Tiểu luận Lí luận của chủ nghĩa Mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ CON NGƯỜI 3
1.1. Bản chất của con người 3
1.1.1. Quan điểm các nhà triết học trước Mác về con người 3
1.1.2. Con người là chủ thể sinh động nhất của xã hội . 4
1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác về con người 6
1.3. Vai trò của chủ nghĩa Mác về con người trong đời sống xã hội 7
Chương 2: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 11
2.1. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH 11
2.2. Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở nước ta hiện nay 14
2.3. Nguồn lực con người là yếu tố quyết định cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 15
2.4. Hiện trạng và giải pháp cho nguồn lực con người ở nước ta hiện nay
17
Ý KIẾN BẢN THÂN 21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
sống và sự phát triển con người. Thế giới quan đó hàm chứa nhân sinh quan tiến bộ, khắc phục dần những quan niệm sai lầm, phiến diện về con người của các hệ tư tưởng khác. Sự chuyển đổi hệ tư tưởng dẫn đến chuyển đổi hệ giá trị của xã hội và giá trị con người, con người từ chỗ từ chỗ phục tùng chuyển sang tự chủ, sáng tạo, từ chỗ dựa trên tập quán chuyển sang lí trí, dân chủ, từ chỗ tìm cách hòa đồng chuyển sang tôn trọng cả cá tính và bản lĩnh riêng. Các chuẩn mực mới của con người đòi hỏi không chỉ phát triển từng mặt riêng lẻ mà phải là cá nhân phát triển hài hòa tính cách mạng của học thuyết Mác xít khắc phục dần lối sống thụ động, hẹp hòi, làm cơ sở cho lối sống tích cực, vì xã hội, phát triển ý thức luôn vươn lên làm chủ và xây dựng cuộc sống mới xã hội những nhân cách mới. Tuy nhiên sự phát triển con người ngày nay không chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng Mác xít vì ngay khi chủ nghĩa Mác xít trở thành hệ tư tưởng chính thống ở Việt Nam thì các tôn giáo, các hệ tư tưởng và văn hóa bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập, nó như một hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hóa bản địa, nhưng nó cũng chịu sự chi phối tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới -cũ, Theo chủ nghĩa Mác-lênin con người chỉ những cá thể, là sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Cái mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm được đó là lí luận con người trong xã hội chứ không chỉ mặt sinh học như trước đây. Và chính vậy mà nó đã được áp dụng vào xã hội Việt Nam, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa con người là yếu tố quyết định vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng được một xã hội mà ở đó có đủ những điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện trong thực tế nguyên tắc “ sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” và ở dất nước ta, một đất nước đang còn nghèo nàn thì việc phát triển yếu tố con người là một vấn đề mà đảng ta đã xác định đó là vấn đề then chốt cho sự phát triển kinh tế đất nước lấy chủ nghĩa Mác –Lênin là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Chúng ta cũng có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hang hóa thành phần theo cơ chế thị trường. Sự phân hóa giàu nghèo, sự phân tầng xã hội, việc mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị trên thế giới. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hợp lí và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một tầm cao mới. Chương 2 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 2.1.Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu “xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh”. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, khoa học của con người) làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các nguồn lực này quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng mức độ tác động vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa không giống nhau. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin con người vừa là điểm khởi đầu vừa là sự kết thúc, đồng thời lại vừa là trung tâm của sự biến đổi lịch sử nói cách khác con người là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Trước đây trong sách báo con người được xem xét trên phương diện “con người tập thể” “con người giai cấp” con người xã hội. Trong xã hội con người không chỉ tạo ra các hệ thống và các quá trình khác của xã hội (giai cấp, đảng phái, nhà nước, sản xuất, văn hóa) mà họ còn làm người, chính họ đã in đậm dấu ấn của tiến trình lịch sử. Lịch sử con người suy cho cùng cũng chính là sự phát triển cá nhân con người, dù họ có nhận thức được điều đó đây hay không. Từ đây cho phép tách ra một bình diện đặc biệt trong việc xem xét “con người chủ thể” bình diện “con người cá nhân” có nghĩa là nâng nhận thức lên một trình độ mới quan niệm “các cá nhân” là sự thể hiện một cách cụ thể sinh động của “các xã hội” khi con người trở thành chủ thể của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Khi công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa mà thực chất là hiện đại hóa lực lượng sản xuất với tư cách tiếp cận như vậy vai trò quyết định nguồn lực của con người được biểu hiện ở những đặc điểm sau: Trước hết là các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý Tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng chúng chỉ có tác dụng và có ý thức của con người. bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí biết lợi dụng, các nguồn lực khác gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cũng tác động vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tạo, khai thác của con người và nói đúng thì chúng đều phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người nên con người biết cách tác động và chi phối. Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất người lao động là yếu tố quan trọng nhất. Thứ hai: các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác. Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận. Tính vô tận, trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chỉ tái sinh mà còn tự sản sinh về mặt sinh học, đổi mới không ngừng phát triển về chất trong con người xã hội nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó là cơ sở làm cho năng lực và nhận thức hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận. Xét trên bình diện cộng đồng nhân loại. Thứ ba: trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo này của Mác đã và đang trở thành hiện thực. Sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế trí tuệ. Ở những nước này lực lượng sản xuất trí tuệ ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao. Nguồn lợi mà họ thu được từ lao động chất xám chiếm tới một nửa tổng giá trị tài sản quốc gia. Giờ đây sức mạnh của trí tuệ đạt đến mức nhờ có cuộc cách mạng con người có thể tạo ra những máy móc “bắt chước” hay phỏng theo những đặc tính trí tuệ của chính con người. Rõ ràng bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bàn tay khối óc con người mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến sự biến đổi thần kỳ của mình. Thứ tư: kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào hoạch định đường lối chính sách cũng như tổ chức thực hiện nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, tính năng suất lao động. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là thực hiện xã hội hóa nhiều mặt góp phần ổn định, ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng trong phạm vi mỗi nước và các nước với nhau, nâng cao trình độ quản lý kinh tế của nhà nước và nâng cao khả năng tích lũy mở rộng sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng khả năng đảm bảo an ninh và quốc phòng, các yếu tố vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu. công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng trực tiếp và chủ yếu trong việc tạo ra tiềm lực to lớn cho quốc phòng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn tạo nhiều khả năng cho việc thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội. 2.2. Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay Mục tiêu “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh giữ vững, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Trước hết là cuộc cách mạng con người vì con người và do con người. Bởi khi chúng ta nói về những ưu việt của chủ nghĩa xã hội thì những ưu việt đó không do ai đưa đến. Đó phải là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta với những con người phát triển cả về trí lực và khả năng lao động, tính tích cực chính trị xã hội, đạo đức tình cảm trong sáng. Trong “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đảng ta đã chỉ rõ “phương hướng lớn của cuộc sống xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội” định hướng có ý nghĩa chiến lược, đó chính là thể hiện tư tưởng vì con người của mục tiêu phát triển con người việt nam, toàn diện trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể không xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc, không thể không phát triển con người việt nam toàn diện để lấy nó làm động lực xây dựng xã hội ta thành một xã hội “công bằng nhân ái”, “tốt đẹ
File đính kèm:
- Đỗ Thị Vui.doc