Tiểu luận Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần một. Cơ hội và thách thức của cách doanh nghiệp Việt Nam trước hiệp định thương mại Việt - Mỹ 2

I. Sự ra đời của hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ 2

II. Cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam trước HĐTM Việt - Mỹ 2

III. Những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 4

Phần hai

I. Quá trình hình thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA 6

II. Những cơ hội và thách thức của nền thương mại Việt Nam khi gia nhập AFTA 7

1. Thách thức 7

2. Cơ hội 9

Kết luận 12

 

doc15 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này của Thái Lan là 17,4% và 10,3% và Malaixia là 19,4% và 11,9% (So với các thị trường có mức thu nhập và tiêu dùnh bình quân đầu người tương đương, hiện nay thị trường Mỹ chỉ chiếm 4,8% giá trị kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam so với các nước Châu Âu là 24% và Nhật Bản là 28,7%). 
2/HĐTM Việt-Mỹ sẽ tạo cơ hội làm ăn mới cho các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam qua đó sẽ tăng khả năng thành công cũng như học hỏi được cách quản lý của các nhà kinh doanh hàng đầu thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam.Đồng thời nó cũng mở ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam phải nổ lực không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, học tập một cách làm ăn bài bản, phù hợp với luật lệ kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trinh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
3/HĐTM Việt-Mỹ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu một lượng hàng lớn vào Mỹ do đó các doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cho công nhân của mình đồng thời cũng tạo nhiều công ăn việc làm mới góp phần giải quyết vấn đề dân số và việc làm ở Việt Nam. 
III/Những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 
 1/Trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước rất chênh lệch, lại có những điểm rất khác nhau về thể chế chính trị xã hội, về quan niệm ,về tập quán ,sở thích, thị hiếu người tiêu dùng.Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tính đến các nhân tố này thì có thể dẫn đến tư tưởng nôn nóng ,sốt ruột hoặc chủ quan hay bi quan trong khi giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong quá trình làm ăn với Mỹ do đó rất dẫn đến thất bại. 
2/Hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều thiếu sót lại chưa đồng bộ và có nhiều điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế.Mỹ là một nước có hệ thống pháp luật hết sức chặt chẽ với tư cách là một siêu cường về kinh tế và chính trị Mỹ đã tự đặt ra những điều luật của riêng mình do đó việc mới tiếp xúc với một thị trường mới mẻ sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam không khỏi bỡ ngỡ rất khó tránh khỏi những sai lầm bởi ở Mỹ “kiện tụng cũng được coi như một nghề” mà bằng chứng chính là việc xuất khẩu cá Tra cá Basa của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ. 
3/Sau một thời gian ngắn(3-7 năm), khi HĐTM có hiệu lực nhiều hàng hoá của Mỹ sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam với việc bãi bỏ hạn ngạch và giảm thuế sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam ở trong một điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn trước đây.Đồng thời các lĩnh vực hoạt động tài chính ,ngân hàng bảo hiểm ,viễn thông, pháp lý, giáo dục,y tế sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam làm cho các doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành này của Việt Nam sẽ gặp phải những đối thủ cạnh tranh hết sức gay gắt vì những lợi thế hơn hẳn của họ .Nếu chúng ta không có những chuẩn bị ngay từ bây giờ thì người tiêu dùng Việt Nam chỉ hướng tới những dịch vụ tiện lợi hơn của các nhà đầu tư Mỹ. 
4/ Các doanh nghiệp Việt Nam, những người trực tiếp làm ăn với Mỹ lại chưa thông hiểu luật lệ cung cách kinh doanh của người Mỹ.Chính điều này chẳng những có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh mà đôi khi còn bị thiệt thòi vì những lý do không đáng có. Bên cạnh đó ,với trình độ quản lý còn yếu kém, lại chưa có kinh nghiệm làm ăn theo cơ chế thị trường cùng với trình độ công nghệ còn lạc hậu, trình độ chuyên môn của người lao động còn chưa cao.Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm của chúng ta còn kém về chất lượng, xấu về hình thức khó lòng cạnh tranh với biết bao bạn hàng mậu dịch của Mỹ từ các nước Nam Mỹ, từ Trung Quốc, từ các nước Nics, các nước ASEAN. Đây chính là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi HĐTM có hiệu lực. 
 PHầN HAI
I. Quá trình hình thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA.
ASEAN (asscociation of Southeast asian Nation), hiệp hội các quốc gia Đông Nam á được thành lập từ năm 1976 với mục đích hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị, khoa học, xã hội. Đến nay, ASEAN đã phát triển lớn mạnh với 10 thành: Brunei, Indonesia, Malaysia, Phillipin, Singapore, Thái lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và Mianmar. Tuy vậy là một khu vực kinh tế phát triển vào loại năng động nhất thế giới, vấn đề hợp tác kinh tế trong khu vực lại được ra đời khá muộn, năm 1992, 25 năm sau khi thành lập ASEAN.
