Thành Nhà Bầu: Công trình quân sự độc đáo

TQĐT - Bông Thượng là một quả đồi lớn có dạng mâm xôi, nằm ở trung tâm xóm Tân Thành, giữa hai đồi Bông Hạ và đồi Khe Xanh. Đồi cao 55,5m so với mặt đất xung quanh. Đỉnh đồi có một bãi rộng khoảng 1.000 m2, trên đồi có rất nhiều gạch. Sườn đồi phía đông bắc có rất nhiều đạn đá. Đạn hình cầu, nhiều kích cỡ, viên lớn đường kính 8cm, viên nhỏ đường kính 2cm. Đạn được làm bằng đá mịn màu trắng. Điều đáng chú ý là số đạn này tìm thấy trong một khoảng diện tích chừng 100m2. Tại khu vực này đã tìm thấy hai khẩu súng thần công. Súng có chiều dài 1,4m, đường kính đầu súng là 10cm, đường kính đuôi súng là 20cm.

doc1 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành Nhà Bầu: Công trình quân sự độc đáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành Nhà Bầu: Công trình quân sự độc đáo
TQĐT - Bông Thượng là một quả đồi lớn có dạng mâm xôi, nằm ở trung tâm xóm Tân Thành, giữa hai đồi Bông Hạ và đồi Khe Xanh. Đồi cao 55,5m so với mặt đất xung quanh. Đỉnh đồi có một bãi rộng khoảng 1.000 m2, trên đồi có rất nhiều gạch. Sườn đồi phía đông bắc có rất nhiều đạn đá. Đạn hình cầu, nhiều kích cỡ, viên lớn đường kính 8cm, viên nhỏ đường kính 2cm. Đạn được làm bằng đá mịn màu trắng. Điều đáng chú ý là số đạn này tìm thấy trong một khoảng diện tích chừng 100m2. Tại khu vực này đã tìm thấy hai khẩu súng thần công. Súng có chiều dài 1,4m, đường kính đầu súng là 10cm, đường kính đuôi súng là 20cm.
Gạch xây móng thành nhà Bầu được tìm thấy ở An Khang, Yên Sơn. Ảnh: Phi Khanh
Đồi Bông Hạ, hay còn gọi là đồi Phủ Bà Chúa, cao 45m so với mặt đất xung quanh, nằm liền kề với đồi Bông Thượng và tiếp giáp với sông Lô. Trên đỉnh đồi phủ đầy gạch, ngói vỡ. Tại đây có những tường móng nhà đã bị đổ được xây bằng loại gạch xây thành, nhưng với kích thước nhỏ hơn. Căn cứ vào những dấu tích cho thấy móng nhà có hình chữ nhật với diện tích ước chừng 100m2. 
Tại sườn phía bắc đồi Bông Hạ còn tìm thấy nhiều viên đá lát đường có kích thước 0,8 m x 0,5 m x 0,3 m. Đây là loại đá hoa cương màu xám trắng, được đẽo vuông vắn. Có hai dải đường đá nối liền đồi Bông thượng và Bông hạ, được lát theo dạng bậc thang từ chân đồi lên đến đỉnh đồi Bông thượng. Do địa hình khu vực này, dòng sông Lô chảy qua Bình Ca uốn khúc cong hình chữ U. 
Hiện nay, giữa những quả đồi giáp ranh xóm Phúc Lộc và xóm Tân Thành có dải đất trũng với chiều rộng trên 20m, rất khác lạ so với địa hình tự nhiên trong khu vực. Có thể khẳng định đó là dấu vết của con sông đào. Con sông này được đào dựa theo địa hình tự nhiên của các khe giữa hai quả đồi. Chỉ còn khoảng 500m nữa là hai đầu nam bắc con sông đào sẽ hợp nguồn. Nếu công việc hoàn thành thì toàn bộ khu vực của thành được sông Lô bao bọc. Đào sông làm hào là một ý định táo bạo của anh em họ Vũ. Thành trở nên công trình quân sự độc đáo, đặc biệt về mặt phòng thủ. Tuy nhiên, công việc đào sông dang dở, nguyên nhân có thể là lực lượng của họ Vũ bắt đầu suy yếu hoặc là ý định chuyển trung tâm đến địa điểm khác. 
Cách đồi Bông Thượng khoảng 500m, có khu đất khá rộng, bằng phẳng, hiện có cây thàn mát rất to. Xưa kia, tại đây có hai con rùa bằng đá đội bia chầu ở hai bên lối đi. Hiện nay chỉ còn dấu tích một con rùa đã bị gãy cổ. Dựa vào địa thế khu đất, có thể đây là khu đình miếu để tế lễ xuất quân hay báo tiệp của chúa Bầu.
Trong khu vực xã An Khang còn nhiều địa danh liên quan đến hoạt động của anh em họ Vũ như xóm Thúc Thủy là nơi luyện quân đường sông, xóm Trường Thi là nơi dành cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, đồi Phủ Chúa Bà (hay còn gọi là đồi Bông Hạ) là nơi vợ Chúa Bầu ở, Bãi Phủ (hay còn gọi là trại Ruộc) là nơi thuyền bè neo đậu buôn bán. Trong vòng bán kính 5 đến 7km, cả hai bên bờ sông còn nhiều lò gạch, có lò gạch chưa dỡ. 
Anh em họ Vũ vốn xuất thân từ nông dân, tập hợp lực lượng, đứng lên chống  phong kiến. Nhưng khi đã chiếm cứ được một vùng rộng lớn, họ trở thành dòng họ thế tộc bóc lột nông dân.
Di tích thành nhà Bầu có ý nghĩa lớn đối với công tác nghiên cứu lịch sử quân sự, nghệ thuật chiến tranh, về xây dựng, kiến trúc thành lũy, về một giai đoạn lịch sử địa phương. Với phong cảnh thiên nhiên, di tích thành nhà Bầu có thể kết hợp với các di tích gần kề như Bình Ca, chùa Hương Nghiêm thành tua du lịch hấp dẫn.
Phạm Thanh Bình CV Phòng GD&ĐT Na Hang sưu tầm

File đính kèm:

  • docThanh Nha Bau Son Duong.doc
Giáo án liên quan