Tài liệu tự chọn Vật Lý 8

I – MỤC TIÊU

 – Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được ví dụ về chuyển động đều. Viết được công thức vận tốc của một vật chuyển động đều.

 – Hiểu được các đại lượng trong công thức và đơn vị hợp pháp của chúng.

 – Vận dụng thành thạo công thức vào việc giải bài tập.

 

II – TÀI LIỆU HỖ TRỢ

 1. Sách giáo khoa Vật lý 8

 – Bài: chuyển động đều – chuyển động không đều/ trang 11,12,13.

 2. Các tài liệu khác:

 – Phương pháp giải bài tập Vật lý THCS ( Nhà xuất bản GD)

 – Bài tập Vật lý lớp 8 ( Nhà xuất bản GD)

 

III – NỘI DUNG

 1. Tóm tắt kiến thức:

* Chuyển động thẳng đều

 – Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

 – Vật chuyển động đều trên đường thẳng gọi là chuyển động thẳng đều.

* Công thức:

 V: vận tốc của một vật chuyển động đều

 S : quãng đường đi

 t: thời gian chuyển động

* Vật chuyển động đều thì vận tốc của nó không thay đổi theo thời gian.

* phương pháp giải:

 – So sánh chuyển động nhanh hay chậm:

 + Căn cứ vào vận tốc: vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn.

 

