Tiết 30 - Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) (tiếp theo)

 1. Mục tiêu bài học

a Kiến thức : H cần nắm được :

+ Những nét chung về phong trào đấu tranh giành ĐLDT ở các nước đna giữa hai cuộc đại chiến thế giới

+ Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông dương , In -đô-nê-xi-a , Ma-lai-xi-a

b Kỹ năng

- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ và khai thác tư liệu , tranh ảnh lịch sử để hiểu bản chất sự kiện

c Thái độ:

+ Giáo dục cho H thấy rõ : Nhân dân Đông nam Á đứng lên đấu tranh giành ĐLDT đó là tất yếu lịch sử .

+ Cách mạng giải phóng dân tộc ở đna có những nét tương đồng

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 30 - Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Ngày dạy:.Dạy lớp:8A 
 Ngày dạy:.Dạy lớp:8B 
Tiết 30 bài 20
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á ( 1918-1939)
(Tiếp theo)
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á ( 1918-1939)
	1. Mục tiêu bài học 
a Kiến thức : H cần nắm được :
+ Những nét chung về phong trào đấu tranh giành ĐLDT ở các nước đna giữa hai cuộc đại chiến thế giới 
+ Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông dương , In -đô-nê-xi-a , Ma-lai-xi-a 
b Kỹ năng 
- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ và khai thác tư liệu , tranh ảnh lịch sử để hiểu bản chất sự kiện 
c Thái độ:
+ Giáo dục cho H thấy rõ : Nhân dân Đông nam Á đứng lên đấu tranh giành ĐLDT đó là tất yếu lịch sử .
+ Cách mạng giải phóng dân tộc ở đna có những nét tương đồng 
2. chuẩn bị 
a. GV: + bản đồ Đông nam Á 
+ tranh ảnh phục vụ bài giảng 
b. HS : + Đọc trước SGK 
+Vẽ lược đồ các nước Đông Nam Á 
3. Tiến trình bài dạy 
* Ổn định tổ chức 
	 8A 
	 8B
a. Kiểm tra bài cũ (4’) 
? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc ở châu á lại phát triển mạnh , nét nổi bật của phong trào này là gì ?
* Đáp án 
+ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc , để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế các nước đế quốc -> chúng tăng cường bóc lột thuộc địa để phục hồi nền kinh tế -> đời sống nhân dân thuộc địa cực khổ -> họ vùng dậy đấu tranh ( 4đ)
+ Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (2đ)
+ Nét nổi bật : Sự tham gia của giai cấp công nhân và sự ra đời , lãnh đạo đấu tranh của các đảng cộng sản ở một số nước như : Ấn độ, Việt nam , In-đô-nê-xi-a (4đ)
* Giới thiệu bài : Tiết học trước , chúng ta đã tìm hiểu được những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á và những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Trung Quốc trong thời gian 1919-1939 , trong tiết học này , chúng ta sẽ tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc trong thời gian này ở Đông nam Á diễn ra như thế nào và sẽ đi sâu hơn ở một số nước để thấy rõ đặc điểm nổi bật của phong trào so với thời gian trước chiến tranh 
b. Dạy bài mới 
T
?
H
?
T
T
?
H
T
?
H
?
H
H
?
H
?
T
?
H
?
H
?
H
?
H
T
H
?
H
?
H
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
H
T
?
H
( treo bản đồ Đông Nam Á )
Em hãy kể tên các nước đna và xác định vị trí các nước trên bản đồ ?
( đọc phần 1 sgk )
Em hãy nêu những nét chung nhất của các nước Đông Nam Á đầu thế kỷ XX?
Đầu thế kỷ XX hầu hết các ước đna đều là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân 
( trừ Thái Lan ) Nhưng nhiều mặt , Thái Lan phụ thuộc vào đế quốc 
- Ở bài 11, chúng ta biết rằng Xiêm (thái lan ) thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa nhưng trở thành khu vực ảnh hưởng của Anh , pháp , tức là nước Đệm của Anh ,Pháp , bị phụ thuộc chặt chẽ vào Anh Pháp .
Phong trào cách mạng đna đầu thế kỷ XX phát triển như thế nào ?
Sau thất bại của phong trào Cần Vương “ Phò vua cứu nước ”tầng lớp trí thức mới đã hưởng ứng cuộc đấu tranh GPDT theo con đường dân chủ tư sản . 
