Tạp chí Thông tin toán học - Tập 12 Số 1 Tháng 3 Năm 2008
Lý do để bài toán quy hoạch lõm ngày càng được nhiều người quan tâm là do phạm vi ứng dụng rộng rãi của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, tài chính. Ví dụ bài toán cực tiểu hàm cước phí (hàm này trong thực tế thường là lõm vì chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm khi khối lượng sản phẩm tăng), hoặc bài toán cực tiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Trong các lĩnh vực sinh hóa, công nghệ v.v., bài toán này xuất hiện trong các vấn đề khai thác dữ liệu (data mining), học máy (machine learning), phân cụm gene (gene clustering) và nhiều lĩnh vực khác. Mặt khác rất nhiều bài toán quan trọng trong tối ưu hóa như các bài toán bù, quy hoạch tích, tối uu nhiều cấp, quy hoạch song tuyến tính, quy hoạch 0, 1 v.v. đều có thể mô tả dưới dạng một quy hoạch lõm.
nghĩ đến sự phát triển Lý thuyết xác suất cũng như Thống kê như một khoa học. Toán tài chính bây giờ rất hấp dẫn vì nó có nhiều bài toán mới và tạo khả năng tìm việc làm dễ hơn. Cần phải nhớ rằng 14 không chỉ có Toán tài chính mà còn có khoa học rủi ro hoặc khoa học bảo hiểm. Ở Nga tôi là chủ tịch của hội rủi ro và bảo hiểm trong bốn năm và chúng tôi bắt đầu làm việc theo hướng này. Hiển nhiên, có lương cao sau khi tốt nghiệp đại học rất quan trọng, nhưng theo một nghĩa nào đó, thì thật đáng tiếc là nhiều sinh viên giỏi của chúng tôi đã bỏ nước Nga để tiếp tục học hành chủ yếu ở Mỹ và Anh. Nhiều người trong số họ đã có việc làm ở Mỹ và các nước khác. I: Thế bộ môn của ông có làm điều gì đó để giữ nhân tài và cổ vũ họ ở lại nước Nga? S: Đó là câu hỏi rất khó. Tôi biết rằng một số người đã trở lại nước Nga. Nhưng hãy xem này, có những người trẻ đi Mỹ vì luận án của họ, và đây lại là thời kỳ họ bắt đầu có gia đình, có con, nhà cửa và cuộc sống là cuộc sống. Do đó họ tiếp tục ở lại những nơi đó. Tôi biết một vài trường hợp những người không còn trẻ quay trở về Nga. Nhưng hiện tại khó mà kiếm được vị trí tốt ở Nga. Chẳng hạn viện Toán học Steklov rất nhỏ. Đấy là một viện nổi tiếng; theo một nghĩa nào đó giống như Viện nghiên cứu cấp cao (Advanced Study) ở Princeton. Chúng tôi nghiên cứu lý thuyết và tự hào là thành viên của viện này. I: Viện Steklov có bao nhiêu cán bộ? S: Chúng tôi có 12 bộ môn trong Viện với khoảng 120 cán bộ nghiên cứu. Tôi đã làm việc ở viện Steklov suốt đời tôi và tôi rất hạnh phúc. Viện thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga và nếu chúng tôi yêu cầu vị trí mới cho một người mới vừa trẻ vừa giỏi thì thường được đáp ứng ngay. I: Ông nghĩ gì về tương lai Toán học của nước Nga? S: Tất nhiên tôi muốn tiếp tục truyền thống tốt đẹp của nước Nga về Toán học. Tôi muốn nói rằng bộ máy hành chính của Viện hàn lâm chúng tôi đang cố gắng thực hiện điều đó. Ai là chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Nga? Viện sỹ Yu. Osipov là nhà toán học. Ai là Viện trưởng Viện toán học Steklov? Viện sỹ V. Kozlov kiêm Phó chủ tịch Viện hàn lâm. Ai là hiệu trưởng ĐHTH Moscow? Viện sỹ V. Sadovnichy - cũng lại là nhà toán học. Họ có nhiều quyền lực và họ đang cố gắng bảo vệ truyền thống không chỉ vì Toán học mà vì nền khoa học Nga. Như vậy, chúng tôi có một nhóm hành chính tốt cho Toán học. Tất nhiên, họ đang làm nhiều việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng tôi nghĩ rằng bảo vệ truyền thống toán học tốt ở nước Nga là quan điểm đúng đắn. Cũng còn nhiều học giả rất quan tâm tới giáo dục phổ thông và đại học. Đó cũng là một truyền thống tốt của nước Nga. Điều này giải thích vì sao trong