Tiểu luận Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
I. tất yếu khách quan và tác dụng của CNH- HĐH
1. Tính tất Tính yếu khách quan
2. Tác dụng của CNH- HĐH
II. Nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta trong các thời kỳ
1. Thực chất của vấn đề CNH- HĐH
2. Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta
3. Nội dung cơ bản của CNH- HĐH trong các thời kỳ
a. Nội dung CNH- HĐH ở giai đoạn 2001- 2010
b. Nội dung CNH- HĐH ở giai đoạn 2010- 2020
III. Những vấn đề cần giảI quyết để tiếp tục thực hiện chiến lược CNH- HĐH ở Việt Nam
1. Tạo nguồn vốn tích luỹ cho CNH- HĐH
2. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ mới
3. Làm tốt công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất
4. Chuẩn bị lực lượng lao động cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước
5. Vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng
6. Vấn đề nâng cao hiệu lực, vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước
V. Vai trò của CNH- HĐH trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo
lựa chọn cơ cấu ngành nghề trong thời kỳ đầu của quá trình CNH- HĐH. 2. Nội dung cơ bản của CNH- HĐH trong thời kỳ quá độ ở nước ta Với trình độ kinh tế- xã hội ở điểm xuất phát của quá trình xây dựng xã hội mới cũng như tại thời điểm hiện nay còn thấp kém, với điều kiện bên trong, bên ngoài có nhiều phức tạp, khó khăn, qua tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước sự nghiệp CNH- HDDH đất nước ở Việt Nam phải tiến hành trong một quá trình lâu dài. Quá trình đó gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều phải giải quyết các vấn đề liên quan đến 2 nội dung cơ bản, đó là kỹ thuật (công nghệ) và cơ cấu ngành nghề. Song ở giai đoạn đầu, do điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng và do sức ép của vấn đề bức xúc là giải quyết việc làm nên nội dung công nghiệp hoá tập trung vào phát triển những ngành nghề thu hút nhiều lao dộng để tạo ra tổng sản phẩm xã hội và giá trị hàng hoá cao hơn. ở các giai đoạn sau, xét riêng về mặt kỹ thuật- công nghệ thì càng rút ngắn thời gian để tiếp thu những thành tựu khoa học- công nghệ mới nhất của nhân loại, càng tiến gần tới đích thành công của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước Quá trình CNH- HĐH trong thời kỳ quá độ ở nước ta phải giải quyết hai nội dung sau: Một là: Tiến hành cách mạng khoa học- kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật mới. Trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay, kỹ thuật thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, do đó về mặt kỹ thuật- công nghệ phải tiến hành cách mạng khoa học- kỹ thuật. Thực chất của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật ở nước ta có nội dung bao hàm của cả ba cuộc cách mạng kỹ thuật mà thế giới đã trải qua. Cách mạng khoa học- kỹ thuật ở nước ta là một quá trình không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, hay kết thúc ở ngay chặng đường đầu tiên. Bởi quá trình đó sẽ thực hiện đổi mới về kỹ thuật- công nghệ. Do những điều kiện đặc thù của Việt Nam, nên sự đổi mới về kỹ thuật- công nghệ sẽ mang các tính chất sau: một mặt, sự đổi mới về kỹ thuật công nghệ sẽ được tiến hành tuần tự từ trình độ kỹ thuật thủ công qua các trình độ cao hơn( như kỹ thuật cơ khí) và tiến tới áp dụng công nghệ hiện đại nhất; mặt khác, sự đổi mới tiến hành có tính nhảy vọt, cách quãng trong những trường hợp nhất định đối với từng bộ phận của nền kinh tế. Tức là, trong một số cơ sở và một số lĩnh vực nếu có đủ điều kiện, có thể áp dụng ngay kỹ thuật tiên tiến nhất, hiện đại nhất, bỏ qua các trình độ kỹ thuật trung gian. Hai là: xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí: Cơ cấu kinh tế- kỹ thuật là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng kinh tế. Tính chất hợp lí của một cơ cấu kinh