Đây là nét điển hình của tầng lớp trí thức mới ở châu á đầu thế kỷ XX , đều muốn hướng cách mạng GPDT theo con đường cách mạng dân chủ tư sản , duy tân tự cường theo gương Nhật Bản để có thể thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Âu -Mĩ như Trung Quốc, Việt Nam.
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất , phong trào cách mạng ở đông Nam á phát triển mạnh ?
Do bọn thực dân tăng cường áp bức bóc lột để bù đắp vào những thiệt hại sau chiến tranh ở chính quốc.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX trở đi phong trào cách mạng ở đna có nét gì mới (thảo luận ) 
Giai cấp vô sản dần dần trưởng thành 
- một loạt các đảng cộng sản ra đời 
( đọc phần chữ nhỏ SGK)
Em hãy xác định vị trí các nước đã xuất hiện đảng cộng sản trên bản đồ đna ?
( chỉ trên bản đồ ) đảng cộng sản In-Đô - nê-xi-a (1920) đảng cộng sản đông dương , Mã lai , Phi líp pin , Thái lan ( 1930)
Em hãy nêu một số phong trào điển hình ở đna trong những năm 20,30?
+ Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam .
+ Trong các phong trào cách mạng này , các “ Xã bộ nông ”đã ra đời , đây là chính quyền kiểu mới, chính quyền xô viết cấp xã đã thành lập ở nhiều nơi , ở nghệ tĩnh tuy chỉ tồn tại 4,5 tháng nhưng nó thực sự là chính quyền kiểu mới , chính quyền của dân , do dân, vì dân , nó thực hiện nhiều chính sách mới trên những lĩnh vực chính trị , văn hoá , xã hội.
Kết quả của phong trào cách mạng ở đna thời kỳ này như thế nào ?
- Đều bị chính quyền thực dân đàn áp 
Sự thành lập ĐCS ở một loạt nước đna có tác động như thế nào đến sự phát triển phong trào đấu tranh GPDT ở khu vực này ?
Đảng cộng sản các nước lãnh đạo nhân dân nước mình đứng lên đấu tranh GPDT , phong trào cách mạng ở các nước này phát triển mạnh .
Cùng với phong trào CMVS phát triển , các nước đna còn có những loại hình phong trào nào 
khác ?
Phong trào dân tộc dân chủ có bước tiến rõ rệt so với đầu thế kỷ XX .
hãy kể tên những phong trào DCTS điển hình , phong trào này có đặc điểm gì mới ? 
Trước đây chỉ xuất hiện những nhóm , phái hoặc hội do các nhà yêu nước sáng lập .
 Lúc này đã xuất hiện các chính đảng có ảnh hưởng xã hội rộng lớn : VD: đảng Quốc đại ( Ấn Độ ) Phong trào Tha kin ( miến Điện ) phong trào chống thực dân Anh dồi tự trị ( Mã lai )
Cho H quan sát hình 37 : Áp-đun-ra-man ( 1903-1990 ) lãnh đạo phong trào ĐLdt ở Mã lai .
( đọc mục 2 sgk ) 
Em hãy cho biết phong trào giải phóng dân tộc ở đna phát triển như thế nào ?
Phong trào diễn ra sôi nổi , liên tục ở nhiều nước đna.
Phong trào ở Đông Dương phát triển như thế 
nào ?
Phong trào ở đông dương diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú , được đông đảo nhân dân ủng hộ.
( đọc phần chữ nhỏ SGK )
Phong trào chống Pháp ở Lào ra sao ?
- Nhiều bộ tộc tham gia đấu tranh 
- tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com Ma đam lãnh đạo .
Phong trào ở Cam Pu chia thời gian này ra sao ?
- Các cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra 1918,1920,
1926
Đặc biệt là phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-Cha-Hem-Chiêu đứng đầu ( 1930-1935)
Phong trào cách mạng Việt nam thời kỳ này phát triển như thế nào ?
Từ khi đảng cộng sản Đông dương ra đời , Phong trào phát triển mạnh .
( thảo luận ) Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng ở Đông Dương ?
- phong trào ở đông dương phát triển sôi nổi , liên tục với nhiều hình thức phong phú .
+ Phong trào cách mạng vô sản ( việt nam )
+ phong trào cách mạng tư sản ( CPC )
+ phong trào yêu nước ở Việt nam , Lào, Cam Pu Chia .
Điển hình nhất là phong trào cách mạng ở Việt nam, từ khi đảng CSĐD ra đời , lãnh đạo , cách mạng giải phóng dân tộc theo hướng cách mạng vô sản .
