Tham luận Lãnh Đạo Và Quản Lý

Những từ lãnh đạo, quản lý thường được nói đến hàng ngày, tuy nhiên ý nghĩa

và nội dung của những từ đó không phải ai cũng chú ý và nắm chắc. Trong giai đoạn

trước mắt, khi đẩy mạnh thực hiện chương trình Cải cách hành chính trong tình hình

mới, cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủbên cạnh vai trò lãnh

đạo của đảng, vì vậy vấn đềtìm hiểu vềlãnh đạo và quản lý đã trởthành vấn đềthời sự.

Mặt khác, chúng ta cũng không thểtrì hoãn việc nghiên cứu vềthểchếtổng thể Đảng

lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ đểhoàn thiện thểchếchính trịchung,

làm nền tảng cho toàn bộcông cuộc cải cách và đổi mới toàn diện cảvềkinh tế, văn

hóa, xã hội, song song với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được khẩn

trương đẩy tới.

Bài viết này nhằm tìm hiểu những sựgiống nhau và khác nhau giữa quản lý và

lãnh đạo( có phần nào liên quan đến vấn đềcầm quyền, chấp chính), nhất là vềmặt

chức năng và tính chất đểlàm cơsởtham khảo cho việc nghiên cứu những vấn đềquan

trọng hơn đã nói ởtrên.

