Tiết 1: Este-Lipit (tiếp)
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Củng cố và khắc sâu kiến thức về este-lipit,tính chất hoá học của este-lipit
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng làm bài tập về este-lipit
B.Phương pháp: Đàm thoại-bài tập
luzo HS trao đổi nhóm để thấy rõ sự giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất của tinh bột và xenloluzo Hoạt động 2 GV giao bài tập về tinh bột Bài 1. Thuỷ phân 1kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit với hiệu suất 85%.Tính khối lượng glucozo thu được _HS nhận bài tập và làm -GV chữa bổ xung Bài 2. Cho m(g) tinhbột để sản xuất ancol etylic,toàn bộ lượng khí sinh ra đuợc dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 500g kết tủa .Biết hiệu suất của mỗi giai đoạn là 75%.Tính m Bài 3.Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ phản ứng quang hợp (khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí).Muốn có 1g tinh bột thì thể tích không khí (đktc) là bao nhiêu Hoạt động 3 .GV giao bài tập về xenlulozo -HS nhận bài tập và làm Bài 1 .Dùng 324kg xenlulozo và 420kg HNO3 nguyên chấ có thể thu được ? tấn xenlulozo trinirat,biết sự hao hụt trong quá trình sản suất là 20% Bài 2. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozo trong sội bông là 4860000.Tính ssố gốc glucozo có trong sợi bông trên I.So sánh sự giống và khác nhau về cấu trúc phân tử ,tính chất của tinh bột và xenloluzo II Bài tập về tinh bột Bài 1 Khối lượng tinh bột trong 1kg sắn là: 1000.20/100=200g (C6H10O5)n +n H2O "nC6H12O6 162n 180n 200g Khối lượng glucozo thu được là 180.200.85/162.100=188.89g Bài 2 . Sơ đồ biến đổi các chất (C6H10O5)n"C6H12O6"2nCO2"2nCaCO3 162n 200g(h=100 ) Vì H =75% nên khối lượng CaCO3 thực tế thu được là 200.0,75.0,75.0,75=84,375g để thu được 500g CaCO3 thì khối lượng tinh bột cần dùng là: 500.162/84,375=960g Bài 3. 6CO2+6H2O"C6H12O6 +6O2 Số mol CO2=6n C6H12O6=6/180=0,033mol Vậy thể tích CO2=0,033.22,4=0,7392l Thể tích không khí là 0,7392.100/0,03=2464l III.Bài tập về xenlulozo Bài 1 .[C6H7O2(OH)3]n3nHNO3"[C6H7O2(ONO2)3]n +3nH2O Theo PT khối lượng HNO3 dư ,nên khối lượng sản phẩm tính theo xenlulozo 324.297.80/162.100=475,2kg=0,4752tấn Bài 2. Số gốc glucozo là: 48600000/162=300000 Hoạt động 4 .Củng cố Câu 1.Tinh bột có nhiều ở A.trong cây mía, củ cải đường,cây thốt nốt B.trong các thân cây và lá C.trong các loại hạt ngũ cốc,khoai sắn.quả D.trong cơ thể các động vật bậc thấp Câu 2.Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thì sản phẩm thu được là A.glucozo B.frutozo C.sacarozo D.CO2 và H2O Câu 3.tinh bột và xenlulozo khác nhau ở điểm nào? A.thành phần phân tử B.cấu trúc mạch phân tử C.độ tan trong nước D.phản ứng thuỷ phân .ềẹ Ngày soạn 16/9/2008 Tiết 5 ôn tập chương I-II A.Mục tiêu 1.kiến thức : - củng cố và khắc sâu kiến thức về este-lipit-cacbohiđrat -tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất trên 2.kĩ năng : rèn luỵen kĩ năng làm bài tập tự luận và trắc nghiệm B.Phương pháp: đàm thoại –bài tập C.Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 GV yêu cầu HS trao đổi nhóm các kiến thức về este,lipit,cacbohiđrat : CTCT,tính chất ,điều chế Hoạt động 2 GV yêu cầu HS làm các bài tập về este,lipit -HS nhận bài tập và làm -GV nhận xét và bổ xung Bài 1.Khi xà phòng hóa hoàn toàn 6g một este đơn chức cần 100ml dung dịch KOH 1M ,cô cạn sản phẩm thu đươc 8,4g muối khan.Xác định CTCT và gọi tên -Hs làm bài tập 2 –gv chữa bổ xung Bài 2. Thuỷ phân hoàn toàn 2,2g một este đơn chức bằng 100ml NaOH 1M.Sau đó phải thêm vào 75ml dung dịch HCl1M để trung hoà NaOH dư,sau đó cạn cẩn thận thu được 6,43 75ghỗn hợp 2 muối khan ,x ác định công thức cấu tạo,gọi tên este trên Bài 3 Cho glucozo lên men thành ancol etylic,toàn bộ lượngkhí sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thu được 40g kết tủa.Tính khối lượng glucozo cần dùng ,biết hiệu suất phản ứng đạt 70% -Tính thể tích dung dịch Ca(OH)21M đã dùng I.Kiến thức II. Bài tập Bài 1. RCOOR’+NaOH"RCOONa+R’OH Số mol RCOOK=số mol KOH=0,1mol.Vậy MRCOOK=8,4/0,1=84,vậy R là H MRCOOR’=6/0,1=60,R’ là CH3 Este là: HCOOCH3 metyl axetat Bài 2 RCOOR’+NaOH"RCOONa+R’OH HCl + NaOH "NaCl + H2O Số mol NaOH dư =số mol HCl=0,075mol,khối lượng RCOONa=6,4375-0,075.58,5=2,05g MRCOONa=2,05/0,025=82,vậy R là CH3. Ta có : MRCOOR’=2,2/0,025=88,R’ là C2H5 .CTCT là CH3COOC2H5 etyl axetat. Bài 3 C6H12O6"2CO2 + 2C2H5OH CO2 + Ca(CO3)2"CaCO3+H2O Số mol glucozo=1/2 số mol CaCO3 =0,2 mol.Khối lượng glucozo cần dùng là: 0,2 .180.100/70=51,4g Thể tích dung dịch Ca(OH)2=0,4/1=0,4lit Hoạt động 3 HS làm bài tập trắc nghiệm . Câu 1: Để nhận biét glucozo và glierol dùng thuốc thử nào sau đây: A.Cu(OH)2 B.AgNO3(NH3,t0) C.Na D.H2SO4 Câu 2: C3H6O2có bao nhiêu CTCT cùng tác dụng với dung dịch NaOH? A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 3: Khi đốt cháy hoàn toàn 1este thu được số mol CO2bằng số mol H2O thì đo là : A.este đơn chức B.este no đơn chức C.este không no D.trieste. Câu 4: Khi thuỷ phân vinyl axetat trong môi trường axit sẽ thu được: A.axit axetic và ancol ety lic B.axit axetic và ancol vinylic C. axaxetic và andehit axetic D.axit foocmic và ancol etylic Câu 5;Phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất xà phòng: A.đun nóng dung dịch axit với dung dịch kiềm. B.đun nóng chát béo với dung dịch kiềm C.đun nóng glixerol với axit D.A,C đều đúng Câu 6.Đun nóng 9g axit axetic với 9g ancol etylic (H2SO4 đặc) thu được m(g) este với hiệu suất phản ứng đạt 80%.Giá trị của m là: A.13,2g B.16,5g C.10,56g D.21,53g. Câu 7. Để tráng 1 cái gương hết 5,4g Ag ,người ta dùng mg glucozo .giá trị của m là: A.4,5g B.18g C..9g D.8,55g Câu 8. phản ứng thuỷ phân tinh bột xảy ra trong môi trường: A.axit B.bazo C.trung tính D.kiềm nhẹ Câu 9.Trong cơ thể chất béo bị oxihoa thành những chất nào sau đây; A.NH3 và CO2 B.NH3,CO2,H2O C.CO2 và H2O D.NH3,H2O Câu10. Mỡ tự nhiên là: A.este của axit panmitic và đồng đẳng B.muối của axit béo C.hỗn hợp các triglixerit khác nhau D.este của axit oleic và đồng đẳng. ẹ..ề. Ngày soạn 20/9/2008 Tiết 6 bài tập về amin A.Mục tiêu: 1.kiến thức: -củng cố và khắc sâu kiến thức về amin,tính chất hoá học của amin 2.kĩ năng : -rèn luyện kĩ năng làm bài tậptự luận và trắc nghiệm B.Phương pháp: đàm thoại-bài tập C.Tổ chức các hoạt động dạy học Hoat động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 GV cho HS trao đổi nhóm về CTCT,tính chất hoá học của amin Hoạt động 2 GV giao bài tập về amin ,HS làm Bài 1.Trung hoà 50ml dung dịch metyl amin cần 30ml dung dịch HCl 0,1M.Giả sử thể tích không thay đổi,tính nồng độ mol/l của metyl amin -GV chữa bổ xung Bài 2.Cho nước brom dư vào aniline thu được 16,5g kết tủa.Tính khối lượng aniline trong dung dịch. -HS nhận bài tập và làm ,GV chữa Bài 3 .Cho 1,395g anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2l dung dịch HCl 1M .Tính khối lượng muối thu được I.Bài tập về amin Bài 1 nHCl=0,1.0,03=0,003mol CH3NH2 + HCl "CH3NH3Cl 0,003 0,003 CM=0,003/0,05=0,06M Bài 2 C6H5NH2+Br2 "C6H2Br3NH2 Số mol 2,4,6-tribromanilin=16,5/330=0,05mol Khối lượng aniline thu được là: 93.0,05=4,65g Bài 3 Số mol anilin=1,395/93=0,015mol Số mol HCl=0,2mol C6H5NH2+HCl "C6H5NH3Cl 0,015 0,015 Khối lượng muối thu được là:0,015.129,5=1,9425g Hoạt động 3 HS làm bài tập trắc nghiệm Câu 1.Chất nào sau đây có lực bazo lớn nhất ? A.NH3 B.C6H5NH2 C .