Tiết 10 - Đề:1 Đề kiểm tra một tiết môn hoá học 9

Câu 1: Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl ; H2SO4; NaCl ;

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch trên?(Viết các phương trình hóa học nếu có) (1.5 đ)

 

doc126 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiết 10 - Đề:1 Đề kiểm tra một tiết môn hoá học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyện tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
2.Kỹ năng:
- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to)
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Công nghiêp silicat là gì? kể tên một số nghành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính?
2. Nêu các công đoạn chính của sản xuất thủy tinh, viết PTHH.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 
- GV treo bảng tuần hoàn và giới thiệu cách sắp xếp trong bảng tuần hoàn
- Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn
- GV giới thiệu khái quát bảng tuần hoàn
? Hãy quan sát và nhận xét
- GV treo sơ đồ H. 3.22
? Ô nguyên tố cho biết những gì? 
GV: số hiệuu nguyên tử có trị số bằng đơn vị điện tích hạt nhân, bằng số e trùng với số thứ tự của nguyên tố 
? Quan sát ô 13 cho biết ý nghĩa các con số và ký hiệu trong ô đó.
* HĐ nhóm: quan sát bảng tuần hoàn trang 169 SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tố H, O, Na. Thảo luận theo nội dung sau: 
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ, mỗi chu kỳ có bao nhiêu hàng?
- Điện tích hạt nhân các nguyên tử trong một chu kỳ thay đổi như thế nào?
- Số lớp e của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có đặc điểm gì?
Đại diện các nhóm báo cáo 
GV nhận xét, chuẩn kiến thức 
1. Ô nguyên tố cho biết:
- Số hiệu nguyên tử
- Kí hiệu hóa học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối
2. Chu kì: 
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số e và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp e
Hoạt động 3: Sơ lược về công nghiệp silicat
GV: giới thiệu: công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm đồ sứ, xi măng tù hợp chất thiên nhiên của silic
GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, tranh ảnh. Đọc SGK
* Hoạt động nhóm:
Câu 1:
Kể tên các sản phẩm đồ gốm
Nguyên liệu sản xuất
Các công đoạn chính
Kể tên các cơ sở sản xuất chính ở Việt Nam
Câu2:
Thành phần chính của xi măng
Nguyên liệu sản xuất
Các công đoạn chính
Kể tên các cơ sở sản xuất chính ở Việt nam
Câu 3: 
Thành phần chính của thủy tinh
Nguyên kiệu sản xuất
Các công đoạn chính
Kể tên các cơ sở sản xuất chính ở Việt Nam 
1.Sản xuất đồ gốm, sứ:
a. Nguyên liệu chính: đất sét, thạch anh, fenpat.
b. Các công đọan chính: nhào đất sét, thạch anh và fenpat với nước để tạo thành bột dẻo rồi tạo hình sấy khô. Nung trong lò ở nhiệt độ cao
c. Cơ sở sản xuất: bát tràng, công ty sứ Hải Dương, Đồng Nai, Sông bé
2. Sản xuất xi măng
a. Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát
b. Các công đoạn chính: (SGK)
C. các cơ sở sản xuất : Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa
3. Sản xuất thủy tinh
a. nguyên liệu chính: Cát thạch anh ( cát trắng, đá vôi, sôđa
b. các công đoạn chính
CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)
SiO2(r) + CaO(r) CaSiO3(r)
SiO2
c. Các cơ sở sản xuất: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng
C. Củng cố:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài
2. Đọc phần em có biết
3. BTVN 1, 2, 3, 4
Tiết 40: Ngày tháng năm 2007
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết được
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm.
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. áp dụng với chu kỳ 2,3 nhóm I, VII
- Dựa vào vị trí nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyện tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
2.Kỹ năng:
- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to)
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu cấu tạo bảng tuần hoàn
2. Chữa bài tập 1, 2
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 
- HS hoạt động nhóm: các nhóm thaỏ luận theo nội dung: quan sát bảng tuần hoàn chu kì 2, 3 trong SGK. Hãy nhận xét theo nội dung sau:
? Đi từ đầu đến cuối chu kì ( theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân)
? Sự thay đổi số e lớp ngoài cùng như thế nào
? Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào
GV gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV chốt kiến thức
- Số e của các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8 và lặp lại tuần hoàn ở các chu kì sau:
Bài tập: 
1. Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự 
a. Tính kim oại giảm dần: Si, Mg, Al, Na
b. Tính phi kim giảm dần: C, O, N, F
Giải thích ngắn gọn
