Tham luận Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học ở trường THCS

- Theo định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là :

 Bồi dưỡng phương pháp tự học , tự tìm hiểu tri thức .

 Phát huy tính tự giác chủ động , sáng tạo của học sinh .

 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải được các bài tập liên quan và vận dụng vào thực tiễn .

 Tác động đến sự say mê , hứng thú trong học tập của học sinh .

- Dựa trên các định hướng đó , dạy học không chỉ là cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn phải dạy cho học sinh biết cách học, cách tiếp thu kiến thức , cách vận dụng kiến thức vào giải các bài tập một cách độc lập, tự chủ . Trong khi đó , thời gian học ở trường có hạn, giáo viên không thể dạy cho học sinh tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống mà chỉ có thể trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, phương pháp nhận thức và phương pháp tự họcđể họ có thể tự học tập suốt đời .

 Vì vậy phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ trước những vấn đề đặt ra nhằm phát triển tư duy, óc sáng tạo, tạo cho học sinh điều kiện để suy nghĩ một cách tích cực và bộc lộ những suy nghĩ của mình trong quá trình tranh luận, thảo luận cùng với các bạn trong nhóm, tổ, trong lớp . Đây là dịp để học sinh tự rèn luyện năng lực bản thân .

 Riêng giáo viên, cần cố gắng khắc phục hiện tượng thầy đọc, trò chép, lối truyền thụ một chiều, phải làm sao để trong mỗi tiết học bình thường học sinh được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và tư duy nhiều hơn, giáo viên nên chỉ là hướng dẫn viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và rút ra được những kiến thức cần thiết cho bản thân .

 Về bản thân, tôi luôn nhận thức rằng : Cần phải có sự đổi mới trong cách giảng dạy của cá nhân và toàn thể đội ngũ giáo viên. Vì: Đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng, là yếu tố quyết định để đem lại hiệu quả cao trong dạy và học nói chung .

 Riêng bộ môn hóa học ở trường THCS tôi nhận thấy thường xảy ra sự lúng túng ở giáo viên và học sinh trong việc giải các bài toán hóa học, trong các tiết ôn tập, luyện tập. Vì vậy trong đề tài này tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình trong việc “ Rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học ở trường THCS ” đối với đội ngũ giáo viên và học sinh .

 

 Đối với bộ môn hóa học giáo viên không chỉ truyền đạt cho học sinh những kiến thức đơn thuần đã có sẵn trong sách giáo khoa mà giáo viên cần phải nâng cao kiến thức cho học sinh ở một mức độ vừa phải và thiết kế tổ chức điều khiển tiết học thật sôi động, hứng thú giúp học sinh tiếp thu một cách dể dàng và có hiệu quả cao .

 Ở mỗi bài tập hóa học không phải lúc nào cũng có cách giải giống nhau, tùy theo mục tiêu cụ thể của từng bài để đưa ra phương pháp giải bài phù hợp . Hướng dẫn học sinh nắm chính xác các khái niệm, các hiện tượng và các kết luận, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng được nhiều hơn những kiến thức của mình đã được học. Hướng dẫn học sinh phải biết cách khai thác, tìm kiếm, phát hiện để vận dụng vào việc giải các bài tập .

 Theo nhận xét của bản thân, tôi nhận thấy việc dạy học môn hóa học ở trường THCS còn nhiều hạn chế như:

 Đồ dùng dạy học ở trường còn quá hạn chế, không có phòng thiết bị riêng , phòng thiết bị gần như là nhà kho để chứa tất cả những gì liên quan đến dạy- học, bụi bặm, rỉ sét, hư hỏng . Phòng thí nghiệm, thực hành còn quá hạn chế, chưa đủ chức năng để đưa vào sử dụng . Từ đó giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh ở dạng thụ động, hoạt động chủ yếu của giáo viên là giảng giải, ghi bảng, học sinh thì nghe câu được câu mất do sự thiếu tập trung ở lứa tuổi mới lớn và chỉ biết cặm cụi ghi chép.

 Trình độ tiếp thu, nhận thức của học sinh còn quá yếu do cuộc sống và thái độ học tập chưa cao .

 Nhận thức của phụ huynh còn quá hạn chế và cho rằng hóa học cũng chỉ là môn học phụ nên chỉ chạy theo với những nguyện vọng thực tại.

