải vận dụng sáng tạo phương pháp biện chứng Mác Xít để khắc phục những sai lầm xây dựng thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Chương 2
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
2.1. Quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng
	Khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, người ta cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của chủ nghĩa dy vật có ba hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2.1.1. Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại
	Về mặt thời gian, ra đời trong thời kỳ cổ đại (cả phương Đôn

File đính kèm:

  • docNguyễn Thanh Hùng.doc
Giáo án liên quan