Tiểu luận Để có một Thăng Long - Hà Nội 2000 năm lịch sử

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

I. Kiến trúc Hà Nội sau 12 năm nhìn lại 2

1. Kiến trúc Hà Nội hiện nay 2

2. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến kiến trúc

Hà Nội 3

3. Những tồn tại lớn của thành phố 5

II. Để có một Thăng Long - Hà Nội 2000 năm lịch sử 6

1. Hà Nội - một di sản kiến trúc chứa đựng đầy đủ đặc điểm của một đô thị mang dấu ấn của nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển 6

2. Vấn đề bảo tồn phố cổ với du lịch thủ đô 7

Kết luận 10

Tài liệu tham khảo 11

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Để có một Thăng Long - Hà Nội 2000 năm lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t úp mà đối với Hà Nội cả hai mô hình này đều tỏ ra chưa thật phù hợp. Về mặt lý thuyết, chúng ta mong muốn phát triển khu vực cao tầng ra ngoại vi, nơi còn nhiều đất trống và có điều kiện tổ chức mới các cấu trúc hạ tầng, nhằm bảo tồn trung tâm phố cổ như một di sản kiến trúc tổng thể. Song trên thực tế các nhà đầu tư đểu chỉ nhắm đến khu vực trung tâm này, và các đơn vị có quyền sử dụng đất tại đây vì mối lợi trước mắt trong cuộc đua tìm đối tác đã tạo cơ hội cho nhà cao tầng mọc lên trong vùng cấm địa đó một cách tràn lan và tự phát. Cho nên Hà Nội bây giờ, như một kiến trúc sư đã nói vui, là một cái chảo thủng lỗ chỗ và bị gặm nhấm từng mảng. 
	2. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến kiến trúc Hà Nội:
	Những tiếng kêu gào vang lên yếu ớt, lạc lõng và vô dụng trước thực tế xây dựng ồ ạt, không thể chờ đợi. Người có chút kiến thức về thẩm mỹ cảm thấy có một cái gì đó không ổn, nhưng chỉ bất lực, nhìn nhau lắc đầu ngao ngán vì tiếng nói của họ như rơi vào giữa sa mạc! Các nhà làm kinh tế thì chua chát: “Đẹp mà ăn được à! Thành phố phải có càng nhiều nhà cửa càng tốt”. Họ chủ trương làm giàu lên đã, rồi hãy nói đến thẩm mỹ đô thị. Mà cũng thật khó xử: Không để dân tự xây thì làm sao có thêm chỗ để ở các khu tập thể nay đã quá tải và xuống cấp nghiêm trọng, từng là nỗi kinh hoàng cho nhiều người. Chính nguồn đầu tư nước ngoài cho xây dựng đang tạo nên bộ mặt phồn vinh của Hà Nội. Không riêng gì Hà Nội mà nay thì cả nước đang đối đầu với những mâu thuẫn thời kinh tế thị trường, triển khai trong một nước nông nghiệp chưa có đầy đủ cơ sở, định chế, luật pháp làm nền tảng cho phát triển kinh tế theo lối mới. Hà Nội làm sao thoát nổi số phận chung của các thủ đô Đông – Nam á khi buộc phải mở cửa ra làm ăn với thế giới, cái được cái mất và các căn bệnh cố hữu kèm theo nhịp độ đô thị hóa: mất dần di sản kiến trúc và cảnh quan, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, hố sâu ngăn cách giàu nghèo, nạn nhà ổ chuột, kinh tế vỉa hè của khu vực phi chính quy của người nông thôn nhập cư. 
 Cái gì rồi cũng có cái giá phải trả. Kiến trúc Hà Nội thời đổi mới được nhiều thứ, nhưng cũng mất đi không ít. Trong thực tế, Hà Nội vẫn chưa chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, cả trong vấn đề ở. Gánh nặng bao cấp vẫn còn duy trì cho khá nhiều giới, nhiều người. Thời mở cửa, người dân bung ra, có cái sai, cái đúng. Nhưng ít ra nhiều người đã có chỗ kha khá. Nhà cửa chưa đẹp, còn hỗn độn, nhưng đã tăng tiện nghi, khang trang hơn trước. Nhưng đó chỉ là thiểu số, đa số người có đồng lương cố định vẫn còn rất vất vả vì nạn nhà ở. Hà Nội đang là một công trường xây dựng lớn, với đủ dạng công trình hiện đại, sử dụng nhiều kỹ thuật, vật liệu mới nhất. Phải nhìn nhận rằng đầu tư nước ngoài cho xây dựng đang đem lại luồng sinh khí mới, làm sôi nổi hẳn hoạt động xây dựng ở Thủ đô. Tuy vậy, bên cạnh đó còn rất nhiều cái “chưa được”, thậm chí còn