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tự chọn Vật Lý 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng 60g.
Hướng dẫn
	Trọng lượng của người và xe: 
	P = 60 .10 = 600 N.
	Công hao phí để thắng ma sát:
	Ah.p = F ms . S = 20 . 40 = 800 J
	Công có ích bằng công đưa cả người và xe lên độ cao 5m:
	Ac.i = P . h = 600 . 5 = 3000 J.
	Công tổng cộng do người sinh ra: 
	A = Ah.p + Ac.i = 800 + 3000 = 3800J.
Bài 2: Một máy bơm bơm nước lên cao 5m. Trong mỗi giây máy sinh công 6000J. Tính thể tích nước máy bơm chuyển được lên cao khi máy hoạt động liên tục trong 30 phút.
Hướng dẫn
	Ta có : 1 lít nước có thể tích 1dm3 và m = 1kg P = 10 N
	Khi bơm 1dm3 nước lên cao 5m, máy phải sinh một công bằng: 
	A = F . S = P . S = 10 .1. 5 = 50 J ( 30ph = 1800 giây)
	Công do máy thực hiện trong 30ph (1800s):
	A' = 6000 .1800 = 10.800.000 J
	Lượng nước được đẩy lên trong 30ph:
Bài 3: Một con ngựa kéo xe lên một cái dốc cao 5m, chiều dài của dốc 100m. Lực kéo của ngựa bằng 1000N. Khối lượng cả xe và ngựa bằng 500kg. Tính :
	a) Công có ích
	b) Công toàn phần
	c) Hiệu suất
Hướng dẫn
	Trọng lượng của ngựa và xe: P = 10 .m = 10 . 500 = 5000 N
a) 	Công có ích : A1 = P . h = 5000 . 5 = 25.000 J
b) 	Công toàn phần : A = F . s = 1000 . 100 = 100.000 J
c) 	Hiệu suất: 
	3. Bài tập bổ sung:
Bài 4: Một học sinh dùng lực kế kéo một khúc gỗ có trọng lượng 6N và kéo nó lên đều theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài 1,2m, cao 0,5m. Lực kế chỉ 4N. Hãy xác định:
	a) Lực ma sát giữa khúc gỗ và mặt phẳng nghiêng.
	b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Hướng dẫn
a)	Nếu không có ma sát thì lực kéo được tính :
	Lực ma sát: 
	F ms = Fk – F = 4 – 2,5 = 1,5N
b)	Do đó công của lực kéo:
	A = Fk . l = 4. 1,2 = 4,8 J
	Công có ích nâng vật lên độ cao h:
	A1 = P . h = 6 . 0,5 = 3 J
	Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
Tiết 11
BÀI TOÁN VỀ CÔNG
I – MỤC TIÊU
	– Nắm và viết được công thức tính công và hiệu suất. Nêu được tên các đại lượng trong công thức.
	– Vận dụng công thức vào việc giải bài tập một cách hợp lý.
	– Kỹ năng phân tích bài toán, suy luận và tìm ra đại lượng cẩn tìm một cách chính xác.
II – CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ
	1. Sách giáo khoa Vật lý 8
	2. Các tài liệu khác;
	– Bài tập Vật lý 8
	– Bài tập nâng cao Vật lý 8
III – NỘI DUNG 
	1. Tóm tắt lý thuyết :
	– A = F . s
	– A có ích = P.h ( P = 10. m)
	– 
	– Ahao phí = Fms . S
	2. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Một thang máy có khối lượng m = 750kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 140m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện. Tính : 
	a) Công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện
	b) Công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản, biết hiệu suất của máy là 80%.
Hướng dẫn
a) 	Muốn kéo thang máy lên thì lực căng F tối thiểu phải bằng trọng lượng của thang: 
	F = P = 10.m = 10 . 750 = 7500 N
	Công nhỏ nhất của lực căng:
	A = F . S = 7500 . 140 = 1050000 J = 1050 KJ
a) 	Công toàn phần ( công do máy thực hiện)
	Công hao phí :
	Ahao phí = A t.p – A c.i = 1312,5 – 1050 = 262,5 KJ
Bài 2: Người ta dùng một tấm ván kê lên bửng của sàn ô tô, tạo ra một mặt phẳng nghiêng để kéo một kiểu hàng có khối lượng 200kg lên ô tô. Sàn ô tô cao 1,2m. Lực kéo bằng 800N.
	a) Tính chiều dài của tấm ván ( bỏ qua ma sát)
	b) Vẫn dùng tấm ván trên. Tính lực kéo biết hiệu suất của mặt nghiêng bằng 0,75.
