Thuyết minh đồ chơi môn làm quen chữ cái - Trường Mầm non Sơn Ca

I ./ NHẬN THỨC ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận

Làm quen với văn học và chữ viết là những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện, là một trong những nội dung có tác dụng tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ và đáp ứng nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trẻ trong các trường mầm non. Đặc biệt chuẩn bị tốt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi học tốt môn tiếng việt ở lớp 1 sau này.

 Thông qua văn học, chữ viết tiếng Việt trẻ được trau dồi vốn từ văn học giàu hình tượng, khả năng sử dụng từ phong phú và đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc từ đó trẻ tiếp nhận được những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, những phẩm chất như lòng nhân ái, tính chân thực, tình yêu lao động

2. Cơ sở thực tế

2.1/ Thuận lợi:

Ban giám hiệu trường luôn quan tâm theo sát chỉ đạo về chuyên môn, đồng thời luôn tạo điều kiện để giáo viên được tham quan, dự giờ chuyên đề ở các trường bạn.

Lớp học ít cháu, cơ sở vật chất khá rộng rãi, có nhiều đồ dùng đồ chơi, khuôn viên trừơng thoáng mát, xanh tươi, saïch đẹp.

Đa số trẻ đuợc bố mẹ quan tâm sâu sát, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em mình kết hợp chế độ chăm sóc khoa học của trường nên trẻ rất khoẻ mạnh , nhanh nhẹn, thông minh.

Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.

2.2 Khó khăn:

Do đặc thù của công việc nên có rất ít thời gian để làm các đồ dùng trực quan phục vụ cho môn học.

 

II./ NHỮNG BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Mục đích sử dụng:

- Giúp trẻ nhận biết chữ cái, biết cách xếp các chữ thành từ và các từ thành cụm từ (theo từng chủ đề ).

Giúp trẻ nhận biết chữ số, biết xếp thứ tự chữ số từ 1 đếm 10, hơn nữa, hoặc ngược lại, biết tìm số liền kề trước hoặc sau chữ số cho trước, biết cách xếp các chữ số chẳn, số lẽ, biết tính thêm bớt chữ số theo yêu cầu, xếp các số để tạo dãy số theo yêu cầu của giáo viên.

Đồ chơi mang tính tập thể nhiều trẻ chơi một lúc, trên tinh thần thi đua do được thiết kế gọn nhẹ có thể tăng số lượng khối lục giác để tăng thêm số trẻ được chơi trong một lần chơi