có thể gọi là mất mát, trầm trọng nhất là việc phá hủy môi trường và sự hỗn loạn trong nghành xây dựng. Hà Nội còn nổi tiếng với “nhà chóp”. Nó lan đến cả TP Hồ Chí Minh và các tỉnh. Tìm hiểu lý do mới vỡ lẽ ra rằng khởi đầu là người đi lao động ở Đông Âu về, có tiền mà không có chỗ ở bèn tậu một khoảnh đất còn rẻ ở ngoại thành hoặc quanh Hồ Tây để xây nhà. Trong đầu họ chỉ có hình ảnh sang trọng của các lâu đài thời Trung cổ Đông Âu, với mái nhọn, mái củ hành và cả lỗ châu mai. Cứ thế, họ ra kiểu cho nhà thầu xây dựng. Nay thì kiểu nhà này cũng ít dần, nhưng Hà Nội lại có một dạng chóp khác do nước ngoài thiết kế, dựng lên nào mái chùa, đầu đao, rồng phượng, úp lên nóc nhà cao tầng. Khách sạn Shareton còn làm cả khu tiếp tân, sảnh lớn kiểu đình chùa, rõ ràng là không ăn nhập nổi với khối cao tầng hiện đại đằng sau. Thẩm mỹ đô thị còn là một mảnh đất hoang vắng ở Hà Nội, nói như kiểu KTS Nguyễn Luận.
 Hà Nội đã từng đi đầu trong cơn biến động nhà đất vừa qua nên đã thấy xuất hiện những làng đô thị nửa quê nửa tỉnh, với ngõ xóm ngoằn ngoèo, chạy theo các trục lộ mới mở, hầu như chưa trang bị hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các “xóm liều”, “chợ cóc”, “chợ người”, các hoạt động kinh tế vỉa hè có mặt khắp nơi. Tốc độ xây dựng lại quá dồn dập, luật lệ nhà đất chưa đầy đủ, quy hoạch chưa sẵn sàng. Đó mới chỉ là những cái rối rắm nhìn thấy từ bên ngoài. Nhìn lại thực lực nhân sự quy hoạch đô thị của ta, phải công nhận rằng các cán bộ quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng chưa qua thực hành bao nhiêu, chỉ được đào tạo theo bài bản cũ rất lạc hậu so với tình hình phát triển mới, lại chưa từng phụ trách công trình quy mô lớn – chiến tranh và cái nghèo trong một thời gian dài đã hạn chế sự phát triển của ngành kiến trúc, quy hoạch của chúng ta. Về mặt này ta còn tụt hậu so với các nước khu vực Đông – Nam á. Chuyển đột ngột từ nền kinh tế xã hộ chủ nghĩa sang kinh tế thị trường càng làm ta lúng túng hơn. 
	3. Những tồn tại lớn của thành phố:
	Kiến trúc là biểu hiện của văn hóa, lối sống qua nhà cửa, phố thị. Kiến trúc Hà Nội nay thể hiện sự giằng co giữa cái cũ, truyền thống và cái mới, quốc tế hóa. Một thành phố cổ như Hà Nội có lịch sử dài cả nghìn năm dễ dơi vào sự phát triển hỗn loạn khi biến thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Hà Nội có những đặc trưng cơ bản của các thủ đô ở Đông – Nam á:
	- Quá trình hình thành khá nhanh quần cư đô thị lớn
	- Xuất hiện một khu đô thị tập trung với thành phố hạt nhân quá tải, bao bọc bởi các thành phố vệ tinh còn mang nặng cơ cấu truyền thống văn hóa xóm làng, văn minh nông nghiệp lúa nước, với mặt bằng dân trí còn thấp:
	- Sự phồn vinh của đô thị thu hút dân nhập cư từ nông thôn tạo ra các khu định cư tự phát, nghèo nàn. Có sự đối lập rõ nét giữa nhà cao tầng, khu ở sang trọng và các xóm nhà lụp xụp nghèo nàn.
 Nhiều căn bệnh đô thị xuất hiện, nhất là về mặt nhân văn:
	- Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu
	- Môi trường xã hội dễ bị xấu đi, do người nhập cư thiếu việc làm, nghề nghiệp không rõ rệt. Tệ nạn xã hội tăng nhanh ở các khu tạm cư đó
	- ô nhiễm, ách tắc giao thông sẽ ngày càng trầm trọng
	- Di sản kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng mất dần. 
	Từ lâu, đô thị hóa là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa cũng đem lại sức mạnh và giàu có, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra các căn bệnh đô thị. Hà Nội không nằm ngoài quy luật đó. Trước mắt, Hà Nội đang đối phó với nạn bùng nổ dân số, tăng trưởng kinh tế nhanh và hiện tượng xây dựng tự phát. Sự di chuyển lao động nông thôn lên thành phố là tất yếu, nhất là khi đồng bằng sông Hồng dân đông và thiếu đất canh tác. 
