Tiết: 39 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp theo)

Học sinh biết :

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử .

Cấu tạo bảng tuần hoàn : ô nguyên tố , chu kì , nhóm , hiểu được :

 + Ô nguyên tố cho biết : Số hiệu nguyên tử , kí hiệu hoá học , tên nguyên tố , nguyên tử khối .

 + Chu kì : Gồm các nguyên tố cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng của điện tích hạt nhân trong nguyên tử .

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 39 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:08/01/2011
Ngày giảng:11/01/2011
Tiết: 39
BÀI 31. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Học sinh biết :
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử .
Cấu tạo bảng tuần hoàn : ô nguyên tố , chu kì , nhóm , hiểu được :
 + Ô nguyên tố cho biết : Số hiệu nguyên tử , kí hiệu hoá học , tên nguyên tố , nguyên tử khối .
 + Chu kì : Gồm các nguyên tố cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng của điện tích hạt nhân trong nguyên tử .
 + Nhóm : Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electon lớp ngoài cùng được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử 
Quy luật biến đổi tính chất chu kì , nhóm .
2. Kĩ năng 
Dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra caaos tạo nguyên tử , tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại .
II. CHUẨN BỊ 
GV: 
1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố 
2. Ô nguyên tố phóng to .
3. Chu kì 2, 3, phóng to 
4. nhóm I , Nhóm VII phóng to .
5. Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố .
 HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử .
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định
Kiểm tra sĩ số các lớp
Lớp
Học sinh vắng
Lí do
K lí do
Ngày giảng
Tiết
9A
9B
9C
9D
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Công nghiêp silicat là gì? kể tên một số nghành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính?
? Nêu các công đoạn chính của sản xuất thủy tinh, viết PTHH.
3. Bài mới:
Vào bài : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì , ta se tìm hiểu qua bài hôm nay .
HOẠT ĐỘNG 1
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC TRONG BẢNG TUẦN HOÀN .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS đọc SGK để tự rút ra thông tin một vài nét về liọch sử bảng tuần hoàn .
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp dựa trên cơ sở nào ?
HS đọc SGK phần I , quan sát bảng tuần hoàn , nghiên cứu , thảo luận để trả lời câu hỏi .
* Kết luận :
Trong bảng tuần hoàn , các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử .
HOẠT ĐỘNG 2
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV giới thiệu : Bảng tuần hoàn trên 100 nguyên tố và mõi nguyên tố được sắp xếp vào một ô .
Yêu cầu quan sát ô số 12 phóng to treo ở trước lớp .
Nhìn vào ô 12 biết được thông tin gì về nguyên tố ?
Yêu cầu HS biết thông tin về một ô nguyên tố khác 
 Số hiệu nguyên tử cho em biết những thông tin gì về nguyên tử ?
Thí dụ : Số hiệu nguyên tử Natri là 11 cho biết gì về nguyên tố đó .
Yêu cầu HS cho ví dụ khác để biết số hiệu nguyên tử cho biết những gì ?
Gv yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK để thấy được các chu kì có đặc điểm gì giống nhau ? chu kì là gì ?
Nhìn vào bảng tuần hoàn em cho biết có mấy chu kì ?
GV: giới thiệu có 7 chu kì trong đó các chu kì 1, 2, 3, là các chu kì nhỏ , các chu kì 4 , 5 , 6 , 7 là các chu kì lớn .
Từ các thông tin chung về chu kì , kết hợp quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố 
GV yêu cầu HS vận dụng để tìm hiểu chu kì 1, 2 ,3 .
GV yêucầu HS quan sát , tìm hiểu chu kì I và trả lời câu hỏi :
 + Số lượng nguyên tố và tên các nguyên tố ?
 + Từ H đến He điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào ?
+ Số lớp electron của H, He ?