Hướng dẫn
a) 	Công có ích:
	A1 = P . h = 10 . m . h = 10 . 200 . 1,2 = 2400J
	Công của lực kéo F:
 	A = F . l = 800 . l
	Vì ma sát không đáng kể nên:
	A1 = A hay 800l = 2400 
b)	Công của lực kéo F' : 
	A' = F' . l
	Ta có: suy ra F' = 1067N
	3/ Bài tập bổ sung:
Bài 3: Vật nặng M được kéo đều lên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ.
Cho biết: M = 20kg , AB = 2,5m , BC = 0,5m , F = 50N
	a) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
	b) Bỏ qua ma sát mặt nghiêng. Người ta thay lực F' bằng quả nặng có khối lượng m để M vẫn chuyển động đều lên mặt nghiêng. Tính m?
Hướng dẫn
a)	Công có ích: 
m
M
B
C
A
F
F’
F2
	A1 = P . h = 10 . m . BC = 10 . 20 . 0,5 = 100J
	Công toàn phần (Công của lực kéo F) 
	A = F . S = F . AB = 50 . 2,5 = 125J
	Hiệu suất mặt phẳng nghiêng:
b)	Thay lực F bằng khối lượng m thì lực kéo vật nặng M lên mặt nghiêng là: 	F1 = P1 = 10 . m
	Vì ma sát không đáng kể nên A1 = A
	A1 = F1 . AB = P1 . AB = 10 . m . 2,5 = 125J
	Do đó 25.m = 125 ; m = 5kg
Tiết 12
KIỂM TRA
I – MỤC TIÊU
	– Nắm hoàn chỉnh lý thuyết và các công thức đã học để làm bài tập.
	– Vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải bài toán một cách hợp lý.
	– Kỹ năng giải bài nhanh, gọn, chính xác.
II – ĐỀ KIỂM TRA
Bài 1: (3 điểm) : Một xe ô tô chuyển động trên đoạn đường AB = 105km, với vận tốc trung bình V = 42km/h. Biết nửa thời gian đầu vận tốc ô tô là V1 = 50 km/h. Tính vận tốc của ô tô trong nửa thời gian sau. Cho rằng trong các giai đoạn ô tô chuyển động đều.
Bài 2: (3,5 điểm) : Lúc 7 giờ một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc V1 = 4km/h. Lúc 9 giờ một người đi xe đạp cũng xuất phát từ A đến B với vận tốc V2 = 12km/h.
a) Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
b) Lúc mấy giờ hai người đó cách nhau 2km khi người đi xe đạp đã vượt qua người đi bộ.
Bài 3: (3,5 điểm) : Khi đưa một vật lên cao 1,5m bằng mặt phẳng nghiêng, người ta phải thực hiện công là 3200J. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 0,75. Cho biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là16m.
a) Tính trọng lượng của vật.
b) Tính công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và độ lớn của lực ma sát đó.
	Đáp án	Biểu Điểm
Bài 1: Thời gian ô tô chuyển động :
	0,5
	Quãng đường ô tô đi trong nửa thời gian đầu:
	0.75
	Quãng đường còn lại:
	0,75
	Vận tốc của ô tô trong nửa thời gian sau:
	1,0
Bài 2:
a)	 Quãng đường người đi bộ đi trước 2 giờ: 
	S1 = V1 . t1 = 4 .2 =8 km	0,5
	Do hai người đi cùng chiều lúc 9 giờ, nên thời 
gian hai người gặp nhau:
	0,5
	Vậy hai người gặp nhau lúc : 
	9h + 1h = 10h	0,5
	Nơi gặp nhau cách A ( G là nơi gặp nhau):
	AG = S2 = V2 . t = 12 .1 = 12 km	0,5
b) 	Khi gặp nhau người đi xe đạp vượt lên trước và
 cách người đi bộ 2km. 
	Ta có: 	0,5
	 	0,5
	Vậy lúc đó là 10h + 15ph = 10h 15ph	0,5
Bài 3: 
a) 	Trọng lượng của vật:
	0.5
	1,0
b) 	Công có ích :
	A1 = P .h = 1600 . 1,5 = 2400 (J)	0,5
	Công để thắng lực ma sát:
	A' = A – A1= 3200 – 2400 = 800 (J)	0.5
	Độ lớn của lực ma sát :
	1,0
Tiết 13
	BÀI TOÁN VỀ CÔNG SUẤT
	(chủ đề bám sát và nâng cao)
I – MỤC TIÊU
	– Nắm được khái niệm và viết được công thức tính công suất, đơn vị các đại lượng trong công thức
	– Vận dụng công thức để giải các bài tập định lượng
	– Kỹ năng biết tư duy và tìm được đại lượng cần tìm 
II – CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ
	1. Sách giáo khoa Vật lý 8
	– Bài: công suất/ trang 52,53.
	2. Các tài liệu khác
