Tiểu luận Ảnh hưởng của Nho giáo trong đường lối ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX

MỤC LỤC

Trang

Mở Đầu 3

1. Lí do chọn đề tài 3

2. Tình hình nghiên cứu 3

3. Mục đích và nhiệm vụ 4

4. Phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Kết cấu của tiểu luận 4

Nội Dung 5

Chương 1. Sự du nhập của Nho giáo và đặc trưng Nho giáo

ở Việt Nam 5

1.1. Nho giáo và sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 5

1.1.1. Nho giáo 5

1.1.2. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 5

1.2. Đặc trưng của Nho giáo ở Việt Nam 6

Chương 2. Nho giáo dưới triều Nguyễn và ảnh hưởng của Nho

giáo trong đường lối ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu

thế kỉ XIX 8

2.1. Nho giáo dưới triều Nguyễn 8

2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong đường lối ngoại giao của triều

Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX 9

2.2.1. Ngoại giao triều Nguyễn – Trung Quốc 9

2.2.2. Ngoại giao triều Nguyễn – Phương Tây 12

2.2.3. Ngoại giao triều Nguyễn với các nước nhỏ 15

Kết Luận 17

Tài Liệu Tham Khảo 18

 

 

 

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của Nho giáo trong đường lối ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yễn. Ông đã sắp xếp cai trị đất nước theo trật tự và tinh thần Nho giáo kiểu “tu thân, tề gia”tuân theo: Tam cương – Ngũ thường, đề cao tư tưởng trung hiếu. Năm 1803, Gia Long sắc cho các trấn lập văn miếu thờ Khổng tử cùng các bậc tiên hiền, vua đích thân đứng ra làm lễ tế một năm hai lần (gọi là Thích Điện). Nho học được phát triển, tầng lớp sĩ (tầng lớp trên trong xã hội) được đào tạo theo kiểu Nho học nhằm phục vụ đất nước, chỉ đạo đường lối đối nội, đối ngoại của Việt Nam theo kiểu họ được tôi luyện, lấy đạo đức làm trọng. Triều thần nhà Nguyễn thực thi công việc trị nước theo tinh thần trọng đạo nghĩa, tình cảm, cốt yếu giữ gìn không khí hoà hiếu và cuộc sống xã hội khép kín không xáo động. Người tài cao học rộng trong xã hội thời Nguyễn nhất nhất mọi việc tuân thủ theo sách vở và các tác phẩm kinh điển Nho giáo được phổ biến rộng rãi trong cả nước, để phục vụ xã tắc non sông. Mà Nho học ngoài những đóng góp tích cực của nó, thì ở đây chúng ta thấy rằng những người đứng đầu đất nước (chịu trách nhiệm về sự hưng thịnh tồn vong của đất nước) khi thời cuộc biến đổi “ra ngoài đối với mọi người thì cần lấy lễ nghĩa để sự giao tiếp được êm ái hoà nhã là đủ” còn nội trị chỉ cần “theo cái luân lý cảu Nho giáo để giữ lấy cái nền hiếu nghĩa trung tín cho xã hội được yên trị thì thôi”.
2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong đường lối ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX
2.2.1. Ngoại giao triều Nguyễn – Trung Quốc
	Cơ sở ngoại giao triều nguyễn – Trung Quốc
	Việt Nam vào đầu thế kỉ XIX chưa tham gia vào các mối quan hệ quốc tế và các mối quan hệ trọng yếu của Việt Nam chỉ giới hạn trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt là với Trung Quốc.
	Mối quan hệ giữa triều Nguyễn Việt Nam với Trung Quốc phải ánh đường lối ngoại giao mang tính kế thừa truyền thống và tính bắt buộc do hoàn cảnh lịch sử - địa lí đặc thù của hai quốc gia qui định.
	Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc có từ thời Hùng Vương. Tuy nhiên trong mối quan hệ này Trung Quốc luôn chiếm thế thượng phong. Xét về diện tích lãnh thổ và dân số, Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, đồng thời nơi đây cũng từng tôn tại một nền văn minh tráng lệ nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Người Trung Quốc luôn tự hào về quá khứ về nền văn hoá của họ. Sự tự hào chính đáng ấy dần dần trở thành một truyền thông tôn vinh Trung Hoa cực đoan – nghĩa là họ tự cho Trung Quốc là trên hết, là trung tâm vũ trụ, trung tâm văn minh, những nước láng giềng nhỏ bé của Trung Quốc như Việt Nam, Xiêm, Cao Lyđều bị Trung Quốc xem là phiên thuộc, là chư hầu.
	Để đảm bảo cho sự hoà hiếu giữa hai dân tộc, tránh nạn binh đao, cha ông ta từ nghìn xưa đã vận dụng đường lối ngoại giao hoà bình, mang bản sắc ứng xử Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc: đó là Việt Nam tự nhận phận nước nhỏ, thần phục, xin sách phong, phản ánh đường lối ngoại giao của một nước nhỏ ở sát một nước lớn. Đồng thời đường lối đó mang dáng dấp của ảnh hưởng Trung Hoa mà trên thực tế, ảnh hưởng này lưu lại dấu vết trên nhiều lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội Việt Nam.
	Sự thần phục của Việt Nam đối với Trung Quốc trong thời Nguyễn theo nhiều ý kiến đánh giá, đó chỉ là thuần phục giả danh, sự thuần phục hình thức. Nhưng dù cho sự thuần phục nhà Thanh của các ông vua Nguyễn vào đầu thế kỉ XIX chỉ là hình thức, thì nó ít nhiều cũng phản ánh một vấn đề có cội nguồn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Dấu ấn Trung Hoa đã chi phối trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những tư tưởng triết học Trung Hoa chủ yếu của Khổng Mạnh, đã chỉ đạo một cách trực tiếp hay gián tiếp hoạt động ứng xử của nhiều nhân vật đứng đầu triều Nguyễn. Và trong phạm vi nào đó, Trung Quốc với Thanh triều còn được xem là nguồn mạch và qui chiếu trên tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực ngoại giao.
	Do vậy, một sự thật hiển nhiên là những quan điểm về đối ngoại, việc định ra và thực hiện các mối quan hệ ngoại giao dưới sự chi phối của các tư tưởng triết học Khổng Mạnh là không thể tránh khỏi. Tất nhiên, nho giáo không chỉ phát huy những ảnh hưởng tiêu cực. Nho giáo trong từng thời kì lịch sử nhất dịnh đã có những đóng góp cho tiến trình xã hội Việt Nam, những kỉ cương, luật lệ của Nho giáo “vua ra vua, tôi ra tôi”,, ”nhân – nghĩa – lễ - trí – tín”đã có tác dụng ổn định trật tự xã hội Việt Nam sau nội chiến, hướng XHCN thời hậu chiến vận hành theo nề nếpTuy nhiên, Nho giáo lại lấy đức dục làm gốc nên mặt tư duy khoa học Nho giáo với những trật tự của nó đã gò bó cương toả con người trong những suy nghĩ cố hữu, bất biến với tiến triển đầy biến động của thế giới bên ngoài. Đây là cột lõi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trong đường lối ngoại giao của triều Nguyễn.
	Theo một logic tất định, thì đường lối ngoại giao triều Nguyễn cũng được thực thi theo tư duy kiểu Nho giáo, trong một thời đại mà Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Chúng ta đã biết, Khổng Tử sinh ra và lớn lên trong một xã hội loạn lạc, ông đã sáng lập nên học thuyết của mình nhằm mục đích khôi phục lễ pháp của nhà Chu đã bị đảo lộn, hạt nhân học thuyết của ông là: Nhân – Lễ - Chính danh.
	Nhân là phải tôn trọng các nguyên tắc xã hội và chỉ tầng lớp trên trong xã hội mới có đức “nhân” Khổng tử đã phân định ngôi thứ, giai cấp rõ rang trong xã hội. Đây là điều chi phối mạnh mẽ các vua Nguyễn. Nho giáo được xem là quốc giáo, vua bắt buộc thần dân phải thực hiện đúng theo trật tự lễ pháp và chỉ có người quân tử mới có “nhân” , phải chăng tuyệt đại nhân dân là tiểu nhân nên không thể nào không cúi mình dưới người quân tử cam chịu phận thấp hèn. Tư tưởng này tạo ra khoảng cách rất lớn giữa vua và tôi khiến đế quyền nhà Nguyễn mang tính cách tối cao vô lí. Dưới ảnh hưởng của các tư tưởng triết học Trung Hoa, chủ yếu là Nho giáo, vua là người có “đức” lớn, là thiên tử con trời, thường trong các sắc, chiếu của vua ban mở đầu bao giờ cũng là câu: “Thừa thiên hưng vận hoàng đế sắc chiếu”. Các vua Nguyễn đã tạo ra quyền lực của vua là vô cùng thiêng liêng trong mắt nhân dân và tự đặt quyền lực “trời” ban cho dưới quyền lực của thiên triều Trung Quốc, như một điều hợp lẽ trời trong quan hệ nước lớn với nước nhỏ.
	Đường lối ngoại giao theo tư duy Nho giáo, là một trong những nguồn gốc sâu xa dẫn tới tư tưởng sợ hãi xa lánh phương Tây, đồng thời tạo nên tính bất biến, bảo thủ trong quan hệ ngoại giao với Thanh triều của các vua đầu thời Nguyễn.