những năm 40 và 50 Toán học Nga lại tốt đến như thế. Chẳng hạn, Kol làm việc nghiên cứu thuần túy ở Viện hàn lâm và đồng thời làm việc cho khoa sư phạm của ĐHTH Moscow. Các nhà khoa học giỏi trong nghiên cứu đồng thời còn giảng bài và tổ chức xemina ở các trường đại học. Kết quả là, sinh viên có cơ hội tốt để biết hướng nào là cần thiết cho công việc của họ. Sự liên kết và hợp tác giữa Viện hàn lâm khoa học và Giáo dục rất quan trọng và theo nghĩa nào đó, nó làm tăng khả năng gìn giữ truyền thống tốt đẹp của nước Nga trong Toán học. Người dịch và biên tập: Nguyễn Duy Tiến (ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội) 15 MƯỜI LĂM NĂM ẤY AI QUÊN? Nguyễn Đông Yên (Viện Toán học) Trong vòng mười lăm năm (1993- 2008), thành phố cảng Pusan (Phú Sơn - tên cũ, Busan - tên mới) với hơn 4 triệu người dân của xứ Hàn năng động đã trở thành một căn cứ địa quan trọng của nhóm nghiên cứu do GS Phạm Hữu Sách đứng đầu. Đã có 5 hội thảo Lý thuyết tối ưu và ứng dụng được tổ chức: Pusan tháng 2/1998, Hà Nội tháng 2/2000, Pusan tháng 12/2001, Tp Hồ Chí Minh tháng 2/2004, Busan tháng 2/2006. Hội thảo lần thứ 6 sẽ được diễn ra [không đồng thời với các cuộc thi hoa hậu - thật tiếc!] tại Nha Trang, Khánh Hoà (25- 29/2/2008). Hai ông bầu tự nguyện của các hoạt động này là GS Phạm Hữu Sách và GS Kim Do Sang. Để “quan họ” tối ưu Việt-Hàn có được tới 6 lần “đến hẹn lại lên” trong 11 năm, hai ông đã hết sức cố gắng. Duyên quan họ giữa hai ông đã có từ mười lăm năm trước, năm 1993, khi GS Sách làm Viện trưởng Viện Toán học (khoá 1990-1995). Hai Phó Viện trưởng khi đó là GS Trần Đức Vân và PGS Đỗ Văn Lưu. Ba vị Viện trưởng kế tiếp là GS Trần Đức Vân (khoá 1995- 2001), GS Hà Huy Khoái (khoá 2001- 2007), GS Ngô Việt Trung (khoá 2007- 2012), và các cộng sự, đã nhiệt tình ủng hộ việc hợp tác nghiên cứu giữa nhóm của GS Sách và nhóm của GS Kim. Việc hợp tác đó còn được hỗ trợ bởi sự quan tâm giúp đỡ rất thiết thực của lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng toàn thể Ban Hợp tác Quốc tế của Viện, của Quỹ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KOSEF: Korea Science and Engineering Foundation). Nhân dịp kỷ niệm 15 năm hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai nhóm và 10 năm hội thảo Việt-Hàn về Lý thuyết tối ưu và ứng dụng, chúng tôi xin được kể vài chuyện tản mạn xung quanh việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên quan họ tối ưu Việt, Hàn. Một danh sách đầy đủ những bài báo và cuốn sách ra đời do sự hợp tác giữa hai nhóm nghiên cứu được cung cấp ở cuối bài viết này. Trong một lần vui câu chuyện thân tình, GS Kim bảo tôi rằng chữ Do trong tên ông có nghĩa là con đường (phải chăng gốc của nó là chữ “đồ” trong tiếng Trung?), có gắn với chuyện học hành; còn chữ Sang có nghĩa là sang trọng, sáng sủa. Bố mẹ đặt tên cho ông như thế với mong ước sau này ông sẽ được vinh hiển nhờ học vấn. Kim Do Sang trở thành giáo sư từ khi còn rất trẻ. Sau nhiều năm đảm nhiệm các chức vụ quản lý quan trọng (Trưởng Khoa Toán ứng dụng, Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ bản, Hiệu trưởng Trường khoa học Tự nhiên) ở Pukyong National University, tháng 1/2007 ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội Toán học Hàn Quốc (nhiệm kỳ 2 năm, chức vụ kiêm nhiệm). Hội của ông đang tích cực vận động để Hàn Quốc sớm được phép tổ chức một kỳ Đại hội Toán học Thế giới, với niềm tin chắc như đinh đóng cột rằng nhờ đó có thể nâng cao vị trí của Toán học trong nhận thức của người dân xứ Hàn, lôi kéo thế hệ trẻ đến với Toán học. Ông có kể cho tôi nghe vài mẹo