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết minh đồ chơi môn làm quen chữ cái - Trường Mầm non Sơn Ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐT TXB CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH ĐỒ CHƠI 
MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI
Tên đồ chơi: Bảng quay thần kì
I ./ NHẬN THỨC ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Làm quen với văn học và chữ viết là những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện, là một trong những nội dung có tác dụng tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ và đáp ứng nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trẻ trong các trường mầm non. Đặc biệt chuẩn bị tốt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi học tốt môn tiếng việt ở lớp 1 sau này.
 Thông qua văn học, chữ viết tiếng Việt trẻ được trau dồi vốn từ văn học giàu hình tượng, khả năng sử dụng từ phong phú và đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc từ đó trẻ tiếp nhận được những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, những phẩm chất như lòng nhân ái, tính chân thực, tình yêu lao động 
2. Cơ sở thực tế 
2.1/ Thuận lợi: 
Ban giám hiệu trường luôn quan tâm theo sát chỉ đạo về chuyên môn, đồng thời luôn tạo điều kiện để giáo viên được tham quan, dự giờ chuyên đề ở các trường bạn.
Lớp học ít cháu, cơ sở vật chất khá rộng rãi, có nhiều đồ dùng đồ chơi, khuôn viên trừơng thoáng mát, xanh tươi, saïch đẹp.
Đa số trẻ đuợc bố mẹ quan tâm sâu sát, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em mình kết hợp chế độ chăm sóc khoa học của trường nên trẻ rất khoẻ mạnh , nhanh nhẹn, thông minh.
Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
2.2 Khó khăn:
Do đặc thù của công việc nên có rất ít thời gian để làm các đồ dùng trực quan phục vụ cho môn học.
II./ NHỮNG BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Mục đích sử dụng:
- Giúp trẻ nhận biết chữ cái, biết cách xếp các chữ thành từ và các từ thành cụm từ (theo từng chủ đề ).
Giúp trẻ nhận biết chữ số, biết xếp thứ tự chữ số từ 1 đếm 10, hơn nữa, hoặc ngược lại, biết tìm số liền kề trước hoặc sau chữ số cho trước, biết cách xếp các chữ số chẳn, số lẽ, biết tính thêm bớt chữ số theo yêu cầu, xếp các số để tạo dãy số theo yêu cầu của giáo viên.
Đồ chơi mang tính tập thể nhiều trẻ chơi một lúc, trên tinh thần thi đua do được thiết kế gọn nhẹ có thể tăng số lượng khối lục giác để tăng thêm số trẻ được chơi trong một lần chơi 
Cách làm :
2.1. Bảng quay
	Bảng quay được làm từ mút xốp phế thải ( trong các thùng giấy đựng đồ), sau đó cắt và chấp nối lại thành hình lục giác ( đề tận dụng nhiều cạnh của hình) để tạo thành bánh quay, dùng thanh sắt dùi vào tâm của hình lục giác để có thể gắn thanh sắt xuyên qua. Tận dụng những tờ lịch ( hoặc những giấy bìa cứng) dán vào 2 mặt của hình lục giác cho hình lục giác được chắc chắn, không bị gãy mút xốp. Tiếp theo lấy giấy bạc màu vàng trang trí quanh hình lục giác. 
Dùng giấy rôki cắt các miếng thành các hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng bằng với một cạnh của hình lục giác. Các chữ này có thể thay đổi theo chủ đề cho trẻ chơi mỗi tháng thích hợp. 
Ví dụ: Cho trẻ chơi theo chủ đề phương tiện giao thông, tôi ghi các từ như: xe cứu hỏa, ca nô, máy bay, xe đạp, xe ô tô  Các từ này sau khi dán xong được bọc vào miếng giấy kiếng để có thể sử dụng được lâu, không bị phai chữ. 
	Sau khi đã có các từ này, tôi dán vào mỗi cạnh của hình một chữ tương ứng (cần phải làm ở mỗi hình lục giác có một miếng màu trắng để trẻ biết tạo khoảng trống ở mỗi từ . Ví dụ:
 Xe cứu hỏa
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 
Ở vị trí số 3 là khoảng trắng để ngăn cách từ xe và từ cứu.
Ở vị trí số 7 là khoảng trắng để ngăn cách từ cứu và từ hỏa.
2.2.Trục quay
Tận dụng các đoạn ống nước còn thừa ở nhà, dán lại để tạo giá đỡ cho trục quay. Dùng thanh nhôm ở cửa gắn xuyên qua tâm để làm trục quay cho bánh quay.
Mô tả cách sử dụng:
	Môn LQCC : sau khi dán các mặt chữ cạnh hình lục giác, giáo viên quay các bánh quay xáo trộn các cạnh với nhau và tiến hành cho trẻ chơi theo cách ngày càng nâng cao độ khó.
Ví dụ: Chủ đề Phương tiện giao thông, chủ đề nhánh “ một số phương tiện giao thông”.
	Cách chơi đơn giản: Chuẩn bị hình các loại xe có kèm từ mà cô đã làm thẻ dán lên bánh quay. Cho trẻ tùy chọn loại xe nào mà trẻ thích nhìn vào hình và từ có trên thẻ sau đó trẻ phải quay các bánh quay để tạo thành từ giống như từ trên thẻ hình trẻ đang cầm.
Cách chơi nâng cao dộ khó 1: 
- Cho trẻ chọn từ ( giáo viên chuẩn bị sẵn), nhìn vào từ và quay các bánh xe để tạo đúng yêu cầu của giáo viên.
	- Hoặc cho trẻ chọn hình nhưng trên hình không có từ, yêu cầu trẻ phải nhìn vào hình và quay từ đúng với hình mà trẻ chọn. Ví dụ: hình trẻ chọn là một chiếc máy bay trẻ phải suy nghĩ và quay từ Máy bay tương ứng với hình.
Cách chơi nâng cao độ khó 2: 
Giáo viên không cho trẻ chọn hình, yêu cầu trẻ lắng nghe cô phát âm và quay các bánh quay đúng với từ mà cô vừa phát âm.
	Môn Toán: Giáo viên cũng chuẩn bị các thẻ số và ngày càng nâng cao dần yêu cầu từ xếp thứ tự chữ số, nâng dần chọn chữ số chẳn, lẻ; khó hơn là biết tìm số liền kề trước hoặc sau chữ số cho trước, biết tính thêm bớt chữ số theo yêu cầu, xếp các số để tạo dãy số theo yêu cầu của giáo viên.
Giá thành 
Nguyên liệu được tận dụng từ mút xốp phế thải, giấy bạc, giấy Rôki, giấy kiếng, ống nước. Tranh lô tô hình các phương tiện giao thông.
Giấy Rôki: 8.000đ ( 2 tờ) – Giấy bạc : 15000 ( 10 tờ) – Giấy kiếng: 5000 (1m) – Keo dán các loại: 40000 – mút bitis: 10000( 2tờ)
Tổng cộng: 78.000đ
Hiệu quả và thực tế sử dụng 
5.1/Hiệu quả của trẻ:
Bảng quay thần kì có tác dụng lớn trong việc rèn luyện tư duy theo nguyên tắc vừa sức, mở rộng, phát triển cho trẻ vì đồ dùng rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, phát triển tư duy logic, rèn kỹ năng nhận biết chữ cái, kỹ năng học toán cho trẻ tối đa nhưng lại nhẹ nhàng, sinh động. 
Thực tế sử dụng tại lớp: trẻ rất thích chơi, thích được quay và đố nhau xem ai tìm chữ nhanh nhất. 
5.2/ Hiệu quả của cô:
* Hiệu quả về kinh tế: Tiết kiệm, tận dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để làm đồ dùng. Đồ dùng dễ làm, dễ tìm kiếm và ít tốn kém.
* Hiệu quả về sử dụng: Chuẩn bị đồ dùng dạy học nhanh gọn, sử dụng được nhiều mặt, nhiều hình thức, nội dung đa dạng đạt hiệu quả cao. Phát triển được năng lực tư duy, phù hợp với nhận thức của trẻ mầm non ở mọi lứa tuổi.

File đính kèm:

  • docSKKN thuyet minh do choi mon lam quen chu cai.doc