	Như vậy, xét trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhà Nguyễn dù ít hay nhiều cũng bị những tư tưởng của Nho giáo khống chế và chỉ đạo. Đây là mối quan hệ ngoại giao trọng yếu trong quan hệ quốc tế của Việt Nam đầu thế kỉ XIX.
	Tuân theo “lễ” các vua Nguyễn đã theo sự phân định ngôi thứ một cách rõ rang, “chư hầu” thì phải phục tùng “thiên tử” cho đúng phép. Gia Long khi phái sứ bộ sang Trung Quốc vào năm 1802 đã bày tỏ cùng vua Trung Quốc rằng: “Thần cử Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức mang sang lễ vật để thể hiện lòng trung thành chân thực của chúng thần, sự sẵn sàng của chúng thần được đứng vào trong hàng ngũ các chư hầu”. Và phải chăng các vua Nguyễn đã tuân theo lẽ “trời”. Trời theo quan niệm của đạo Khổng có đôi khi là một lực lượng thần bí, có ý chí và ý chí của “trời” là “thiên mệnh”- thiên mệnh chi phối vận mệnh của xã hội và con người. Tư tưởng này được phản ánh khá rõ trong mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung. Dù có những nguyên nhân khách quan và chủ quan để nhà Nguyễn phải đi theo chiến lược ngoại giao cổ truyền là “thần phục” Thanh triều, những phải công nhân sự thần phục đó cũng bắt đầu bằng sự tôn vinh nước lớn, nói một cách khác như Phan Bội Châu là bắt nguồn từ tư tưởng “thờ nước lớn”. Chính tư tưởng này đã góp phần kiến thiết lên một đường lối ngoại giao hạn chế trong khuôn khổ chật hẹp của thế giới “văn minh Khổng” làm cho ngoại giao Việt Nam thế kỉ XIX ít nhiều mang tính bảo thủ, chậm đổi mới so với thời đại. Nhà Nguyễn luôn coi mối quan hệ Việt – Trung là chủ yếu và một lòng tin tưởng, trung thành với nhà Thanh, thiếu hẳn một sự đổi mới linh hoạt trong đường lối ngoại giao.
	Điều này được phản ánh rất cụ thể qua sự hiện diện Tự Đức vẫn tiếp tục cử hai đoàn sứ sang Bắc Kinh cầu viện (vào 1876 và 1880) nghĩa là sau khi kí hoà ước 1874 với Pháp và vẫn làm nhiệm vụ triều cống thực hiện bổn phận của một nước chư hầu. Ngay khi nhà Thanh không tự cứu nổi mình, đang bị nhấn chìm trong những cuộc nổi dậy chống đối của nhân dân và đang bị tư bản nước ngoài xâu xé, thì nhà Nguyễn vẫn tin tưởng vào sự cứu giúp của nhà Thanh, dù trên thực tế sự cứu giúp này chưa bao giờ có. Rõ rang ở đây “nhân tố Trung Hoa” có ảnh hưởng đến chính sách của các vua Việt Nam cả trên bình diện quốc gia và quốc tế.
	Sự “thần phục” vào Trung Quốc trên nền tảng Nho giáo và từ mối quan hệ “nước lớn – nước nhỏ” đặc thù giữa Việt Nam và Trung Quốc, dù chỉ là “Thần phục hình thức”, “thần phục giả danh”. Nó vẫn là một đối sách “hợp lẽ trời”. Với các vua Việt Nam dù xưng là hoàng đế với thần dân trong nước, song vẫn tôn xưng vua Trung Quốc là “trời”. Trong thư viết cho Gia Khánh để cầu phụng, Gia Long viết rằng: “Mặc dù dân chúng thần phục hạ thần, song thần vẫn chưa biết ý trời ra sao”. Cũng như đối với người dân trong nước – làm vua là tuân theo mệnh trời, do vậy các vua Nguyễn mỗi năm tổ chức lễ tế trời ở đàn Nam Giao, quan thì chỉ tế thần chứ không tế trời.
	Trong quan hệ với nhà Thanh Trung Quốc, vua nhà Nguyễn dù sao cũng theo đúng cái lẽ “uý thiên sự đại” (sợ trời và thờ phụng nước lớn – đây là ý của Mạnh Tử bảo vua Huệ Vương nước Lương theo sách Mạnh Tử). Cho nên dù lên ngôi, dù xưng đế, nếu chưa được thiên triều nhìn nhận qua “sách phong” thì các vua Nguyễn vẫn chưa có một sự đảm bảo giá trị hợp pháp trong mắt người dân và các tiểu quốc lân cận.
	Từ Gia Long cho tới Thiều Trị, các vua đều phải xin phong sau khi lên ngôi, và phải thân chinh ra Bắc Hà để thụ phong. Riêng Tự Đức thì nghi lễ tuyên phong được tiến hành tại Huế, long trọng tốn kém theo đúng thứ tự nghi lễ cổ xưa, và đây là một hoạt động ngoại giao rất quan trọng trong sinh hoạt ngoại giao của nhà Nguyễn. Đường lối ngoại giao “thần phục” thiên triều một cách cứng nhắc đã phần nào tạo nên xu hướng cự

File đính kèm:

  • docLê Danh Tuyên.doc