Tương tự đối với chu kì 2 , Gv yêu cầu HS xét chu kì 2 có gì giống với chu kì 1 về sự biến thiên điện tích hạt nhân , về số lớp electron trong nguyên tử tứ Li đến Ne .
Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu chu kì 3 và nêu lên những thông tin về số lớp electron và sự biến ddooit điện tích hạt nhân .
 Qua quan sát các chu kì , em có nhận xét và kết luận gì về số đơn vị điện tích hạt nhân , số lớp electron của các nguyên tử trong chu kì ?
 Yêu cầu HS quan sát nhóm I , nhóm VII của bẳng tuần hoàn , đồng thời xem sơ đồ cấu tạo nguyên tử Li , Na ( nhóm I ) và nguyên tử Cl , Br ( nhóm VII ) đẻ trả lời câu hỏi 
các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau ?
Sau khi HS trả lời GV chốt lại đặc điểm của nhóm .
Dựa vào thông tin trung về nhóm nguyên tố , GV yêu cầu các nhóm HS quan sát nhóm I và nhóm VII ,thảo luận rút ra nhận xét đúng về nhóm như SGK.
GV nhấn mạnh :
+ Nhóm I gồm các nguyên tố hoạt động hóa học mạnh .
+ Nhóm VII gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh .
1. Ô nguyên tố .
Hs : Nghe và ghi bài
Hs: Quan sát, phát biểu
Biết được :
Số hiệu nguyên tử , tên nguyên tố , nguyên tử khối của nguyên tố .
Hs: nêu thông tin từ 1 ô nguyên tố
Số hiệu nguyên tử = số thứ tự = số đơn vị điện tích hạt nhân =số electron trong nguyên tử .
Hs: nêu thông tin về số hiệu nguyên tử.
Thí dụ : 
Số hiệu nguyên tử của Natri cho biết Natri ở ô số 11 , điện tích hạt nhân của nguyên tử natri là 11+ , có 11 elẻcton trong nguyên tử natri .
* Kết luận :
Ô nguyên tố cho biết : Số hiệu nguyên tử , KHHH , tên nguyên tố , nguyên tử khối của nguyên tố .
Số hiệu nguyên tử = STT=Số đơn vị ĐTnh = Số electron trong nguyên tử 
2. Chu kì .
 HS nghiên cứu SGK : trao đổi thảo luận để hiểu : Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần .
 Có 7 chu kì 
 HS quan sát trên bảng hệ thống tuần hoàn lần lượt các chu kì . Thảo luận để phân biệt chu kì nhỏ với chu kì lớn .
HS hoạt động theo nhóm vận dụng thông tin về chu kì , quan sát trên bảng tuần hoàn để tìm được các chu kì 1, 2, 3 .
Kết hợp quan sát cicsơ đồ nguyên tử hiddro , oxi , natri để nêu lên nhận xét :
+ Chi kì 1:
2 nguyên tố : hiddro và heli ,
Có 1 lớp electron trong nguyên tử 
Điện tích hạt nhân tăng từ H là 1+ đến He là 2+ 
+ Chu kì 2 : 8 nguyên tố ...
Điện tích hạt nhân tăng từ Li đến Ne .
Hs: 
+ Chu kì 3 : 8 nguyên tố 
 Có 3 lớp electron trong nguyên tử 
Điện tích hạt nhân tăng dần từ Na đến Argon .
HS rút ra nhận xét :
Trong mỗi chu kì , điện tích hạt nhân tăng dần .
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron .
* Kết luận :
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần .
Số thứ tự của chu kì băng số lớp electron .
3. Nhóm 
HS hoạt động theo nhóm , quan sát nhóm I , nhóm VII , thảo luận để trả lời câu hỏi :
+ Các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau .
+ Số thứ tự của nhóm bằng số elẻcton lớp ngoài cùng của nguyên tử .
Quan sát nhóm I và nhóm VII rút ra nhận xét :
+ Nhóm I:
 các nguyên tử đều có 1 electron lớp ngoài cùng .
Điện tích hạt nhân tăng đần từ Li đến Fr 
+ Nhóm VII :
các nguyên tử đều có 7 electron lớp ngoài cùng .
Điện tích hạt nhan tăng dần từ F đến At 
* Kết luận :
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó tính chất tương tự như nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử .
Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử .
4. Củng cố .
GV : Cho HS hoàn thành phiêú học tập sau .
Phiếu học tập
	Nhóm : 	lớp : 
1. Em hãy kể tên 5 nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 4 lớp electron .
Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử đó ?
2. Em hãy kể tên 3 nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 3 electron lớp ngoài cùng ? Số lớp electron của mỗi nhóm nguyên tử đó ?
 5. Hướng dẫn học ở nhà .
- Học bài theo nội dung vở ghi và sgk.
Bài tập :
V.RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 39 (2).doc