Tạp chí Thông tin toán học - Tập 8 Số 2 Tháng 6 Năm 2004
Giới thiệu một số hướng nghiên cứu toán học mới hình thành do ảnh hưởng của tin học. Người nghe chỉ cần biết các kiến thức toán học cơ bản được giảng dạy ở bậc đại học cho các ngành toán học và tin học. Các bài giảng sẽ dẫn dắt người nghe từ việc đặt vấn đề trong mối tương quan với tin học cho đến các vấn đề toán học cần được giải quyết. Các giáo sư giảng bài tại trường hè có kế hoạch tiếp tục đến Việt Nam giảng bài và hướng dẫn các học viên xuất sắc nghiên cứu các đề tài cụ thể.
đồng h−ớng dẫn của các nhà toán học 2 n−ớc, đồng thời tổ chức tại Việt Nam các khoá đào tạo toán học ngắn hạn. Nh− vậy, bằng nhiều con đ−ờng khác nhau, mỗi năm bình quân có trên 10 sinh viên, nghiên cứu sinh đ−ợc cử đi học toán ở n−ớc ngoài về. So với thời bao cấp, con số này bằng khoảng 1/3-1/2 số l−ợng đ−ợc cử đi thời bấy giờ. Rõ ràng là đã có một tiến bộ đáng kể so với giai đoạn 5-10 năm tr−ớc. Tuy nhiên một vấn đề khác lại nổi lên là liệu có bao nhiêu phần trăm trong số đó, sau khi tr−ởng thành, sẽ trở về làm việc tại Việt Nam ? Đặt vấn đề này ra không phải để bàn lùi, để không dám gửi ng−ời đi học nữa, mà trái lại để kiến nghị cần phải gửi đi nhiều hơn nữa để, theo luật số lớn, sẽ có nhiều ng−ời trở về hơn. Cùng với điều đó, cũng cần kiến nghị Bộ GD & ĐT đẩy mạnh hơn nữa các hình thức đào tạo và nghiên cứu chất l−ợng cao trong n−ớc để 9 có thể đào tạo tại chỗ nhiều tiến sĩ giỏi, vừa tiết kiệm kinh phí, lại đảm bảo chắc chắn có ng−ời làm việc trong n−ớc. Tạo đ−ợc những cơ sở đào tạo và nghiên cứu tiên tiến nh− vậy cũng là một cách lôi cuốn những nhà toán học trẻ nói riêng và các nhà khoa học nói chung trở về tổ quốc làm việc - bởi khi đó họ sẽ tìm thấy ở trong n−ớc một môi tr−ờng có thể làm việc đ−ợc. Về khía cạnh này phải chăng chúng ta cần tìm cách học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, nơi ngày càng có nhiều ng−ời du học và thành đạt ở n−ớc ngoài trở về n−ớc làm việc. Một vài hình thức khuyến khích tài năng trẻ cũng bắt đầu đ−ợc quan tâm: Viện Toán học lập giải th−ởng xét tặng cán bộ nghiên cứu trẻ trong cả n−ớc, xét cấp học bổng cho cán bộ trẻ đến nghiên cứu tại Viện trong thời gian từ 2 đến 4 tháng; ĐHKHTN Hà Nội xét trao tặng giải th−ởng nghiên cứu hàng năm. Tuy nhiên đây mới chỉ là những biện pháp tạm thời, nhỏ giọt, có tác dụng tinh thần là chủ yếu. 5. Liên quan tới khu đất của Hội. BCH Hội nhiệm kỳ vừa qua, nhất là GS Lê Ngọc Lăng và TS. Tống Đình Quỳ, đã dành rất nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cho việc này. Tuy nhiên đây là vấn đề quá phức tạp nên cho đến nay vẫn ch−a giải quyết dứt điểm đ−ợc. III. Định h−ớng hoạt động cho nhiệm kỳ tới 1. Một mặt, bằng các hình thức tuyên truyền, thuyết minh, kiến nghị, làm cho các cơ quan lãnh đạo và xã hội hiểu rõ hơn những thành quả và đóng góp của toán học trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển trí tuệ nói chung của đất n−ớc, và do đó ủng hộ tích cực hơn, thiết thực hơn, hiệu quả hơn đối với khoa học cơ bản nói chung và Toán học nói riêng. Mặt khác tích cực đẩy mạnh ứng dụng toán học, nhất là thông qua Hội ứng dụng toán học, để làm cho lãnh đạo và xã hội hiểu rõ hơn vai trò của toán học đối với sự phát triển xã hội. 2. Củng cố và phát triển Hội về mặt tổ chức trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hội viên, về hình thức tổ chức thích hợp của hội ở cơ sơ và các địa ph−ơng. Đ−a công tác đăng ký và quản lý hội viên vào nề nếp, lập danh bạ hội