 Đời sống giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn nên họ phải lo toan nhiều cho vấn đề kinh tế gia đình nên cũng có phần xao lãng trong việc đầu tư vào những tiết dạy .

Vì vậy để nâng cao chất lượng bộ môn, bản thân tôi thiết nghĩ cần phải bồi dưỡng phương pháp “Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học ” cho giáo viên ở trường THCS và quan tâm hơn đến cuộc sống của giáo viên .

 

doc8 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THCS tôi nhận thấy thường xảy ra sự lúng túng ở giáo viên và học sinh trong việc giải các bài toán hóa học, trong các tiết ôn tập, luyện tập. Vì vậy trong đề tài này tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình trong việc “ Rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học ở trường THCS ” đối với đội ngũ giáo viên và học sinh . 
 Đối với bộ môn hóa học giáo viên không chỉ truyền đạt cho học sinh những kiến thức đơn thuần đã có sẵn trong sách giáo khoa mà giáo viên cần phải nâng cao kiến thức cho học sinh ở một mức độ vừa phải và thiết kế tổ chức điều khiển tiết học thật sôi động, hứng thú giúp học sinh tiếp thu một cách dể dàng và có hiệu quả cao .
 Ở mỗi bài tập hóa học không phải lúc nào cũng có cách giải giống nhau, tùy theo mục tiêu cụ thể của từng bài để đưa ra phương pháp giải bài phù hợp . Hướng dẫn học sinh nắm chính xác các khái niệm, các hiện tượng và các kết luận, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng được nhiều hơn những kiến thức của mình đã được học. Hướng dẫn học sinh phải biết cách khai thác, tìm kiếm, phát hiện để vận dụng vào việc giải các bài tập .
 Theo nhận xét của bản thân, tôi nhận thấy việc dạy học môn hóa học ở trường THCS còn nhiều hạn chế như:
Đồ dùng dạy học ở trường còn quá hạn chế, không có phòng thiết bị riêng , phòng thiết bị gần như là nhà kho để chứa tất cả những gì liên quan đến dạy- học, bụi bặm, rỉ sét, hư hỏng . Phòng thí nghiệm, thực hành còn quá hạn chế, chưa đủ chức năng để đưa vào sử dụng . Từ đó giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh ở dạng thụ động, hoạt động chủ yếu của giáo viên là giảng giải, ghi bảng, học sinh thì nghe câu được câu mất do sự thiếu tập trung ở lứa tuổi mới lớn và chỉ biết cặm cụi ghi chép. 
Trình độ tiếp thu, nhận thức của học sinh còn quá yếu do cuộc sống và thái độ học tập chưa cao .
Nhận thức của phụ huynh còn quá hạn chế và cho rằng hóa học cũng chỉ là môn học phụ nên chỉ chạy theo với những nguyện vọng thực tại.
Đời sống giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn nên họ phải lo toan nhiều cho vấn đề kinh tế gia đình nên cũng có phần xao lãng trong việc đầu tư vào những tiết dạy .
Vì vậy để nâng cao chất lượng bộ môn, bản thân tôi thiết nghĩ cần phải bồi dưỡng phương pháp “Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học ” cho giáo viên ở trường THCS và quan tâm hơn đến cuộc sống của giáo viên .
II/ Một số phương pháp “Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học ở trương THCS ”.
 - Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, chương trình thì nhiều, một số bài còn dài nhưng thời gian cho một tiết học còn hạn chế, việc bố trí thực dạy các tiết luyện tập, ôn tập còn quá ít. 
 - Phương tiện học tập còn thiếu thốn, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn chưa có .
 - Cách học, cách thi, cách đánh giá học sinh còn chưa đạt .
Tuy vậy bản thân tôi nhận thấy :
Để rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh hiểu và vận dụng được tốt trước tiên phải phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của giáo viên, mổi giáo viên cần phải tự rèn luyện, nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu có liên quan để tham khảo thêm, thực hiện tốt 45 phút dạy trên lớp .
