Tạp chí Thông tin toán học - Tập 12 Số 3 Tháng 10 Năm 2008
Về các hoạt động chung, trong nhiệm kỳ vừaqua Hội Toán học Việt Nam đã hỗ trợ cho nhiều hội thảo khoa học, phối hợp tổ chứccác trường hè cho sinh viên, cho giáo viên phổ thông. Chỉ riêng giai đoạn 2004-2008 đã có gần 30 hội nghị, hội thảo được tổ chức với sự trợ giúp kinh phí của các đề án nghiên cứu cũng như của các tổ chức quốc tế, trong đó nhiều hội nghị có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế đầu ngành, một số hội nghị quốc tế đã trở thành truyền thống được tổ chức định kỳ ở Việt Nam. Trong hoạt động sôi nổi và có hiệu quả này, phải nói sự hỗ trợ của Chương trình nghiên cứu cơ bản của Bộ Khoa học và Công nghệ là rất lớn. Cụ thể, thông qua việc triển khai một đề tài phối hợp hoạt động “Tổng quan một số thành tựu mới và hoạt động của Toán học thế giới”, Hội THVN đã góp phần gắn kết các hoạt động khoa học của các đơn vị và các nhóm nghiên ứu và giảng dạy trong toàn quốc.
g đẳng cấp bậc 3 Kết quả nghiên cứu hồi đó về “qui hoạch và đồ thị” được đúc kết trong các giáo trình: Đồ thị hữu hạn và ứng dụng trong vận trù học (H. Tụy, 1964); Phương pháp sơ đồ mang lưới PERT (N. Q. Thái, H. P. Oanh, 1968); Lý thuyết qui hoạch - Tập I (H. Tụy, 1968). •Tối ưu toàn cục. Qui hoạch tuyến tính và lồi thuộc lớp bài toán một cực trị. Một thành tựu đáng chú ý là lần đầu tiên nghiên cứu các bài toán tối ưu không lồi (nhiều cực trị) và mở ra một hướng nghiên cứu mớt “tối ưu toàn cục”. Ta bắt đầu từ các bài toán cơ bản: - Qui hoạch lõm (BCP): min{f(x) : x ∈ D}, trong đó f(x) là hàm lõm, D là tập lồi đóng. Đặc biệt quan trọng là trường hợp D là tập lồi đa diện. Đây là bài toán cơ bản của tối ưu toàn cục, vì tính phổ biến của nó và vì nhiều bài toán tối ưu toàn cục qui về nó hoặc dựa ít nhiều trên phép giải nó. f(x) = x1/2 g(x) = [ m + cx, x > 0 0, x ≤ 0 a) Hàm lõm b) Hàm lõm với phụ phí cố định -Qui hoạch lồi đảo (CDC): min{f(x) : x ∈ D,h(x) ≥ 0}, trong đó f(x), h(x) là hàm lồi, D là tập lồi đóng. Bài toán này chỉ khác qui hoạch lồi ở chỗ có thêm ràng buộc lồi đảo h(x) ≥ 0. Đặt C = {x : h(x) ≤ 0} thì C là tập lồi đóng và bài toán (CDC) có thể viết thành: min{f(x) : x ∈ D \ int C}. Ví dụ về bài toán qui hoạch lồi đảo: Tìm vị trí bắc một cây cầu ngắn nhất nối đất liền với đảo D ở giữa hồ nước H: min{d(x,D) : x ∈ R n \ int H} (D,H lồi và hàm khoảng cách d(x,D) lồi ∀x ∈ Rn). -Qui hoạch d.c.: min{f(x) : x ∈ D,h(x) ≥ 0}, trong đó f(x), h(x) đều là hàm d.c. – hiệu hai hàm lồi, D là tập lồi đóng. - Bài toán tối ưu không lồi bất kỳ: Cả hàm mục tiêu và các hàm ràng buộc đều bất kỳ (d.c. hoặc không d.c.). Hai trường hợp riêng đáng chú ý: - Tối ưu liên tục (hàm mục tiêu và các hàm ràng buộc đều liên tục): bài toán có dạng min{f(x) : x ∈ D}, trong đó D là một tập