Tiểu luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng

MỤC LỤC

 

Nội dung Trang

 Lời nói đầu 1

 1. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa

vật chất với ý thức .2

1.1. Vật chất quyết định ý thức 2

 1.2. ý thức tác động trở lại vật chất 4

2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ

giữa vật chất với ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. .7

2.1. Xuất phát từ thực tế khách quan từ đó đề ra đường lối,

chủ trương, chính sách, kế hoạch, phương hướng,

mục tiêu đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở nước ta hiện nay .7

2.2. Phát huy vai trò của tính năng động chủ quan và chống chủ

quan duy ý chí . .12

 3. Kết luận 15

 4. Phụ lục .16

 5. Tài liệu tham khảo 17

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhấn mạnh rằng, không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.
	Không chỉ có thế, khi vai trò chỉ đạo của ý thức phạm sai lầm thì tinh thần, dũng cảm, lòng nhiệt tình, chí quyết tâm cũng làm cho hoạt động thực tiễn thất bại một cách nhanh chóng.
	Qua những điều vừa trình bày ở trên về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta có thể rút ra một ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người như sau: Mọi hoạt động của con người ( cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn) đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, phát huy được tính năng động sáng tạo của ý thức, tư tưởng, của nhân tố chủ quan của con người và đồng thời chống chủ quan duy ý chí.
2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
2.1. Xuất phát từ thực tế khách quan từ đó đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, phương hướng, mục tiêuđúng đắn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Chúng ta khẳng định: Chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản như chủ nghĩa tư bản đã thay thế chế độ phong kiến. Đó là quy luật khách quan của lịch sử loài người. ở nước ta, chủ nghĩa xã hội cũng nhất định sẽ được xây dựng thành công trong sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ đâu và đi theo con đường nào? Chỉ có thể và phải xuất phát từ những điều kiện – hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước Việt Nam và con người Việt Nam, của dân tộc và lịch sử trong bối cảnh khu vực thế giới hiện đại, theo quy luật chung mà chủ nghĩa Mac – Lênin đã nêu ra.
Thực tế là, chúng ta bước vào con đường xã hội chủ nghĩa từ một xuất phát điểm về kinh tế xã hội rất thấp - nhất là lực lượng sản xuất. Đó là tình trạng sản xuất nhỏ, kinh tế tự nhiên, kinh tế hiện vật còn khá phổ biến, kỹ thuật thô sơ, thủ công nửa cơ khí. Sản xuất hàng hoá còn chưa trở thành phổ biến, thị trường bị chia cắt, thậm chí có nơi, có lúc khép kín kể cả trong kinh tế đối ngoại. Phương thức tổ chức, quản lý nền kinh tế dựa trên lĩnh vực kinh tế của chúng ta là tập trung lực lượng sản xuất, đổi mới phương thức, tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm.
Muốn phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cả quy mô bề rộng lẫn chiều sâu, tạo đường băng để đất nước “cất cánh” một cách hiện thực hướng tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá chứ không dừng lại ở phương hướng chung. Nghĩa là, phải xây dựng một chương trình khả thi cho cả công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, chú trọng cho phát triển nông nghiệp, cho các vùng kinh tế – xã hội trọng điểm, cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010 của Đảng ta đã khẳng định : con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, bảo đảm cho khoa học và công nghệ thật sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế – xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu về khoa học và công nghệ. Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác 
là phải tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới của thời đại để từng bước phát triển kinh tế trí thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển lực lượng sản xuất.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập hệ thống chính trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp cho nên phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
Khi khẳng định: chúng ta phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là, chúng ta lựa chọn, sử dụng những thành tựu có lợi cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên phương diện này cần phải xem chủ nghĩa tư bản không chỉ là một đối trọng mà quan trọng hơn đồng thời là một đối tác.
Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Muốn chủ nghĩa xã hội thành công thì không thể không sử dụng chủ nghĩa tư bản với tư cách là một nấc thang văn minh nhân loại. Như Mac đã nói: “ chúng ta đau khổ vì chủ nghĩa tư bản và cũng đau khổ vì không có nó”. Tức là, chúng ta đau khổ vì quan hệ sản xuất sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhưng có lẽ chúng ta còn đau khổ hơn nếu như không có lực lượng sản xuất khổng lồ của nó, đó chính là: “Tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết” (C.Mác và Ph.Ăngghen).
Định hướng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội tất yếu phải kế thừa và sử dụng lực lượng sản xuất do nhân loại tạo ra và phát triển trong điều kiện của xã hội tư bản chủ nghĩa, chẳng hạn đó là: thành tựu khoa học, kỹ thuật, và công nghệ –môi trường, là cơ chế thị trườngvới nhiều hình thức cụ thể tác động vào quan điểm phát triển kinh tế, nhất là những mặt tích cực của nó. Nói như vậy không có nghĩa là lặp lại hoàn toàn quá trình xây dựng lực lượng sản xuất đó trong lịch sử.
ở nước ta, lực lượng sản xuất cần phát triển song hành hai phương thức: tuần tự (từ thủ công đến nửa cơ khí rồi cơ khí) và nhảy vọt theo lối đi tắt, đón đầu (từ thủ công đi thẳng vào hiện đại) sao cho trong một thời gian ngắn, thậm chí rât ngắn chúng ta đạt trình độ với các nước tiên tiến trong khu vực
Song chúng ta phải biết rằng, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển gắn liền với quan hệ sản xuất phù hợp. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kinh tế của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại tới mức xã hội hoá gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy được mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của người lao động, của toàn thể nhân dân.
Muốn đảm bảo cho nền kinh tế thị trường có điều kiện tồn tại và phát triển, chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại một cách tất nhiên và khách quan của các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế. Vì nó là cái khách quan nên chúng ta phải chú ý không nên đi ngược lại nếu không thì chẳng bao giờ có thể xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhưng bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là: phát triển nhanh lực lượng sản xuất, nâng cao mức sống, mức thu nhập của người lao động lên thì mặt trái của nó trong một vài năm trở lại đây đang được phát huy một cách mạnh mẽ, sự chênh lệch thu nhập dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong lao động, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, công chức nhà nước
Trước thực tế đó, Đảng và nhà nước cần có những biện pháp phân phối hợp lý, không chỉ có phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế mà còn phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Ngoài ra chúng ta cần có những biện pháp khuyến khích làm giàu một cách chính đáng. Đối với thu nhập, nhà nước cần có cơ sở điều tiết thu nhập (thuế thu nhập), cải cách cơ bản chế độ tiền lương. Đối với người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn cần có chính sách xã hội hợp lý: bàn cách làm giàu mặt khác cần kiên quyết chống những thu nhập bất chính.
Đáng sợ hơn đó là tệ nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái phẩm chất đạo đức của nhiều cán bộ, công chức nhà nước nằm ngay trong bộ máy nàh nước, nó gây ra bất công xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở vai trò của công tác xây dựng Đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh là hết sức quan trọng.
Nói chung, chúng ta đi lên chủ nghĩ

File đính kèm:

  • docT044.doc
Giáo án liên quan