Nhận thức về tác dụng của bài tập hóa học : 
+ Bài tập hóa học là phương tiện hiệu nghiệm trong giảng dạy hóa học và là một trong những nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh. Giải bài tập hóa học giúp cho học sinh tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới . Để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh giáo viên phải tích cực suy nghĩ để đưa ra một số phương pháp giải một số dạng bài tập .
 + Thông qua việc giải bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng về hóa học . Giải bài tập hóa học là một trong những kiến thức luyện tập chủ yếu và được tiến hành nhiều nhất trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Do vậy bài tập hóa học có một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng và vận dụng kiến thức .
 + Bài tập hóa học là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy của học sinh trong quá trình giải bài tập hóa học học sinh buộc phải thực hiện các thao tác tư duy, tái hiện kiến thức cũ, học sinh phải phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận để tìm ra lời giải. Nhờ vậy tư duy của học sinh được phát triển và năng lực độc lập làm việc được nâng cao .
 + Bài tập hóa học là phương tiện nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, những kiến thức học sinh có được lúc này không còn là do giáo viên rót vào các em mà chính các em đã tìm kiếm được và giành được nó thông qua hoạt động tích cực của mình nhờ các bài tập được đưa ra đúng lúc, vừa trình độ để học sinh có thể giải quyết được .
 + Bài tập hóa học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh . Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh đồng thời có biện pháp giúp các em vượt qua những khó khăn và khắc phục những sai lầm mà các em thường vấp phải. Bài tập hóa học còn giúp học sinh mở mang tầm hiểu biết thực tiễn của mình, giúp giáo dục tư tưởng, đạo đức và rèn tác phong, cách làm việc của người lao động mới .
3 / Dựa trên những phương pháp giải khác nhau ta có thể phân loại bài tập hóa học khác nhau .
- Giáo viên phải biết phân loại bài tập hóa học thành những loại bài tập lí thuyết và bài tập thực hành 
- Phân chia bài tập hóa học thành bài tập hình thành kiến thức mới, rèn luyện, củng cố kỹ năng, kỹ xảo, bài tập kiểm tra đánh giá .
- căn cứ vào cách tiến hành ta có thể phan chia thành dạng bài tập giải bằng lời nói, giải bằng cách viết, giải bằng thực nghiệm .
- Xuất phát từ chủ thể giải bài tập là học sinh, trong quá trình tìm kiếm lời giải có thể phân loại bài tập hóa học thành bài tập cơ bản và bài tập phân hóa 
 Vấn đề phân loại bài tập hóa học có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xác định được phương pháp và mức độ rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học .
 Để rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học mỗi giáo viên hóa học cần phải yêu cầu học sinh xác định bài tập đó thuộc dạng nào và giáo viên cần đưa ra bài tập mẫu ( Bài tập tương tự xuôi ngược, biến đổi và bài tập tổng hợp).
 Bài tập mẫu là bài tập cụ thể đầu tiên mà học sinh tiến hành giải dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc giáo viên giải một cách chi tiết, cụ thể . từ đó giúp học sinh có thể giải được những bài tập cùng loại .
 * Ví dụ: Loại bài tập tính tỉ lệ % về khối lượng ( hoặc thể tích) giũa các chất trong hổn hợp ban đầu .
 - Trong loại bài tập này cần xác định các chất đều tham gia phản ứng hoặc có chất trong hổn hợp không tham gia phản ứng .
 - cách giải bài tập loại này như thế nào ? Giáo viên cần chọn bài tập mẫu để cho học sinh xác định hướng giải .