(CH3)3N D,(CH3)2NH Câu2.Dãy các amin được xếp theo chiều tăng dần lực bazo là: A.C6H5NH2,CH3NH2,(CH3)2NH B.CH3NH2,(CH3)2NH,C6H5NH2 C.C6H5NH2,(CH3)2NH,CH3NH2 D.CH3NH2,C6H5NH2,(CH3)2NH Câu 3.Phản ứng của aniline với dung dịch brom chứng tỏ A.nhóm chức và gốc hiđrocacbon có ảnh hưởng qua lai lẫn nhau B.Nhóm chức và gốc hiđrocácbon không có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau C.nhóm chức ảnh hưởng đến t/c của gốc hiđrocacbon D.gốc hiđrocacbon ảnh hưởng đến nhóm chức Câu4.Hoá chất có thể dùng để nhận biết phenol và aniline là: A.dung dịch brom. B .H2O C.Na D.dung dịch HCl Câu5 . Amin đơn chức có 19,178% nito về khối lượng .CTPT của amin là: A.C4H5N B.C4H7N C.C4H11N D.C4H9N Ngày 22/9/2008 Tiết 7 bài tập Amino axit I.Mục tiêu 1.Kiến thức : - củng cố và khắc sâu kiến thức về amino axit,tính chất của amino axit 2.Kĩ năng: -rèn luyện kĩ năng làm bài tập II.Phương pháp: Đàm thoại-bài tập III.Chuẩn bị: HS ôn tập lại các kiến thức về amino axit IV.Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 GV yêu cầu HS trao đổi nhóm về amin,tính chất của amin Hoạt động 2 GV giao bài tập về amin –HS nhận bài tập và làm Bài 1. Một amino axit A có 40,4% C,7,9%H,15,7%N,36%O về khối lượng và M=89g/mol.Xác định CTPT của A -GV nhận xét và bổ xung Bài 2.Cho 0,1molamino axit A phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 2M .Mặt khác 18g A cũng phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl trên.Xác định khối lượng phân tử của A GV yêu cầu HS làm bài tập Bài 3.X là 1 amino axit,khi cho 0,01mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan,Khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2% .Xác định CTPT và CTCT của X Kiến thức cơ bản II.Bài tập về amin Bài 1 Gọi CTĐG của A là CxHyOzNt Ta có x:y:z:t=40,4/12:7,9/1:36/16:15,7/14=3:7:2:1 Công thức phân tử của A là ( C3H7O2N)n =89.Vậy n=1 Công thức phân tử là C3H7O2N Bài 2 Ta có 0,1 mol A phản ứng vừa đủ với 0,2mol HCl.Mặt khác 18g A cũng phản ứng vừa đủ 0,4mol HCl trên.Vậy A có khối lượng phân tử là; 18/0,2= 90g/mol Bài 3 Số mol HCl=số mol X=0,01mol.X có 1 nhóm NH2 RNH2 + HCl "RNH3Cl 0,01 0,01 m X=m m-m HCl=1,835-36,5.0,02=1,47g MX=147g/mol n NaOH=2nX=0,01mol,vậy X có 2 nhóm COOH và X có dạng R(NH2)(COOH)2,do đó R là C3H5 Hoạt động 3 HS làm bài tập trắc nghiệm Câu1.Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính,ta có thể dùng phản ứng của chất này với A.dung dịch KOH và CuO B.dung dịch KOH và HCl C.dung dịch NaOH và NH3 D.dung dịch HCl và Na2SO4 Câu 2.Phân biẹt 3 dung dịch : H2N-CH2-COOH,CH3COOH và C2H5NH2, chỉ cần dùng thuốc thử là: A.dung dịch HCl B.Na C.quỳ tím C.dung dịch NaOH àCau Câu 3.Phát biểu nào sau đây là đúng A.Amino axit là hợp chất đa chức có 2 nhóm chức B.Amino axit là hợp chất tạp chức có 1nhom COOH và 1 nhóm NH2 C.Amino axit là hợp chất tạp chức có 2nhóm COOH và 1 nhóm NH2 D.Amino axit là hợp chất tạp chức chứa đồng thời 2 nhóm chức NH2và COOH Câu 4.Cho m (g) anilin tác
File đính kèm:
- bam sat 12.doc