 	Hà Nội có thể rút kinh nghiệm phát triển của bạn và tìm cách biến sự phát triển chậm của mình thành thế mạnh và bảo vệ tương lai bằng cách phát huy – chứ không nên làm lu mờ – những đặc điểm lịch sử, cảnh quan và di sản kiến trúc của mình.
	II. Để có một Thăng Long – Hà Nội 2000 năm lịch sử:
	1.Hà Nội – một di sản kiến trúc chứa đựng đầy đủ đặc điểm của một đô thị mang dấu ấn nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển:
	Ngay từ những ngày đầu giải phóng miền Bắc đã dồn sức mình hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế để bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Đến nay, trong một chuỗi dài lâu của những diễn biến đó, các thế hệ kiến trúc sư của chúng ta luôn mang nỗi niềm say mê day dứt, một khát vọng tột cùng, mong mỏi tìm ra một hướng đi, một phong cách – phong cách kiến trúc xã hội chủ nghĩa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Những công trình mới mọc lên, đây đó có nhiều tranh cãi giữa cái “chưa được” và cái “được”. Thật khó xác định cái “chưa được” khi mà người ta nhìn nó bằng một cảm nhận, trên một nền quy hoạch của thành phố chưa hoàn chỉnh với đúng nghĩa của nó. Đó là một đòi hỏi khách quan cần phân tích, đánh giá cho công bằng, chính xác. Nhưng cái “được” thì thật có ý nghĩa, vì mỗi công trình được xây dựng lên, được đánh dấu và qua thời gian nó sẽ trở thành chứng tích, là hiện vật sống cho một thời kỳ “thịnh” “suy” của một dân tộc.
 	Sở dĩ ngày nay chúng ta còn phố cổ, la vì ông cha ta, những thế hệ trước, biết gìn giữ nó, hoặc chưa để tâm đến nó thì sắp tới đây kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chúng ta mới có cái mà nói, còn có cái mà tự hào. Công bằng mà nói, ở đây ngoài một số di tích đã được xếp hạng và số công trình có giá trị về kiến trúc thì đa phần còn lại chỉ có ý nghĩa về thời gian, mà ít mang một giá trị nào khác. Thế thì, ý kiến cho là cần phải phá đi hoặc cải tạo triệt để một số công trình nào đó đã xây dựng trong những năm gần đây bị coi là “chưa được” là một điều cần được cân nhắc trước khi đi đến một giải pháp tiết kiệm tiền của và công sức của Nhà nước và của nhân dân. Có lẽ hãy để thời gian minh chứng và mách bảo chúng ta cần phải làm gì đối với những công trình đó. 
 	Để tránh tình trạng các công trình vừa mới xây xong lại bị “đòi” đập bỏ đi, Hà Nội cần có một quy hoạch tổng thể của thành phố cho tương lai, đặc biệt là quy hoạch chi tiết, phù hợp với nền kinh tế, chính sách của từng giai đoạn và rất cần có một mô hình cụ thể cho từng khu vực để cho mỗi người dân đều hiểu được và mỗi kiến trúc sư, mỗi Hội đồng kiến trúc có cơ sở để thiết kế và phê duyệt phương án một cách khoa học, chính xác, tránh được nhữ tốn kém không cần thiết.
2. Vấn đề bảo tồn phố cổ với du lịch thủ đô
	Hà Nội của chúng ta vào năm 2010 sẽ kỷ niệm lịch sử 1000 năm. Thế nhưng phố cổ Hà Nội, một di sản cổ nhất của dân tộc đã bị biến dạng nhanh chóng.
 Hà Nội hình thành 36 phố cổ và mỗi phố đều có một nghề vừa sản xuất, vừa buôn bán, lại là nơi ăn ở của ông chủ. Điều đó chứng tỏ việc bảo tồn phố cổ là phải gắn lion với sự làm ăn sinh sống của người dân, chứ không đơn thuần là đầu tư xây dựng và di bớt dân đi để trở thành một bảo tàng khô cứng. Phố cổ phải là một bảo tàng sống động bằng không gian kiến trúc xưa cộng với cuộc sống đời thường và hơn thế nữa là kế sinh nhai, là cách làm giàu mang đến cho người dân từ chính việc bảo tồn khu phố cổ này. Đó mới là định hướng hợp lòng dân mà chúng ta nên thực hiện. Một trong những cách làm giàu của người dân và cũng nằm trong định hướng chung của Đảng và Nhà nướ

File đính kèm:

  • docT067.doc
Giáo án liên quan