HS tiếp tục thảo luận nhóm theo nội dung:
Quan sát nhóm I và VII, dựa vào tính chất hóa học của các nguyên tố đã biết, hãy cho biết: 
- Số lớp e và số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm như thế nào
- Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi như thế nào?
Đại diện các nhóm báo cáo GV nhận xét bổ sung
GV chốt kiến thức 
1.Trong một chu kỳ:
- Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần
2. Trong một nhóm 
- Số lớp e của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần
Hoạt động 2: ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học :
- Ví dụ 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17 chu kì 3, nhóm VII.
Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố và so sánh với nguyên tố lân cận.
- HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét bổ sung 
GV bổ sung và chốt kiến thức
Ví dụ 2: nguyên tử, nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +12 có 3 lớp e, lớp e ngoài cùng có 2e. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó 
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất nguyên tố
Ví dụ 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17 chu kì 3, nhóm VII.
Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố và so sánh với nguyên tố lân cận.
Giải:
Cấu tạo của nguyên tố A như sau:
A có số hiệu nguyên tử là 17 nên:
+ Điện tích hạt nhân là 17+
+ Có 17p, 17e
+ A ở chu kì 3 nên co s3 lớp e
+ A thuộc nhóm 7 nên lớp ngoài cùng có 7e
2. Biết cấu tạo của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó
Ví dụ 2: nguyên tử, nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +12 có 3 lớp e, lớp e ngoài cùng có 2e. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó
Giải:
- Vị trí X trong bảng tuần hoàn : Số thứ tự: 12, chu kì 3, nhóm II. X là kim lọai mạnh
C. Củng cố:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài
2. Hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng dưới đây
TT
Kí hiệu
Vị trí trong bảng HTTH
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất HH cơ bản
Thứ tự
Chu kì
Nhóm
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngòai
1
Na
11
3
I
2
Br
35
35
4
7
3
Mg
12
3
II
4
O
8
8
2
6
Tiết 41: Ngày tháng năm 2007
Luyện tậpchương III
Phi kim. Sơ lược bảng tuần hoàn 
các nguyên tố hóa học
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Giúp HS hệ thống lại kiến thức trong chương
- Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxitcacbon, axitcacbonic, muối cacbonat
- Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn, tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn 
2.Kỹ năng:
- Chon chất thích hợp, lập sơ đồ dãy biến đổi các chất. Viết PTHH cụ thể.
- Biết xây dựng sự biến đổi giữa các loại chất và cụ thể hóa thành biến đổi và ngược lại.
- Biết vận dụng bảng tuần hoàn.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, bảng nhóm, bảng hệ thống tuần hoàn
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
2. Nêu ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV treo bảng phụ sơ đồ lên màn hình
Phi kim
Clo
1. Tính chất hóa học của phi kim
- Tác dụng với Hiđro tạo thành hợp chất khí 
- Tác dụng với kim loại tạo thành muối
- Tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
2. Tính chất hóa học của clo: 
- Tác dụng với :
+ Hiđro tạo thành khí Hiđroclorua
+ Nước tạo thành nước clo
+ Kim loại tạo thành muối clorua
+ DD NaOH tạo thành nước Javen
3.Tính chất hóa học của các bon và hợp chất của các bon
4. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: 
a. Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố
- Chu kì
- Nhóm
b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
c. ý nghĩa của bảng tuần hoàn
Hoạt động 2: Bài tập :
GV: Ghi đề bài lên bảng
Gọi HS lên bảng làm bài
GV: Sửa sai nếu có
Gọi HS đọc bài tập số 5 SGK
Gọi HS lên bảng làm bài
Bài tập 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết cac chất khí không màu đựng trong các bình riêng biệt: CO, CO2, H2
Giải: Lần lượt dẫn các khí vào dd nước vôi trong dư . Nếu thấy nước vôi trong vẩn đục là khí CO2
 Ca(OH)2 (dd) + CO2 (k) CaCO3(r) + H2O(l)
- Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn vào nước vôi trong dư nếu thấy nước vôi vẩn đục là khí CO
 2CO(k) + O2(k) CO2 (k)
Ca(OH)2 (dd) + CO2 (k) CaCO3(r) + H2O(l)
- Còn lại là H2
 H2 (k) + O2 (k) H2O (l)
Bài tập 5: (SGK)
a. Gọi CT của oxit sắt là FexOy vì tác dụng hoàn toàn nên ta có PTHH
FexOy + yCO xFe + y CO2
 Theo PT
(56x + 16y)g FexOy x. 56g Fe
 32 g 22,4g
mà M FexOy = 160 vậy ta có:
160. 22,4 = 32.x.56
x = 2. Thay số vào được y = 3
Vậy CTHH của oxit là: Fe2O3
n Fe2O3 = 0,1mol
theo PT : nCO2 = 3nFe2O3 = 0,3mol
 Ca(OH)2 (dd) + CO2 (k) Ca

File đính kèm:

  • docDE HOA HOC 9- BAI I- HKI-2009-2010- DE 1,2.doc