pdf16 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Lãnh Đạo Và Quản Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giờ cũng dựa vào sự thuyết phục, còn cầm quyền là 
hoạt động pháp trị, thông qua bộ máy chính quyền dựa vào luật pháp và các thể chế; tuy 
vậy, phương pháp tác động của lãnh đạo đối với chính quyền vẫn là vận động, giải thích 
để cho ý chí của lãnh đạo biến thành quyết sách của Nhà nước. Quan hệ giữa cầm 
quyền, lãnh đạo và quản lý chủ yếu thể hiện ở chỗ đó. 
Cầm quyền là một hình thức lãnh đạo, không phải là quản lý,và lãnh đạo với 
quản lý là hai việc không thể đồng nhất với nhau, cho nên không có vấn đề hòa nhập 
với chính quyền theo “nhất nguyên chế” (vừa lãnh đạo, vừa quản lý), cũng không có 
vấn đề làm thay chính quyền (trực tiếp quản lý), mà chức năng chủ yếu vẫn là dẫn dắt 
chính quyền thực hiện những chính sách và chủ trương của Đảng tiến tới đạt được mục 
tiêu chung cuối cùng đã đề ra. Đương nhiên, cơ quan chính quyền có nhiều việc cụ thể 
hàng ngày mà tổ chức lãnh đạo có trách nhiệm phải nghiên cứu để, nếu cần thiết, thì chỉ 
đạo giải quyết. Để hoàn thành nhiệm vụ chấp chính, tổ chức Đảng thường có nhiều cơ 
cấu bộ máy. Ở mỗi cấp ra quyết định, có tổ chức cấp ủy làm nhiệm vụ lãnh đạo; lồng 
trong bộ máy của Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, các đoàn thể và tổ 
chức dân sự, có các tổ chức Đảng đoàn, Ban cán sự, v.v. làm nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp 
(hiện nay, các tổ chức này chưa phát huy hiệu quả cao vì nhiều lý do)..Ngoài ra, còn có 
một kênh quan trọng là chọn cử những cán bộ có đạo đức và năng lực vào những vị trí 
chủ chốt của bộ máy chính quyền để bảo đẩm các chủ trương, chính sách của cơ quan 
lãnh đạo có đủ sức thuyết phục đối với cơ quan Nhà nước. 
Tuy cũng là hình thức lãnh đạo, song cầm quyền (chấp chính) và lãnh đạo có 
nhiều chỗ khác nhau: về phạm vi tác động, lãnh đạo tác động đến toàn xã hội, toàn thể 
nhân dân, còn phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của chấp chính lại là chính quyền, bộ máy 
nhà nước. Về phương thức tác động, lãnh đạo sử dụng chủ yếu là phương pháp động 
viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng, còn cầm quyền dựa vào pháp luật và các thể chế, quy 
chế. Về hiệu lực, lãnh đạo giúp cho quần chúng nhân dân tự tổ chức và hoạt động, làm 
cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan tỏa ra toàn xã hội, còn cầm quyên thường thông qua 
hoạt động của chính quyền tác động trực tiếp đến nhân dân, hiệu lực là trực tiếp (7) (8). 
Như vậy, có thể nói cầm quyền tức là sự lãnh đạo đối với bộ máy chính quyền 
Nhà nước và ở phần dưới có nói đến phương thức cầm quyền tức là nói về phương thức 
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước hay đối với Chính phủ. Chính phương thức lãnh 
đạo náy ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công cuộc cải cách hành chính và sự 
đúng đắn của thể chế chính trị chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm 
chủ. 
II.- LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH. 
Đến nay, có thể thống nhất ý kiến rằng cải cách hành chính không chỉ đơn 
thuần là thay đổi về thủ tục hành chính trong các cơ quan Nhà nước hay trong văn 
phòng của các cơ quan sự nghiệp, các tổ chức kinh tế hoặc tổ chức xã hội mà thực chất 
đó là sự đổi mới phương thức quản lý nhà nước (quản lý nhà nước như ta thường hiểu 
trước đây trong thời cơ chế kế hoạch hóa tập trung) hay đổi mới thể chế quản lý hành 
chính nhà nước như cách nói chặt chẽ ngày nay; cũng có chỗ gọi đơn giản là cải cách 
Chính phủ hay là cải cách quản lý công cộng. Liên quan đến vấn đề lãnh đạo và quản lý 
trong cải cách hành chính có mấy vấn đề đáng quan tâm sau đây: 
 1- Cho đến nay, mặc dầu đã qua nhiêu đợt cải tiến trong công việc hành 
chính , song quá trình ra quyết định thường vẫn bị kéo dài, hiệu quả chậm và không cao. 
Nguyên nhân một phần quan trọng là do giữa lãnh đạo và quản lý còn có chỗ chồng 
chéo, trùng lắp, làm thay hoặc phân công, phân cấp không rõ ràng gây nên. Một phần 
khác là do một cơ chế phân công trong bộ máy Nhà nước tuy rành mạch nhưng không 
khoa học, theo đó gần như bất cứ việc gì muốn quyết định cũng phải có sự thỏa thuận 
của những ngành có liên quan, cấp dưới có khi cần thỏa thuận của cấp trên, cấp trên có 
lúc cũng phải có sự thỏa thuận của cấp dưới. Chỉ cần một quyết định được coi là có ý 
nghĩa quan trọng nào đó là thời gian xác định nhiệm vụ, xây dựng đề án, thông qua thỏa 
thuận, xin ý kiến về quy hoạch chung, ý kiến về các nội dung của đề án, sửa chữa hoàn 
chỉnh văn bản và thông qua lần cuối v.v. phải mất từ 1 đến 2 năm. Thời gian gọi là thể 
chế hóa, viết thành văn bản pháp quy dưới dạng luật, pháp lệnh hay nghị định cũng tiêu 
tốn không dưới 6 tháng đến 1 năm; đến văn bản hướng dẫn của các ngành liên quan 
cũng đòi hỏi không kém, nghĩa là cũng khoảng 6 tháng hay 1 năm. Như vậy, một chủ 
trương hay chính sách, có thể đã có tên trong một nghị quyết của Đảng hay danh mục 
nhiệm vụ công tác của Nhà nước, cũng cần có trên 2 năm để đưa vào thực hiện, còn 
thời gian thực hiện kéo dài bao nhiêu lâu thì thường không xác định rõ, có thể có việc 
không bao giờ kết thúc. 