Từ năm 1976, vấn đề hợp tác kinh tế ASEAN đã được chú trọng với kế hoạch hợp tác kinh tế mà lĩnh vực ưu tiên là cung ứng và sản xuất các hàng hoá cơ bản, các xí nghiệp công nghiệp lớn, các thoả thuận thương mại ưu đãi và các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEAN nhưng kết quả của những nỗ lực đó không đạt được các mục tiêu mong đợi. Chỉ đến năm 1992, khi các nước thành viên ASEAN ký kết một hiệp định về khu vực mậu dich tự do AFTA hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN mới thực sự được đưa lên một tầm mức mới.Mục tiêu của AFTA là :
Tự do hoá thương mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan.
Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị trường thống nhất.
Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là việc phát triển của các thoả thuận thương mại khu vực (Regional trade arrangement - RTA) trên thế giới.
 II. Những cơ hội và thách thức của nền thương mại Việt Nam khi gia nhập AFTA.
	1. Thách thức.
Qua phân tích cụ thể những lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước, chúng ta có thể thấy được những khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Trước hết đó là sự khác biệt về thể chế và cơ chế quản lý kinh tế. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Các quan hệ thị trường trong nền kinh tế Việt Nam thực sự chưa trưởng thành (cái quán tính của cung cách quan liêu, bao cấp trong quản lý còn nặng nề). Điều này thể hiện mức độ sẵn sàng đón nhận tiến trình AFTA chưa cao xét về mặt cơ chế quản lý.
Quan trọng hơn nữa khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN (về thu nhập bình quân trên đầu người, dự trữ ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư, trình độ công nghệ... ) cho thấy sự cách biệt quá lớn bất lợi cho Việt Nam cũng là mối lo ngại cho quá trình hội nhập này. Trình độ công nghệ sản xuất hiện nay ở ta, đặc biệt trong các ngành chủ chốt như công nghiệp chế tạo, chế biến, còn ở mức yếu kém thì liệu có đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường hay chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá của các nước ASEAN thậm chí nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp theo đó tăng...
Do cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và phần lớn các nước ASEAN tương đối giống nhau, vì vậy có thể gây ra sự cạnh tranh nội bộ khu vực trong việc thu hút đầu tư, tìm kiếm thị trường và công nghệ (ở mức độ khác nhau). Ngoài ra cò phải kể đến sự cạnh tranh của cả khối với Trung Quốc trong cả thương mại và đầu tư nước ngoài.
Một trong những khó khăn và có lẽ đây là khó khăn lớn nhất mà Việt Nam sẽ phải đương đầu trong quá trình hội nhập là nhân tố về con người do trình độ, kể cả cán bộ quản lý kinh tế và các doanh nhân còn chưa đáp ứng được với nhu cầu đặt ra của tình hình mới.
Nếu chỉ xét riêng về thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường cạnh tranh thì phần lớn các doanh nghiệp còn rất non trẻ, thiếu vốn kinh doanh cũng như trình độ quản lý, tín nhiệm và bề dày kinh nghiệm. Phần lớn các doanh nghiệp đều mới bước vào thương trường nên có nhiều hạn chế, thể hiện ở các mặt như: kinh doanh trên diện mặt hàng rộng nhưng thiếu chuyên ngành; mạng lưới tiêu thụ còn mong manh; các doanh nghiệp còn chưa quan tâm và ít thành công trong việc xây dựng khối các khách hàng tin cậy và lâu bền; thiếu thông tin và thiếu hiểu biết về thị trường và khách hàng; Thiếu các hoạt động xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức như thông tin thương mại, hỗ trợ triển lãm quảng cáo, tư vấn về thị trường, môi trường đầu tư, tìm đối tác kinh doanh... Ngoài ra, tác động không thuận lợi đến các doanh nghiệp còn có những vấn đề về môi trường vĩ mô thiếu ổn định với một hệ thống các thủ tục hành chính phức tạp và không rõ ràng. Thủ tục lập doanh nghiệp, lập chi nhánh, đại diện, mạng lưới kinh doanh trong tỉnh, ngoài tỉnh, ngoài nước nói chung có tác dụng kìm hãm hơn là khuyến khích kinh doanh.
Tóm lại, có thể thật sự hội nhập được với khu vực, chúng ta phải vượt lên những trì trệ của chính mình, đạt được sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội đi kèm với sự tăng trưởng về kinh tế. Sự tăng trưởng cùng nhịp độ với các nước trong khu vực sẽ là cơ sở đảm bảo về lâu dài để có sự liên kết giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN được bền chặt trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Bên cạnh những khó khăn rất lớn, chúng ta cũng có những thuận lợi nhất định khi hội nhập với ASEAN. Việt Nam và các nước ASEAN là những nước láng giềng đã có truyền thống giao lưu kinh tế, văn hoá và tương đối hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, đường lối đổi mới của Việt Nam đang tiến tới để hội nhập trong sự thống nhất của khu vực. Liên kết kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN là xu thế tất yếu của mỗi nước trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, bởi lẽ nó phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia.
2. Cơ hội.
Tham gia hợp tác kinh tế, thương mại với khu vực, Việt Nam có thể thu được một số cơ hội và thuận lợi sau đây:
Thứ nhất, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN là sự kiện đánh dấu bước phát triển của Việt Nam trong quan hệ quốc tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Có Việt Nam trong ASEAN sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất mới trong ASEAN, từ đó tạo ra nhiều lợi ích cho Việt Nam và các nước thành viên. Trọng tâm của hợp tác kinh tế trong ASEAN những năm gần đây là hợp tác phát triển thương mại, trong đó cốt lõi là việc hình thành AFTA, thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT, hình thành nên một thị trường thống nhất cho mọi nước thành viên. Việc tham gia vào chương trình này là điều kiện thuận l

File đính kèm:

  • docT039.doc