vận động hành lang (lobby) của Hội, nhưng tôi không thể nói ra ở đây. Ở tuổi 55, ông vẫn rất trẻ trung, tráng kiện. Đó là nhờ tập thể dục thường xuyên và sống điều độ. Ông có thể chạy liền mạch tới 50 km. Vì không có nhiều thời gian, nên mỗi tuần ông chỉ chạy được một lần khoảng 15 km, “tôi mới phát hiện ra rằng chạy trên những vỉa hè 16 cạnh nhà thích hơn chạy bằng máy chạy” – ông bảo thế. Tốc độ chạy của ông gấp 2 lần tốc độ chạy con rùa của tôi (tôi kém ông 5 tuổi và cũng thích cái trò chạy chọt thể dục này). Tôi gặp GS Kim lần đầu vào tháng 8/1993. Khi đó, ông và GS Lee Gue Myung (Lý Hữu Mừng, theo cách phiên âm của PGS Nguyễn Năng Tâm), người bạn thân của ông từ thời cùng học tại một trường Trung học cơ sở Chuyên ở Pusan (về sau, có lần GS Lee đã chỉ cho tôi ngôi trường đó và nói “Do Sang Kim và tôi đã cùng học ở đây”), đến Hà Nội dự Hội nghị về Giải tích phi tuyến. Hội nghị quốc tế rất thành công này do Viện Toán học phối hợp với một vài trường đại học tổ chức tại Nhà khách Bộ Quốc Phòng, 33 Phạm Ngũ Lão. Các giáo sư B.D. Craven, S. Dolecki, F. Giannessi, B. Lemaire, W. Oettli, J.-P. Penot, và L. Thibault cũng ở trong số gần 60 đại biểu nước ngoài tham dự hội nghị này. Họ là những chuyên gia có tên tuổi trong Lý thuyết tối ưu và Giải tích ứng dụng. Sau 3 ngày hội nghị, các đại biểu có một ngày đi tham quan tự chọn. Số đông chọn Vịnh Hạ Long. Một nhóm gồm 5 đại biểu Việt Nam và khoảng 15-16 đại biểu nước ngoài chọn đi thăm Chùa Tây Phương. Phần đông khách đi thăm Chùa là các nhà toán học Nhật Bản. Nhiều người trong số đó là những chuyên gia có tên tuổi trong các lĩnh vực Phương trình đạo hàm riêng và Giải tích toán học. GS Trần Đức Vân giao cho tôi dẫn khách đi thăm Chùa. Tôi không nhớ GS Kim và GS Lee có ở trong đoàn đi Chùa Tây Phương hay không, nhưng cuộc nói chuyện lần đầu của chúng tôi đã diễn ra vào chiều hôm ấy, trong cái sân rộng của Nhà khách Bộ Quốc phòng. Lúc đó hai vị khách Hàn Quốc đang chờ xe để về khách sạn, còn tôi cũng vừa làm xong thủ tục báo cáo với Ban tổ chức hội nghị về chuyến đi thăm Chùa thành công tốt đẹp (mặc dù rằng, vào tháng 2 năm đó, kẻ cắp đã vào Chùa đem mấy pho tượng quý - trong số đó có tượng Phật Bà Quan Âm ở ban thờ chính giữa gian hạ điện - về nhà để thờ riêng). GS Lee nói với tôi: “Chúng tôi có nghe báo cáo của ông. Không biết kết quả của ông có thể áp dụng được cho lớp các bài toán bất đẳng thức biến phân do [M. A.] Noor đưa ra hay không?” Tôi cám ơn hai ông đã quan tâm đến báo cáo của tôi, và nói rằng nếu được cung cấp thêm thông tin về nghiên cứu của Noor thì tôi sẽ suy nghĩ cẩn thận về câu hỏi đó. Ông Lee hứa sẽ cho tôi địa chỉ bài báo của Noor. Chúng tôi vội chào nhau, vì taxi của ông Kim và ông Lee đã tới Ngay ngày hôm sau, họ về Hàn Quốc, còn tôi đi vào Huế dự Trường Mùa Thu về Lý thuyết tối ưu - một hoạt động được coi là “Phần 2” của hội nghị nói trên. Tôi không thể ngờ rằng cuộc trao đổi không đầy 5 phút đó đã đem đến cho tôi hai người bạn rất thân quý, chân thành, và sự hợp tác nghiên cứu đến nay đã bước sang năm thứ 15. (Lời giải của GS G. M. Lee và tôi cho câu hỏi của ông đã được đăng trên tạp chí J. Math. Anal. Appl., vào năm 1997.) Thực ra, việc ông Kim và ông Lee đến Hà Nội dự hội nghị tháng 8/1993 hoàn toàn không ngẫu nhiên. GS Phạm Hữu Sách đã thông báo về hội nghị và mời họ, vì ông thấy họ có một số bài về tối ưu véctơ và lý thuyết đối ngẫu đăng trên tạp chí Optimization. GS Sách đã gây dựng được một số mối quan hệ hợp tác nghiên cứu tốt với các đồ
File đính kèm:
tap_chi_thong_tin_toan_hoc_tap_12_so_1_thang_3_nam_2008.pdf