Tiểu luận Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại
Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . 3
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
Nội dung 5
Chương 1: Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học .
1.1 Triết học là gì ?.
1.2 Thế nào là chủ nghĩa duy vật, thế nào là chủ nghĩa duy tâm trong triết học?. 5
Chương 2: Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm triết học Hy Lạp cổ đại .
2.1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
2.2. Nội dung cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại:
Chương 3: Đánh giá chung triết học Hy Lạp cổ đại 26
Kết luận chung 28
tồn tại, phát triển. Ông cho rằng sự sống được sinh ra từ nước. Con người được cá sinh ra và khi chết đi lại trở về với nước. + Anaximen (585-546 TCN) Anaximen cho rằng, không khí là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật. Sự vật sinh ra do sự vận động không ngừng của không khí. Không khí đặc lại thành gió, mây, nước, đất, đá. Không khí loãng ra thành lửa. Các sự vật khác đều do những cái đó sinh ra. Ngay cả thần linh cũng do không khí sinh ra. - Các nhà duy vật thuộc phái Milê tuy mỗi người lấy một thứ làm cơ sở đầu tiên, nhưng nói chung quan điểm của họ là duy vật. Họ là những nhà triết học tiến bộ, đại diện quyền lợi cho tầng lớp thương nhân trong giai cấp chủ nô, chống lại tầng lớp chủ nô quý tộc. Họ là tầng lớp dân chủ trong giai cấp chủ nô. + Hêraclí (530- 470TCN) là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại: - Quan niệm về thế giới: Hêraclít thừa nhận lửa là bản nguyên của mọi vật. Lửa là yếu tố căn bản, duy nhất, phổ biến của thế giới. Ông cho rằng “Cái thế giới muôn vật này không do thần thánh tạo nên, cũng không phải con người tạo ra, mà là -xưa là thế, nay là thế và mai sau vẫn như thế-do ngọn lửa vĩnh viễn, linh động, nhen nhóm lên theo quy luật và cũng tuân theo quy luật mà bị tiêu diệt ” ; “mọi vật đều trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả; cũng như hàng hóa thành vàng và vàng thành hàng hóa” { 1-154 }. Dưới tác động của lửa, đất biến thành nước, nước biến thành không khí và ngược lại. Sự hoạt động tinh thần của con người, theo ông, cũng bị quy định bởi sự biến hóa của lửa. Theo Hêraclít, thế giới thường xuyên vận động và biến đổi. Ông cho rằng, mọi sự vật luôn ở trạng thái vận động, biến đổi chuyển hóa qua lại. Ông nêu lên tư tưởng, mọi sự vật đều trôi đi, mọi sự vật đều biến đổi. Ông là một trong những người sáng lập ra phép biện chứng thời cổ đại. Ông nói những câu nổi tiếng, như: “Người ta không thể tắm hai lần ở một dòng sông” ; “Chúng ta sống bằng cái chết của chúng và chúng sống bằng cái chết của chúng ta” { 3-58 }. Với quan điểm về nguồn gốc, về vận động của các dạng vật chất cụ thể, ông đã giải thích sự biến hóa của sự vật dựa trên sự chuyển hóa của chúng thành những dạng vật chất đối lập với bản thân chúng. Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không khí và ngược lại. Nguồn gốc của sự vận động, biến đổi của sự vật, theo ông, là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật. Mọi vật đều nảy nở trong quá trình đấu tranh: cùng ở trong mỗi chúng ta-sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già; cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi, cái ướt khô đi, cái khô ướt lại, mọi vật sinh ra duy nhất, duy nhất sinh ra mọi vật. Quan điểm trên của Hêraclít còn được ông nêu lên đối với xã hội. Ông cho rằng, chiến tranh (đấu tranh) là cha, là vua của mọi vật. Chiến tranh phân hóa con người trong xã hội. Nó làm cho người này thành thần thánh, người kia thành