 Bài tập / Cho 4,64 gam hổn hợp 3 kim loại Cu, Mg, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, người ta thu được 0,2 gam khí hiđrô và 0,64 gam chất không tan .
 a/ Tính tỉ lệ % về khối lượng của 3 kim loại trong hổn hợp ban đầu .
 b/ Tính khối lượng mỗi muối tạo thành có trong dung dịch .
Giải.
* Muốn giải bài tập loại này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỷ đề bài, nhận dạng bài toán, tìm dữ liệu, tóm tắt bài đối với những chất đã cho (giả thiết),và chất cần tìm (kết luận).
+ Nghiên cứu đầu bài:
Giả thiết : 
4,46 g (Cu, Mg, Fe) + dd HCl dư ------> 0,2 g H2 + 0,64 g chất không tan .
Kết luận :
Tìm : % Cu ; % Mg ; % Fe =? 
 mmuối = ?
Trong 3 kim loại trên, kim loại Cu không tham gia phản ứng với HCl 
Căn cứ vào 0,2 g H2 , 4 g Mg, Fe ta có thể xác định được mFe và mMg 
+ Xác định hướng giải :
Bước 1 . Xác định khối lượng Cu và hổn hợp Mg, Fe .
Cu không tác dụng với HCl nên còn lại 0,64g 
m Fe, Mg = 4,64 – 0,64 = 4 g 
 Bước 2. Xác định số mol H2 sinh ra .
 n H2 = 0,2 / 2 = 0,1 mol
 Gọi x, y lần lượt là số mol chất tham gia :
 Gọi x, y là số mol Mg và Fe .
 Bước 3 . * Viết phương trình phản ứng xảy ra và lập tỉ lệ mol theo x, y .
 Mg + 2 HCl MgCl2 + H2 
 Tỉ lệ 1 mol 2 mol 1mol 1mol
 x mol 2x mol x mol x mol
 Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 
 Tỉ lệ 1mol 2 mol 1mol 1mol
 y mol y mol y mol y mol 
 * Lập hệ phương trình theo khối lượng hổn hợp và theo số mol Hiđrô .
 Theo đầu bài ta có hệ phương trình : x + y = 0,2 mol (1)
 24x + 56y = 4 gam (2)
 * Giải hệ phương trình, tìm x,y . 
 x = 0,05 ; y = 0,05 .
Bước 4 . * Tính tỉ lệ % về khối lượng các kim loại trong hổn hợp .
 mMg = 24x = 24 * 0,05 = 1,2 g 
 => % m Mg = = 25,87 % 
 m Fe = 56y = 56 * 0,05 = 2,8 g
 => % m Fe = *100 = 60,34 % 
 * Tính khối lượng muối thu được .
 - Tính số mol mỗi muối => Tính khối lượng mỗi muối .
 * Trong dung dịch chỉ còn FeCl2 và MgCl2 
 nMgCl2 = nMg = 0,05 mol => mMgCl2 = 0,05 *95 =4,75 g 
 n FeCl2 = nFe = 0,05 mol => mFeCl2 = 0,05 * 127 = 6,35 g 
Qua bài tập mẫu giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số bài tập tương tự yêu cầu học sinh tự đưa ra cách giải và hoàn thành bài tập . Đồng thời giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số loại bài tập khác không quen, yêu cầu học sinh tự tìm ra mối quan hệ và xác định hướng giải nhằm nâng cao việc tư duy độc lập suy nghỉ của học sinh . 
Ví dụ : 1.Cần thêm bao nhiêu gam SO3 vào 100g dd H2SO4 để được dung dịch H2SO4 20% . Hoặc :
 2. Khi cho 130ml dd AlCl3 0,1M vào 20ml dd NaOH người ta thu được 0,936g kết tủa . Tính CM của dung dịch NaOH .
 Giải 
Nghiên cứu đầu bài :
Thêm ? g SO3 + 100 g ddH2SO4 dd H2SO4 20% 
Cho 130ml dd AlCl3 0,1M + 20ml dd NaOH 0,936g Al(OH)3 kết tủa .
 Tính CM NaOH = ? 
Xác định hướng giải : ( Giáo viên hướng dẫn cách giải cụ thể ) 
+ Trong 100g dd H2SO4 có : 
 mctan = = 10 g .
 + Khi hòa tan SO3 vào dung dịch trên SO3 tác dụng với nước ta có : 
 SO3 + H2O H2SO4 
 Gọi a là nSO3 ta có amol amol 
 Trong dung dịch mới thu được : m tan = m H2SO4 = 10 + 98a (g)
 mdd = mSO3 + m dd H2SO4 10%
 = 80a + 100 (g)
 Nồng độ dung dịch mới 20% là :
 = = 0,2 (1)
 Giải (1) => 10 + 98a = 20 +16a 
 => 82a = 10 => a = mol SO3 
Vậy cần hòa tan : *80 = 9,756 g SO3 .
Tìm nAlCl3 = 0,1*0.13 = 0,013 mol
Chất kết tủa là Al(OH)3 => n Al(OH)3 = = 0,012 mol
Nhận xét : n Al(OH)3 < n AlCl3 nên phải xét cả 2 trường hợp .
m NaOH không đủ để kết tủa hết AlCl3 sau phản ứng (1) AlCldư .
 AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3 NaCl (1) 
Tỉ lệ 1 mol 3 mol 1mol 3mol
P/ ư 0,012 0,036 

File đính kèm:

  • docSKKNNAM.doc
Giáo án liên quan