viên. Thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn giữa BCH Hội với các tổ chức hội ở địa ph−ơng và cơ sở, nhất là các tỉnh phía Nam, tạo nên sức mạnh chung trong phạm vi cả n−ớc. 3. Phối hợp với các tr−ờng và viện tổ chức các sinh hoạt học thuật quốc gia và quốc tế tại Việt Nam. Ưu tiên tổ chức các sinh hoạt học thuật tại các tỉnh ngoài Hà Nội và T/p Hồ Chí Minh. Tổ chức Hội nghị Toán học Việt Nam lần thứ 7, Hội nghị ứng dụng toán học Việt Nam lần thứ 2 và ít nhất một hội nghị quốc tế chuyên ngành nh− một đóng góp vào hoạt động của Hội Toán học ĐNA. Củng cố và tăng c−ờng quan hệ quốc tế và trong khu vực, tham gia hội nhập vào các sinh hoạt quốc tế và khu vực. Tr−ớc mắt tích cực tham gia Hội nghị toán học châu á lần thứ 4 tại Singapore (2005), Đại hội toán học thế giới (2006). Nghiên cứu khả năng đăng ký tổ chức hội nghị toán học châu á tại Việt Nam. 4. Tham gia tích cực và chủ động hơn vào các hoạt động nhằm nâng cao chất l−ợng đào tạo toán từ bậc phổ thông đến đại học 5. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất l−ợng các tạp chí Acta Mathematica Vietnamica, Vietnam Journal of Mathematics. Chăm lo cho Tạp chí ứng dụng Toán học ngay từ đầu để vừa đảm bảo tính thực tiễn, vừa đảm bảo uy tín khoa học của tạp chí. Tiếp tục đề nghị Bộ GD-ĐT cho chuyển giao Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ về cho Hội, củng cố tăng c−ờng ban biên tập của tạp chí. Nghiên cứu khả năng đ−a tờ Thông tin toán học thành tạp chí chính thức của Hội. Lập trang Web của Hội. 6. Củng cố và tăng c−ờng các các hình thức đào tạo trọng điểm trong n−ớc để tạo nguồn nh− : hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng, các lớp phổ thông chuyên toán, các đề án dự án đào tạo trên đại học chất l−ợng cao ; tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ trẻ đến làm nghiên cứu một thời gian tại Viện toán học, tham gia ch−ơng trình ForMathVietnam. Tăng c−ờng các hình thức khuyến khích dạy và học toán nh− học bổng, giải th−ởng, Olympic toán sinh viên ... 10 Giải th−ởng Abel năm 2004 Ngô Việt Trung (Viện Toán học) Michael F. Atiyah Isadore M. Singer Giải th−ởng Abel đ−ợc thành lập năm 2001 nhằm đóng vai trò nh− một giải Nobel cho Toán học (xem TTTT tập 6 số 1, 2002). Viện hàn lâm khoa học và văn học Nauy là cơ quan đứng ra tổ chức việc xét duyệt và trao giải th−ởng, bắt đầu từ năm 2003. Giải th−ởng Abel năm 2003 đã đ−ợc trao cho nhà toán học Pháp Jean Pierre Serre (xem TTTT tập 7 số 2, 2003). Vừa qua Viện hàn lâm khoa học và văn học Nauy công bố giải th−ởng Abel năm 2004 đ−ợc trao cho hai nhà toán học Michael F. Atiyah (Anh) và Isadore M. Singer (Mỹ) về “sự phát hiện và chứng minh Định lý chỉ số đã liên hệ các chuyên ngành tô pô, hình học và giải tích với nhau và vai trò nổi bật của họ trong việc bắc cầu nối giữa Toán học và Vật lý lý thuyết”. Chúng ta th−ờng mô tả các hiện t−ợng tự nhiên qua những đại l−ợng biến đổi theo thời gian và không gian. Sự biến thiên của những đại l−ợng này th−ờng đ−ợc biểu hiện qua các công thức toán học, cụ thể hơn là một hệ ph−ơng trình vi phân. Việc tìm nghiệm của một hệ ph−ơng trình nh− vậy th−ờng rất khó. Tuy nhiên ng−ời ta có thể thu đ−ợc thông tin về các nghiệm thông qua hiệu của số nghiệm trừ đi số điều kiện giới hạn hệ ph−ơng trình. Hiệu này đ−ợc gọi là chỉ số giải tích của hệ ph−ơng trình. Năm 1960, nhà toán học Nga I. M. Gelfand đã phỏng đoán rằng chỉ số giải tích có mối liên quan chặt chẽ với hình dạng của không gian cơ sở. Năm 1963, Atiyah và Singer đã phát hiện và chứng