người; một số người thành nô lệ, một số người thành dân tự do. Ông khẳng định, chiến tranh là tất cả và chân lý là tức là chiến tranh, bao nhiêu chân lý đều phải trải qua chiến tranh mới nảy nở được và đó là tất yếu. Thông qua “đấu tranh” bản chất của sự vật bộc lộ ra và nhờ đó con người nhận thức đúng sự vật. Sự vận động và phát triển liên tục của mọi sự vật, theo Hêraclít, do tính tất yếu khách quan, quy luật (logos) quyết định. Lời nói, suy nghĩ, ngôn ngữ của con người là logos chủ quan dùng để nêu lên logos khách quan. Người nào thấu hiểu logos và làm đúng theo logos thì người đó là người có trí tuệ. Đối với con người, theo ông, cũng theo quy luật đó. Ông khẳng định, trong khi sống con người lo toàn việc sống, nhưng nó cũng chết dần; con người vui lòng sinh con đẻ cái để chuẩn bị cho sự chết. Trong quan điểm triết học của mình, Hêraclít thể hiện rất rõ quan niệm về sự hình thành và phát triển. Ông cho rằng, tất cả đều là sinh thành và coi sự sinh thành là nguyên tắc. - Nhận thức luận và nhân bản học: Nếu như các nhà triết học trường phái Milê chỉ chủ yếu bàn đến những vấn đề bản thể luận, thì Hêraclít, bên cạnh đó, còn phân tích nhiều vấn đề nhận thức luận. Hêraclít cho rằng, nhiệm vụ của nhận thức là phải hiểu sâu sắc về tự nhiên. Ông quan niệm, tư tưởng có một giá trị rất vĩ đại, trí tuệ là ở chỗ biết lý giải sự thật và lắng nghe tự nhiên để giải thích và hành động theo tự nhiên. Ông thừa nhận tác dụng to lớn của các cơ quan cảm giác đối với nhận thức. Ông khẳng định, mắt và tai là những người thầy tốt nhất, nhưng mắt là người làm chứng tốt hơn tai. Tuy vậy, ông lại yêu cầu nhận thức không được dừng lại trực giác của các cơ quan cảm giác, mà phải thường xuyên kiểm tra, bổ sung, sửa chữa trực quan của cảm giác. Ông không chỉ chú ý tới việc nhận thức tự nhiên, mà còn quan tâm đến nhận thức bản thân con người. Ông đòi hỏi con người phải đi tìm đúng bản thân mình, tức là đi tìm bản chất thật sự đời sống tinh thần của con người. Tuy vậy, phép biện chứng của Hêraclít còn bị hạn chế do thời đại bấy giờ. Hêraclít là một nhà triết học duy vật và biện chứng, nhưng về quan điểm chính trị – xã hội thì ông lại chống phái dân chủ, vì ông thuộc phái chủ nô quý tộc. Ông kịch liệt chống lại chế độ dân chủ thực hiện lúc bấy giờ, đồng thời ông ta tìm cách chứng minh rằng, những trật tự dân chủ thời đó chỉ là nhất thời, nó sẽ thay đổi và chế độ của bọn chủ nô quý tộc sẽ được lập lại và tồn tại vĩnh viễn. sáng, lửa, nước,Do vậy, các thế giới cũng nằm trong quá trình vận động, biến đổi. 1.2.1.2. Trái với quan điểm duy vật của các nhà triết học thuộc trường phái Milê, trường phái Êphơrơ là các quan điểm duy tâm của các nhà triết học thuộc trường phái Pitago ( Pitago), trường phái Êlê (Xênôphan, Pácmênit ) + Pitago (571- 497 TCN) Theo ông, cơ sở, yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại của sự vật là con số. Con số quyết định bản chất của sự vật. Mọi hiện tượng, kể cả vũ trụ, không phải là cái gì khác, ngoài sự nhịp nhàng của những con số. + Xênôphan ( 570- 478 TCN ) Theo ông, xưa kia toàn đất đai của chúng ta chìm ngập dưới biển, sau đó một phần đất nổi lên và trở thành lục địa, chỗ cao trở thành núi non. Vì vậy đất là cơ sở của mọi cái trên thế gian. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài sinh vật. Xênôphan cho rằng thế giới là một khối duy nhất, không vô hạn hay hữu hạn, không vận động hay đứng im, không sinh ra hay mất đi, cũng không do thần thánh tạo ra. Ông cho rằng chính con người tạo ra thần thánh chứ không phải thần thánh tạo ra con người. Con người tạo ra thần thánh theo trí tưởng tượng và suy tưởng của mình. + Pácmênít ( cuối TK VI - đầu TK V TCN ): Điểm xuất phát của triết học Pácmênít là tồn tại. Theo ông, tồn tại là duy nhất, không thể phân chia, không vận động, không biến đổi. Ông phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, đề cao vai trò của nhận thức lý tính. Theo ông, không nên “ căn cứ vào đôi mắt hồ đồ, đôi tai ồn ào, cái lưỡi uốn éo, mà phải dùng lý trí để giải quyết vấn đề ” { 1-158 }. 2.3 Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại được thể hiện sâu sắc và điển hình nhất là ở “đường lối” Đêmôcrít ( duy vật) và “đường lối” Platôn (duy tâm) - Có thể nói Đêmôcrít (460-370 TCN) là nhà triết học tiêu biểu nhất của chủ nghĩa duy vật trong triết học cổ đại Hy Lạp, tư tưởng triết học của ông là thế giới quan của giai cấp chủ nô dân chủ, lực lượng xã hội tiến bộ lúc bấy giờ. Platôn (427-347 TCN) là đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan. Sự đấu tranh giữa tư tưởng của hai nhà triết học phản ánh sâu sắc và đậm nét cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. * Về vấn đề khởi nguyên của thế giới theo quan niệm của Đêmôcrít và Platôn: - Đêmôcrít cho rằng, cơ sở đầu tiên cấu tạo nên mọi sự vật là nguyên tử và khoảng không, Theo ông, nguyên tử là hạt vật chất nhỏ bé, tới mức không thể phân chia được nữa. Chúng tồn tại vĩnh viễn và trong lòng chúng không hề có vận động. Các nguyên tử có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình tam giác, hình cong, hình lõmChính sự đa dạng về hình thức của chúng là yếu tố tạo nên sự đa dạng của các sự vật mà chúng cấu thành. Các nguyên tử khác nhau không chỉ về hình dạng mà còn cả về trình tự và thể trạng nữa. Chúng không có màu sắc, âm thanh, mùi vịCác đặc tính này là kết quả bởi sự tác động của các nguyên tử lên các giác quan của con người. Các nguyên tử vận động trong khoảng không. Cái không tồn tại chính là khoảng không trống rỗng, nó không có ảnh hưởng gì tới các sự vật tồn tại trong nó cả. Giữa cái tồn tại ( tức các nguyên tử ) và cái không tồn tại (tức khoảng không) có nhiều đặc tính khác nhau. Các nguyên tử đậm đặc hoàn toàn, còn khoảng không thì hoàn toàn trống rỗng. Các nguyên tử rất đa dạng, còn khoảng không lại thuần nhất. Các nguyên tử bao giờ cũng có kích thước, hình dạng nhất định còn khoảng không lại vô tận và không có hình dạng. - Trái với những quan điểm của Đêmôcít, Platôn coi ý niệm là nguồn gốc của thế giới, sinh ra mọi sự vật. ý niệm tồn tại bên ngoài con người, ngoài cảm giác của con người. ý niệm tồn tại vĩnh viễn, bất biến, bất động. Các sự vật cụ thể có thể cảm thụ được bằng cảm giác chỉ là bản sao của các ý niệm. Dựa vào thế giới ý niệm để Platôn xây dựng hệ thống triết học duy tâm của mình. Platôn thừa nhận có hai hệ thống tồn tại: Thế giới ý niệm và thế giới các sự vật cảm tính. Thế giới ý niệm là thế giới tồn tại vĩnh viễn, bất biến, bất động, tuyệt đối chân thực, cơ sở tồn tại của thế giới sự vật cảm tính. Còn thế giới sự vật cảm tính là thế giới tồn tại không chân thực, luôn luôn biến đổi, là cái bóng của ý niệm, do ý niệm sản sinh ra, phụ thuộc vào ý niệm. Loài người cũng thuộc về thế giới này. Theo ông, thế giới những ý niệm thông qua các quan hệ toán học, biểu thị bằng con số, tác động đến vật chất để tạo ra những sự vật cảm tính. Như vậy những sự vật cảm tính là bản sao của ý niệm. Do đó, thế giới sự vật cảm tính chỉ là bản sao của những ý niệm. Do đó, thế giới của sự vật cảm tính không thể là chân thực, mà chỉ thế giới những ý niệm mới tồn tại chân thực, mới là chân lý cần phải nhận thức. Theo Platôn thì thế giới
File đính kèm:
- Bùi Trung Hiếu.doc