	– Sách bài tập vật lý 8
	– Phương pháp giải bài tập
	– Học tốt vật lý 8
III – NỘI DUNG 
	1. Tóm tắt lý thuyết 
– Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 giây
 – Công thức: P : Công suất (w)
	 A : Công thực hiện (J)
	 t : Thời gian (s)
+ 1w = 1J/s
+ 1kw = 1000w , 1MW = 1000000w
+ 
2/ Bài tập áp dụng
Bài 1: Một con Ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong 30 phút. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
Hướng dẫn
Công của con ngựa thực hiện trong 30 phút:
A = F . S = 80 . 4500 = 360 000J
Công suất trung bình của ngựa:
Bài 2: Một cần trục nâng một vật có khối lượng 5 tấn lên cao 10m trong 10 giây. Hiệu suất của cần trục là 90%. Tính công suất của cần trục.
Hướng dẫn
	Công có ích: A1 = P . h = 10 . m. h = 10 . 5000 . 10 = 500 000J
	Công toàn phần: 
	Công suất của cần trục 
Bài 3: Để kéo một vật có khối lượng m = 64km lên cao 9m, người ta dùng máy kéo có công suất P = 1350w và hiệu suất 85%. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên.
Hướng dẫn
Công có ích: 
A1 = P . h = 10 . m . h = 10 . 64 . 9 = 5760J
Công toàn phần của máy:
Thời gian máy thực hiện : 
3/ Bài tập bổ sung
Bài 4: Động cơ của một máy bay có công suất bằng bao nhiêu để nâng được máy bay lên cao 1km trong thời gian 1 phút. Trọng lượng của máy bay là 30.000N.
Hướng dẫn
Để máy bay lên đều thì lực nâng phải bằng trọng lượng của máy bay:
Fn = P = 30 000 N
Công của lực nâng máy bay:
	A = Fn . h = 30 000 . 1000 = 3.107 J
Công suất của động cơ máy bay:
Tiết 14
BÀI TOÁN VỀ CÔNG SUẤT
I – MỤC TIÊU
– Nắm được công thức tính công suất và đơn vị các đại lượng trong công thức.
– Vận dụng công thức để giải các bài tập về định hướng, đổi được đơn vị hợp pháp.
– Kỹ năng suy luận, phân tích bài toán tìm ra kết quả chính xác.
II – CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ
1. Sách giáo khoa Vật lý 8
2. Các tài liệu khác:
	– Phương pháp giải bài tập
	– Bài tập Vật lý nâng cao
III – NỘI DUNG 
1. Tóm tắt kiến thức:
– Cách tính công suất: ( A = P . h = 10 . m .h)
– Công thức tính công thông qua công suất 
	Suy ra cách tính công A = P .t
2. Bài toán áp dụng:
Bài 1: Một đầu máy xe lửa có công suất 1500 mã lực kéo một đoàn tàu chuyển động đều trong 1 phút đi được trong quãng đường 500m. Tính lực kéo của đầu máy xe lửa. Cho biết 1mã lực = 736W
Hướng dẫn
Công của đầu máy thực hiện trong 1 phút:
	1 500 mã lực = 1 104 000W
	A = P . t = 1104 000 . 60 = 66 240 000 J
Gọi F là lực kéo của đầu máy:
Bài 2: Một vận động viên thể dục thể hình, mỗi ngày phải làm 3 loạt, mỗi loạt tám động tác nâng một quả tạ đĩa 80 kg từ mặt đất lên khỏi đầu, tới độ cao 2,1m so với mặt đất. Đĩa tạ có đường kính 40cm và mỗi động tác được thực hiện trong 10 giây. Tính công mà vận động viên phải thực hiện mỗi ngày và công suất trong mỗi động tác.
Hướng dẫn
	Mỗi lần nâng tạ trọng tâm của tạ lên cao:
	Công thực hiện cho mỗi lần nâng:
	Công thực hiện mỗi ngày:
	A'= 1520 . 8 . 3 = 36480 J
	Công suất thực hiện trong mỗi động tác:
Bài 3: Một người thợ mỗi phút chuyển được 15 viên gạch, mỗi viên có khối lượng 2kg lên cao 6m. Tính công của người đó trong 8 giờ và công suất trung bình của người đó.
Hướng dẫn
	Công chuyển một viên gạch: A1 = P . h = 10 . 2 . 6 = 120 J
	Công chuyển 15 viên gạch: A2 = 120 . 15 = 1800 J
	Công thực hiện trong 1giờ : A3 = 1800 . 60 = 108000 J
Công trong một ngày làm việc 8 giờ: A = 108000 . 8 = 864000 J
Công suất trung bình : 
3. Bài tập b

File đính kèm:

  • docDinh Luat Om.doc