Phong trào cách mạng ở đna hải đảo phát triển như thế nào ?
Phong trào yêu nước đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia , tiêu biểu là phong trào ỏ In-đô-nê-xi-a 
Phong trào ở In-đô-nê-xi-a phát triển như thế 
nào ?
Hơn 3 thế kỷ do Xu-các-Nô lãnh đạo 
( hướng dẫn H xem trên bản đồ vị trí 2 cuộc khởi nghĩa Gia -Va và Xu -ma-Tơ-Ra )
cho H quan sát hình 47 : giới thiệu Xu-các-nô là lãnh đạo phong trào đấu tranh GPDT điển hình ở In-đô-nê-xi-a , sau này là tổng thống In-đô-nê-xi-a 
 phong trào cách mạng đông nam á (1939-1940) Phát triển như thế nào ?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ , cách mạng đna chưa giành được thắng lọi quyết 
định , Năm 1940 cuộc đấu tranh chủ yếu chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật .
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ , Phát xít Nhật tràn vào đông dương , nhân dân đông dương nói riêng , nhân dân thế giói nói chung phải ra sức ngăn chặn CNPX đang đe dọa an ninh loài người .
Phát xít Nhật vào lạng sơn (VN ) Ngày 22-9-1940)
1 . Tình hình chung( 20’)
a. Khái quát 
- Đầu thế kỷ XX hầu hết các nước châu Á đều là thuộc địa ( trừ Thái Lan )
- sau thất bại của phong trào “ phò vua cứu nước ”tầng lớp trí thức mới đã hưởng ứng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản .
b . nguyên nhân 
- thực dân tăng cường áp bức , bóc lột .
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga năm 1917.
c. Nét mới của cách mạng Đông Nam Á 
- Giai cấp vô sản trưởng thành 
- Một loạt các đảng cộng sản ra đời 
- Những phong trào đấu tranh điển hình :
+ khởi nghĩa Xu-ma-Tơ-ra (In-đô-nê-xi-a )
+ Xô viết nghệ tĩnh ( Việt Nam )
d. Kết quả :
- các phong trào đều bị đàn áp 
- các đảng cộng sản các nước ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh và thúc đẩy phong trào cách mạng vô sản phát triển .
- Phong trào dân chủ tư sản có bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỷ XX
- Xuất hiện các chính đảng có ảnh hưởng xã hội rộng lớn : In-đô-nê-xi-a, Miến điện , Mã lai 
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á (15’)
a. khái quát : 
Phong trào diễn ra sôi nổi , liên tục ở nhiều nước .
b. Ở Đông dương 
- phong trào diễn ra sôi nổi , phong phú , lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia .
- Một số phong trào cụ thể :
+ Ở Lào : Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com ma Đam lãnh đạo ( 1901-1936) đã lôi cuốn được các bộ tộc Lào tham gia .
+ Ở Cam-Pu-Chia : Phong trào đấu tranh liên tiếp bùng nổ, tiêu biểu là phong trào do A-cha-hem-chiêu lãnh đạo.
+ Ở Việt nam : Từ năm 1930 trở đi phong trào phát triển mạnh 
c. Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
- Phong trào cách mạng lôi cuốn hàng triệu người tham gia 
- tiêu biểu là phong trào ở IN-đô-nê-xi-a :
+ Năm 1926-1927 đảng cộng sản lãnh đạo khởi nghĩa ở gia va và Xu-ma-tơ-ra.
+ Sau đó phong trào ngả theo hướng 
Tư sản do Xu-các-nô lãnh đạo .
- Tóm lại : sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ , cách mạng đna chưa giành được thắng lợi quyết định , từ năm 1940 trở đi chủ yếu là chống phát xít Nhật.
* Củng cố, luyện tập: ( 5’) Em hãy rút ra những nhận xét chủ yếu về phong trào đấu tranh giành độc lập ở đna sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Đáp án 
- Phong trào diễn ra sôi nổi , phong phú , lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia 
- Đảng cộng sản ra đời , lãnh đạo nhân dân 3 nước Đông dương tiến hành CM GPDT theo hướng Vô Sản 
- CM đna chưa giành được thắng lợi quyết định .
d. Hướng dẫn học ở nhà 
- học thuộc bài 
- Lập bảng thống kê phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Á 
- Ôn tập toàn bộ kiến thức

File đính kèm:

  • docsử 8 Tiết 30.doc