tế- kỹ thuật phải bao gồm những vấn đề cơ bản sau: - Phản ánh đúng yêu cầu của các quy luật khách quan,trước hết là quy luật kinh tế. Phù hợp với xu hướng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. - Cho phép khai thác tốt các tiềm năng của đất nước, tiềm năng của ngành, của doanh nghiệp ở cả chiều rộng lẫn chièu sâu. - Cơ cấu ngành nghề trong quá trình hoạt động phải bổ sung cho nhau, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Cho phép khai thác các tiềm năng của đất nước trong tương quan giữa yêu cầu phát triển kinh tế hiện tại với yêu cầu phát triển kinh tế trong tương lai( cơ cấu kinh tế của các giai đoạn cũng bổ sung cho nhau- cơ cấu kinh tế của giai đoạn trước phải tạo đà cho cơ cấu kinh tế ở giai đoạn sau) - Cơ cấu kinh tế- kỹ thuật xây dựng trên cơ sở kinh tế hàng hoá và sự quốc tế hoá đới sống kinh tế, đó là cơ cấu kinh tế”mở”. Nội dung CNH- HĐH đất nước giai đoạn 2001- 2010 a. Một số kết quả thực hiện CNH- HĐH đất nước giai đoạn 1991- 2000 Để đánh giá được một cách tương đối sác thực cả về thành tựu cũng như những khiếm khuyết của công cuộc CNH- HĐH đất nước trong thập kỷ 90, trước hết cần đề cập những nội dung chủ yếu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước ở giai đoạn này. Trước hết về kỹ thuật- công nghệ: trong điều kiện năng lực tích lũy vốn của nền kinh tế thấp, trình độ quản lý, trình độ của người lao động còn hạn chế, vấn đề việc làm vẫn mang tính bức súc. Việc đổi mới kỹ thuật- công nghệ được thực hiện theo phương châm: kết hợp công nghệ nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn- tiên tiến, lấy quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, có tính đến quy mô lớn nhưng phải là quy mô hợp lý và có điều kiện. Về cơ cấu ngành nghề: - Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và các ngành kết cấu hạ tầng dịch vụ cho nông nghiệp - Tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, mở rộng kinh tế dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng theo hướng khai thác triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng suất khẩu. - Phát triển công nghiệp khai thác, trong đó đẩy mạnh việc thăm dò khai thác dầu khí và một số loại khoáng sản. Phát triển có lựa chọn một số ngánh sản xuất tư liệu sản xuất: hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng và một số bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng của nển kinh tế (sân bay, bến cảng, kho tàng..). Phat huy năng lực khoa học trong nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế để phát triển ngành công nghiệp điện tử và tin học Xây dựng và phát triển các vùng kinh tế điển hình, từ đó hình thành các vùng kinh tế chuyên môn hoá. Với những nội dung cụ thể đặt ra như trên, sự nghiệp CNH- HĐH đất nước giai đoạn 1991- 2000 đã đạt được những thành tựu lớn như sau: Thành tựu nổi bật nhất đó là công nghiệp Việt Nam đã đạt được bước phát triển vượt trội so với các giai đoạn trước. Từ năm 1991 đến 1998, mức tăng trung bình hàng năm là 13%, riêng giai đoạn 1991- 1995 là 13,7%. Trong khi đó giai đoạn 1976- 1980, mức tăng trung bình hàng năm của công nghiệp Việt Nam là 0.6%, giai đoạn 1986- 1990 là 6.1%. Nếu tính riêng, một số ngành có mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 1990- 1998 rất cao. Ví dụ, thép cuộn: 30.5%, ắc quy và pin: 30%, dầu thô:21.1%. Sự phát triển của khu vực công nghiệp đã làm tăng tỷ phấn công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năm 1990, công nghiệp chiếm 18.8% GDP, năm 2000, tỷ lệ trên là 34%. Ngoài ra, công nghiệp phát triển đã có tác động rất lớn đến sự phát triển các ngành khác. Về cơ cấu ngành có sự thay đổi đáng kể, một số cơ sở thuộc các ngành công nghệ cao đã hình thành trong nền kinh tế, các ngành kinh tế chủ chốt như khai thác dầu mỏ, thép, dệt may, giày dép phát triển mạnh,khu vực dich vụ nhờ sự phát triển của công nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất được xây dựng. Những sự phát triển nói trên đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế, trình độ kỹ thuật của nền kinh tế đã có nhiều tiến bộ. Nền công nghiệp Việt Nam đã bước đầu phát triển theo hướng hội nhập quốc tế, năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Điều đó thể hiện công nghiệp Việt Nam đã dần chiếm lại thị phần trong nước và mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài. Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng công nghiệp giai đoạn 1991- 1998 tăng rất nhanh. Ví dụ, hàng điện tử tăng 480 lần, than đá tăng 100 lần, giày dép tăng 91.4 lần, hàng dệt may tăng 8.5 lần, dầu thô tăng 2.15 lần. Những số liệu và tình hình nêu trên cho thấy kết quả thực hiện nội dung CNH- HĐH đất nước trong thập kỷ 90 là cao. Những thành tựu đó có dược do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quyết định hàng đầu là do tác động của cơ chế quản lý mới (tuy chưa hoàn thiện) và những nỗ lực thu hút và tập trung vốn để phát triển công nghiệp. Tổng vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp giai đoạn 1991- 1998 khoảng 52000 tỉ VNĐ, chiếm 45% tổng vốn đầu tư trong nước. Trong giai đoạn 1990- 1991 là 78%. Các khoản vay ưu đãi của chính phủ cũng giành cho phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Tới tháng 10 năm 1998, có 11.3 tỷ UUSSDD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào công nghiệp. Bên cạnh những thành tựu, công nghiệp Việt Nam vẫn còn những điểm yếu, có thể kể như: Trình độ kỹ thuật- công nghệ của nhiều cơ sở công nghiệp Việt Nam vẫn ở trình độ thấp. Đánh giá chung, trình độ kỹ thuật- công nghệ Việt Nam chậm hơn các nước công nghiệp từ 2 đến 3 thế hệ. Công nghệ cấp thấp, lỗi thời chiếm 60 đến 70%, trong khi công nghệ hiện đại chỉ chiếm 30 đến 40%. Do vậy mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị sản phẩm lớn (gấp 1.2 đến 1.5 lần so với các nước khác trong khu vực), sản phẩm chất lượng kém, chủng loại đơn điệu và năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Thiếu vốn, thiếu đầu vào trung gian. Do thiếu đầu vào, để hoạt động các cơ sở công nghiệp phải nhập khẩu sản phẩm sơ chế hoặc bán thành phẩm, nhưng việc nhập khẩu lại có khó khăn về tài chính. Trong khi đó nhiều nguồn trong nước vẫn chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Hạn chế về năng lực chuyên môn và quản lý trong nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo hướng hội nhập và hiện đại hoá nền kinh tế quốc gia. Những bất cập về thể chế, chính sách quản lý của nhà nước. Năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam thấp và sự hạn chế về thị trường tiêu thụ. Những vấn đề nêu trên đang cần tìm lời giải ở sự nghiệp CNH- HĐH trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới của nước ta Nội dung CNH- HĐH đất nước giai đoạn 2001- 2010 Sự nghiệp CNH- HĐH đất nước giai đoạn 2001- 2010 nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mười năm, đó là:” Đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt chất lượng đới sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân.Tạo nền tảng của đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường vững chắc. Thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế nước ta trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao” Từ những thành tựu và tồn đọng của giai đoạn trước, để thực hiện những mục tiêu nói trên, sự nghiệp CNH- HĐH đất nước giai đoạn 2001- 2010 có những nội dung như sau: Về kỹ thuật- công nghệ: tiếp tục thực hiện phương châm kết hợp công nghệ nhiểu trình độ. Song hiện nay trình độ kỹ thuật- công nghệ trong nền kinh tế đã được nâng cao hơn một bước so với trước nên việc giải quyết vấn đề kỹ thuật- công nghệ giai đoạn hiện nay là nhằm tập trung
File đính kèm:
- T048.doc