đóng, f là một hàm liên tục. Có thể chứng minh rằng mọi bài toán tối ưu liên tục qui được về bài toán tối ưu d.c. - Tối ưu 0 − 1: bài toán có những ràng buộc dạng xj ∈ {0; 1}, j = 1, . . . , n. Các ràng buộc này cũng có thể viết lại thành ràng buộc d.c., vì xj ∈ {0; 1} ⇐⇒ 0 ≤ xj ≤ 1 và xj(xj − 1) ≥ 0 (ràng buộc lồi đảo). Như vậy, trên nguyên tắc mọi bài toán tối ưu rời rạc (tối ưu tổ hợp) đều có thể phát biểu lại thành bài toán tối ưu d.c. Lần đầu tiên H. Tụy đề xuất phương pháp cắt giải bài toán qui hoạch lõm (Concave pro- gramming under linear constraints. Soviet Math. 5(1964), 1437-1440). Tiếp sau là các phương pháp chia nón, nhánh và cận, phương pháp xấp xỉ ngoài, xấp xỉ trong, phương pháp hạ thấp thứ nguyên bài toán, phương pháp 12 phân rã... Đã có những nghiên cứu các dạng bài toán tối ưu không lồi khác nhau: qui hoạch song tuyến tính, bài toán bù tuyến tính, qui hoạch lồi - lõm, qui hoạch với ràng buộc lồi đảo, qui hoạch tích các hàm tuyến tính, qui hoạch toàn phương không lồi, v.v... Các kết quả nghiên cứu của nhóm tối ưu toàn cục Viện Toán học được phản ánh, tổng kết trong các sách chuyên khảo, xuất bản nhiều lần ở nước ngoài: Global Optimization (Determin- istics Approaches), chủ biên: R. Horst & H. Tụy (1990, 1993, 2004) và Convex Analysis and Global Optimization (H. Tụy, 1998). Về sự phát triển tiếp theo của hướng tối ưu hoá ở Viện Toán học, xin xem thêm các bài viết của GS Lê Dũng Mưu và GS Nguyễn Đông Yên đăng trên “Thông tin Toán học” Tập 12, Số 1 - Tháng 3/2008. 4. Hoạt động ứng dụng thực tiễn • Ứng dụng vận trù học trong vận tải dân sự, chủ yếu ở các xí nghiệp vận tải Hà Nội, Vinh, Vĩnh Yên... và quân sự (ở Cục vận tải C27 - Bộ quốc phòng). Xin nêu một vài hồi ức thời đó: 5 cán bộ Viện toán, gồm: 1. Phan Van Chương (giải tích hàm, trưởng nhóm); 2. Trần Văn Nho (toán học tính toán); 3. Hồ Thuần (toán học tính toán); 4. Phạm Hữu Sách (phương trình vi phân); 5. Trần Vũ Thiệu (tối ưu) và 2 cán bộ giảng dạy của Khoa toán, Đại học tổng hơp Hà Nội: 1. Nguyễn Hữu Ngự (lôgíc toán, trưởng nhóm); 2. Trần Đức Long (giải tích hàm) được biệt phái sang Cục vận tải, Tổng cục hậu cần, nhằm nghiên cứu ứng dụng toán trong công tác vận tải quân sự, do yêu cầu của ông Đinh Đức Thiện (nguyên Tổng cục trưởng Tổng Cục hậu cần, Bộ quốc phòng). Vào tuyến lửa Binh trạm 10 (Thanh Hoá), Binh trạm 12 (Quảng Bình) và Binh trạm 15 (Quảng Trị) trong các năm Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc (1966 - 1968). Có thể nói đóng góp về khoa học không nhiều, chủ yếu thể hiện tinh thần tham gia chống Mỹ, cứu nước của cán bộ toán hồi đó. Nhân đây, cũng xin kể một chi tiết đáng ghi nhớ về tinh thần cán bộ khoa học ta: vào khoảng 5/1966, trước khi sang Liên Xô (cũ) học tập, công tác, một đoàn cán bộ khoa học trẻ của ủy ban khoa học nhà nước còn đi vào tuyến lửa miền Trung (bến phà Ghép), nơi địch đang đánh phá rất ác liệt, để tìm hiểu thực tế cuộc chiến đấu của quân và dân ta. Dẫn đầu đoàn là anh Nguyễn Đình Tứ (lúc đó Phụ trách Ban Toán lý), trong đoàn có anh Đỗ Long Vân (Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam sau này). • Pha cắt tiết kiệm vật liệu thanh ở Công ty gang thép Thái Nguyên, 1963 (nhóm tối ưu Viện Toán học, gồm các anh Đỗ Long Vân, trưởng nhóm, Phạm Hữu Sách, Phạm Trà Ân, Trần Vũ Thiệu), vật liệu tấm ở nhà máy Hoa quả hộp Hà Nội, 1963 (H. Tụy, T. V. Thiệu), nhà máy sắt tráng men Hải Phòng, 1965 (nhóm toán tối ưu Khoa toán Đại học tổng hơp Hà Nội, anh Nguyễn Quý Hỷ phụ trách). . . • Vận dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới PERT ở nhà máy phân đạm Bắc Giang (1965), ở Sở xây dựng và kiến trúc Hà Nội (1967-1968): Tổ vận trù học Hà Nội (nòng cốt là các anh Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Minh Tuân...). Xin kể mẩu chuyên vui: 3 thày trò chúng tôi (thày H. Tụỵ, anh N. Q. Thái và tôi), lên tàu đi Phủ Lạng Thương (Bắc Gi- ang), xe nhà máy ra ga đón. Cùng chuyến công tác có nguyên Chủ nhiệm ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước (tôi không nhớ rõ tên), khi tiếp Ban giám đốc nhà máy, ông ta giới thiệu thày Tụy là “Giáo sư” đại học tổng hợp, còn anh Thái và tôi (lúc đó chưa đầy 24 tuổi, không có chức trách gì) được giới thiệu là “Giảng sư” đại học (!). Chúng tôi ở lại làm việc khoảng một tuần, tìm hiểu tình hình xây dựng nhà máy, ghi chép số liệu cần thiết rồi trở về Hà Nội xử lý. 5. Phổ biến kiến thức, đào tạo đội ngũ • Ấn phẩm (lưu hành nội bộ, trong gần 30 năm): Tập tài liệu Vận trù học (Số 1/1965 – 13 22/1972) Nội san Toán kinh tế và Vận trù học (Số 23/1973 – 35/1985) Nội san Vận trù học và Nghiên cứu hệ thống (Số 36 – 44/1992) (chủ yếu in rônêô), được cấp giấy phép xuất bản, dùng làm tài liệu học tập, tham khảo nội bộ trong giới tối ưu. Đáng chú ý: - Tập tài liệu Vận trù học dành trọn Số 1 (1965) in bài dịch từ bản gốc tiếng Nga giới thiệu “Phương pháp sơ đồ mạng PERT”, Trần Văn Nho dịch. - Nội san Vận trù học dành Số 19 (1971) in giáo trình “Qui hoạch phi tuyến” gồm Phần 1: Qui hoạch lồi (H. Tụy viết), Phần 2. Qui hoạch hình học (T. V. Thiệu trích dịch cuốn “Geometric Programming - Theory and Ap- plications” (R.J. Duffin, E.L. Peterson và C. Zener.. New York, 1967). - Nội san Toán kinh tế và Vận trù học dành trọn số 31 (1980) in bản dịch cuốn V. G. Karmanov. Qui hoạch toán học (tiếng Nga). “Hayka” Mátxcơva, 1975. • Sách phổ biến kiến thức: đông đảo cán bộ viết sách giới thiệu về vận trù - tối ưu nhằm truyền bá, thúc đẩy ứng dụng môn khoa học này vào thực tiễn: Vận trù học là gì? (H.Tụy, T. V. Thiệu, 1967), Tìm hiểu về vận trù học (T. V. Thiệu, N. Q. Thái, 1976), Thuật toán và chương trình máy tính trong kinh tế (T. V. Thiệu, Ng. V. Thiều và B. T. Tâm, 1987), Vận trù học phổ thông (Hoàng Kỳ - ĐHSP Vinh), Vận trù học trong giao thông vận tải (Nguyễn Công Thuý - ĐHTH HN), Vận trù học trong công nghiệp (Phạm Xuân Ninh - ĐHBK HN), Vận trù học trong nông nghiệp (Ngô Hân - ĐHSP HN), v.v... Ngoài ra, còn có một số ấn phẩm dịch từ tiếng Nga làm tài liệu tham khảo, tra cứu: Từ điển tra cứu toán học và điều khiển học trong kinh tế (nhóm tối ưu Viện toán học dịch, H. Tụy hiệu đính, 1980), Cơ sở điều khiển học kinh tế (N. E. Kobrinski, 1981), Nhập môn điều khiển học kinh tế (O. Lange, 1973)... • Đào tạo đội ngũ - Mở được nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về vận trù học, toán kinh tế cho cán bộ vận trù, tối ưu thời đó. Có những anh, chị ở rất xa Hà Nội cũng về dự thường xuyên, ghi chép bài vở đầy đủ. Trong số đó chị Đàm Lê Đức (cựu sinh viên toán tổng hợp khoá I (1956-1959) nêu tấm gương sáng về chịu khó và bền bỉ học tập, ai biết cũng phải thán phục. - Từ thời kháng chiến gian khổ, nhà nước đã chủ trương gửi nhiều cán bộ trẻ ra nước ngoài đào tạo PTS, TS nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ khoa học cho tương lai (nhờ đó tôi và anh Phạm Hữu Sách được rút từ Bộ quốc phòng về, cho đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô đầu năm 1967). Mặt khác, sau 1975 ở ta thực hiện thí điểm đào tạo nghiên cứu sinh trong nước (N. Q. Thái, Đ. V. Lưu, N. V. Thoại, L. D. Mưu...). 6. Hội nghị. Hội thảo khoa học, trường hè. - Hội nghi vận trù học toàn miền Bắc lần thứ nhất (1964) tổng kết hoạt động ứng dụng vận trù học giai đoạn 1960-1964. Bộ trưởng giao thông vận tải Phan Trọng Tuệ đến dự và phát biểu động viên phong trào. - Hội nghi vận trù học toàn miền Bắc lần thứ hai (1968) tổng kết thành tích ứng dụng vận trù học và PERT giai đoạn 1965 – 1968. - Trường hè vận trù Đồ Sơn (1971, Sở giáo dục Hải Phòng). - Trường hè tối ưu Tam Đảo (1983, Học Viện Kỹ thuật quân sự). Tấm ảnh dưới đây chụp tại Trường hè Tam Đảo thấm thoát đã một phần tư thế kỷ, tuy vậy ta vẫn có thể nhận ra nhiều gương mặt quen thuộc: các GS Hoàng Tụy, Phạm Hữu Sách, Phạm Thế Long, Phan Quốc Khánh, Lê Dũng Mưu, Nguyễn Đông 14 Yên, các PGS Bùi Thế Tâm, Phan Huy Khải, Trương Xuân Đức Hà, Nguyễn Văn Châu, Tạ Duy Phượng, Nguyễn Đức Hiếu, Phạm Văn Ất và nhiều bạn đồng nghiệp khác. Bài viết này chủ yếu dựa trên trí nhớ còn sót lại sau gần 45 năm hoạt động trong lĩnh vực tối ưu. Hoàn toàn không có sự ghi chép nào từ trước, vì thế chắc chắn có những điểm sai sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp cùng thời thông cảm và lượng thứ. Kết thúc bài viết này, tác gi
File đính kèm:
tap_chi_thong_tin_toan_hoc_tap_12_so_3_thang_10_nam_2008.pdf