 Thực ra, quá trình ra quyết định có thể tránh được các khâu chồng chéo, trùng 
lắp bằng cách sắp xếp, thiết kế (lại) quy trình ra quyết định theo 2 nguyên tắc đã có: a) 
Một công việc chỉ do một cơ quan, (và quy cho cùng chỉ do một người) chịu trách 
nhiệm đầy đủ và có quyền quyết định cuối cùng; b) Ngành nào và cấp nào có khả năng 
điều hành có hiệu quả nhất thì giao công việc cho ngành đó hoặc cấp đó ra quyết định 
và chịu trách nhiệm đầy đủ về công việc đó. Như vậy sẽ không có việc nào mà hai cơ 
quan cùng có quyền quyết định, kể cả phần việc lãnh đạo và quản lý: nếu là thuộc chức 
năng lãnh đạo thì do cơ quan lãnh đạo chịu trách nhiệm, kể cả trước pháp luật; nếu là 
thuộc chức năng quản lý thì chỉ một cơ quan quản lý chịu trách nhiệm, cơ quan lãnh đạo 
chỉ cần chủ yếu là tiến hành hậu kiểm, xem xét kết quả của công việc đã thực hiện mà 
không cần đi sâu vào chi tiết công việc thực hiện như thế nào. 
Còn khâu mất nhiều thời gian vì “cơ chế thỏa thuận” là vì các văn bản pháp 
luật của nước ta thường quy định mỗi bộ, mỗi ngành đều “ chịu trách nhiệm quản lý nhà 
nước về toàn ngành trên toàn lãnh thổ”.Vì vậy, mỗi khi một văn bản của một ngành có 
động chạm đến vấn đề thuế chẳng hạn phải có sự thỏa thuận (bằng văn bản) của ngành 
Tài chính, có liên quan đến đầu tư phải có thỏa thuận của ngành Kế hoạch, v.v.,và theo 
cách làm đó, các dự án đầu tư thường phải thông qua rất nhiều cửa vì đều liên quan đến 
rất nhiều vấn đề thuộc nhiều bộ ngành khác nhau (từ xử lý chất thải đến phòng cháy, 
chữa cháy v.v.) Để tránh bớt những rắc rối do ôm đồm hoặc đùn đẩy trách nhiệm này, 
chỉ cần quy định chi tiết các điều kiện cụ thể về tính thuế (khuyến khích hay ưu đãi), 
các phân ngành được đầu tư và không được đầu tư hoặc nên đầu tư hay không nên đầu 
tư, các tiêu chí về môi trường và phòng cháy, chữa cháy v.v. để các ngành, các cấp khỏi 
phải xin ý kiến các ngành hữu quan trước khi ra các văn bản và các ngành hữu quan sẽ 
thực hiện hậu kiểm một cách chặt chẽ sau khi thực hiện. Những việc này đều trong 
thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, không cần đến sửa đổi văn bản luật pháp. Vấn 
đề này cũng là một nội dung cải cách hành chính nên thực hiện sớm. 
2.- Những thay đổi nêu trên, ngoài việc có thể giảm nhiều thời gian dùng cho 
thủ tục hành chính và tránh được những tranh châp không cần thiết, còn có một tác 
dụng rất quan trọng là trong mọi công việc hành chính đều có thể quy định một cách 
không thể nhầm lẫn trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, thậm chí từng người, đối với 
mỗi công việc được phân giao, và đây là trách nhiệm trước pháp luật nhà nước. Sẽ giảm 
bớt được các vụ việc có thành tích thì nhận về mình, còn thiếu sót thì đùn đẩy cho 
người khác hoăc cho tập thể, hay có những cơ quan có quyền ra quyết định nhưng lại 
không chịu trách nhiệm trực tiếp về chính quyết định đó. Và cũng sẽ tránh được những 
trường hợp mà báo chí đã đăng tải về đồng chí bí thư huyện ủy này hay bí thư chi bộ 
kia bị truy cứu trách nhiệm vì đã ký quyết định cấp đất tái định cư cho hộ này hay hộ 
khác.Vấn để phân định rõ trách nhiệm và cân đôi giữa quyền hạn và trách nhiệm đã 
được nhắc đến từ lâu, lần này nên được làm rõ để đổi mới triệt để. 
Như vậy, việc phân định rành mạch trách nhiệm giữa cơ quan lãnh đạo và cơ 
quan quản lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với công việc cải cách hành chính. Dĩ nhiên, 
sự phân công cụ thể giữa lãnh đạo và quản lý không phải là lúc nào cũng dễ thực hiện. 
Trong thực tế sẽ có những công tác trong đó các phần trách nhiệm đan xen nhau; 
thường là những vụ việc trong phạm vi hẹp, quy mô không lớn, lúc đó có thể giao cho 
cơ quan quản lý chịu trách nhiệm cả việc ra quyết định và việc thực hiện và chịu trách 
nhiệm cuối cùng về toàn bộ công việc. Còn đối với phần lớn các công việc nhà nước, 
thường là công việc có tính chiến lược hoặc quy hoạch phải đi trước một bước, được 
quyết định trên đại thể dưới hình thức một văn bản của cơ quan lãnh đạo, sau đó được 
quy định cụ thể hơn thành chủ trương của Nhà nước bằng một văn bản có tính ràng 
buộc pháp lý (thể chế hóa). Cuối cùng là văn bản của Chính phủ để thực thi những chủ 
trương trên. Việc phân định trách nhiệm lúc mở đầu công việc và truy cứu trách nhiệm 
khi kết thúc chắc chắn sẽ được thuận tiện hơn nếu việc phân công giữa chức năng lãnh 
đạo và chức năng quản lý được thực hiện rõ ràng và rành mạch. 
3.- Muốn cho sự phân công giữa chức năng lãnh đạo và chức năng quản lý 
luôn luôn được rõ ràng và rành mạch, điều rất quan trọng là cần thể chế hóa càng tỉ mỉ 
càng tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý ở cả cấp trung ương và các cấp địa 
phương. Hình thức thể chế hóa có thể dưới dạng luật pháp, nghị quyết, kể cả thỏa ước 
giữa các cơ quan đứng đầu về lãnh đạo và quản lý. Công việc thể chế hóa này cần chú ý 
đặc điểm thể chế chính trị của nước ta là bộ máy nhà nước gồm có Quốc hội (một Viện, 
cơ quan quyền lực cao nhất) và Chính phủ (cơ quan hành chính cao nhất), trong đó 
quan hệ lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với Quốc hội nên được coi là quan trọng 
nhất, vì Quốc h

File đính kèm:

  • pdfLãnh đạo quản lý _B%20Sam.pdf