minh đ−ợc công thức tính chỉ số giải tích qua tô pô của không gian cơ sở. Công thức này đ−ợc gọi là Định lý chỉ số Atiyah-Singer. Định lý chỉ số Atiyah-Singer là một công cụ hiệu quả kết nối những vấn đề giải tích, hình học và tô pô với nhau. Vì vậy, nó có vô số ứng dụng trong Toán học và sau đó trong Vật lý lý thuyết. Ngày nay, Định lý chỉ số đã trở thành một công cụ không thể thiếu đ−ợc của cả Toán học và Vật lý. Atiyah và Singer đã phấn đấu không biết mệt mỏi để giải thích quan điểm vật lý cho các nhà toán học và giới thiệu các công cụ toán học hiện đại cho các nhà vật lý lý thuyết. Những nỗ lực của họ đã góp phần làm thay đổi diện mạo của toán học và vật lý lý thuyết. Michael F. Atiyah sinh năm 1929 tại London. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Cambridge. Chuyên ngành chính của ông là hình học đại số và tô pô. Atiyah là giáo s− của các tr−ờng Đại học Cambridge, Oxford, và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton. Ông là ng−ời sáng lập và là viện tr−ởng đầu tiên của Viện các khoa học toán học Isaac Newton ở Cambridge. Ông đã đ−ợc trao nhiều giải th−ởng 11 cao quý nh− giải Fields (1966). Năm 1962 ông đ−ợc bầu làm viện sĩ Viện (hàn lâm) hoàng gia Anh khi mới 32 tuổi và là chủ tịch viện này những năm 1990-1995. Ông đ−ợc nữ hoàng Anh phong quý tộc năm 1983. Isodore M. Singer sinh năm 1924 tại Detroit. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Chicago. Chuyên ngành chính của ông là giải tích. Singer là giáo s− của Đại học công nghệ Massachusett (MIT). Ông đã đ−ợc trao huân ch−ơng quốc gia về khoa học của Mỹ (1983) và là viện sĩ Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật Mỹ và Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ. Giá trị của giải th−ởng là 6 000 000 đồng Kron (tiền Đan Mạch cũ), t−ơng đ−ơng với 710 000 EURO. Quỹ Lê Văn Thiêm Quỹ Lê Văn Thiêm chân thành cám ơn các nhà toán học sau đây đã nhiệt tình ủng hộ (tiếp theo danh sách đã công bố trong các số Thông tin toán học tr−ớc đây, số ghi cạnh tên ng−ời ủng hộ là số thứ tự trong Sổ vàng của Quỹ): 122. Nguyễn Thị Dung, ĐH Thái Nguyên : 100.000 đ 123. Đào Thanh Hà, ĐH Vinh : 100.000 đ 124. Phạm Ngọc Bội, ĐH Vinh : 100.000 đ 125. Nguyễn Thành Quang, ĐH Vinh : 300.000 đ 126. Lê Hùng Sơn, ĐHBK Hà Nội : 1.000.000 đ 127. Nguyễn Đình Ph− (ĐHKHTN, ĐHQG TP HCM, lần 2): 500.000 đ 128. Đoàn Quang Mạnh (THPT Trần Phú, Hải Phòng, lần 3): 200.000 đ 129. Trần Văn Nhung (Bộ GD&ĐT) : 300.000 đ 130. Phạm Kỳ Anh (ĐHKHTN, ĐHQG HN) : 500.000 đ Quỹ Lê Văn Thiêm rất mong tiếp tục nhận đ−ợc sự ủng hộ quý báu của các cơ quan và cá nhân. Mọi chi tiết xin liên hệ theo địa chỉ: Hà Huy Khoái Viện Toán học 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội E-mail: hhkhoai@math.ac.vn 12 Giải th−ởng Lê Văn Thiêm 2003 Hội đồng Giải th−ởng Lê Văn Thiêm 2003 gồm các ông: Hà Huy Khoái (Viện Toán học, Chủ tịch), Đỗ Long Vân (Chủ tịch Hội THVN, uỷ viên), Phạm Thế Long (Phó Chủ tịch kiêm Tổng th− ký Hội THVN, uỷ viên), Vũ D−ơng Thuỵ (Phó Chủ tịch Hội GDTH, uỷ viên), Ngyễn Việt Hải (Tr−ởng Ban biên tập Tạp chí TH&TR, uỷ viên), Nguyễn Khắc Minh (Chuyên viên Cục khảo thí, Bộ GD và ĐT, uỷ viên). Hội đồng Giải th−ởng nhất trí quyết định trao Giải th−ởng Lê Văn Thiêm 2003 cho các giáo viên và học sinh sau đây: A. Giáo viên: 1. Nguyễn L−ỡng, sinh năm 1959, giáo viên tr−ờng THPT Chuyên Nguyễn Du, Đăk Lăk. Thành tích: Từ 1981 đến nay, dạy tại CĐSP, sau đó (từ 1995) dạy
File đính kèm:
tap_chi_thong_tin_toan_hoc_tap_8_so_2_thang_6_nam_2004.pdf