Tài Liệu Tham Khảo Và Thư Viện Hình Ảnh Dùng Cho Sinh Học Lớp 8

 Sinh học lớp 8 - Trung học cơ sở nghiên cứu về Sinh học người (Human Biology). Đây là môn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập môn Sinh học 8, chúng tôi đã tiến hành biên soạn và giới thiệu Tài liệu tham khảo và Thư viện hình ảnh môn Sinh học lớp 8 - Trung học cơ sở bao gồm các tài liệu và các hình ảnh, các trang web tham khảo ngoại tuyến,.

doc346 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài Liệu Tham Khảo Và Thư Viện Hình Ảnh Dùng Cho Sinh Học Lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ hô hấp làm cho thể tích lồng ngực thay đổi giúp ta thực hiện các hoạt động hít vào và thở ra. Sự trao đổi khí được diễn ra liên tục ở phổi và tế bào theo các cơ chế nhất định.
Bài 22. Vệ sinh hô hấp
    Môi trường sống của chúng ta có đầy rẫy những tác nhân gây bệnh. Trong đó hệ hô hấp có lẽ chịu tác động nhiều nhất. Trong không khí có rất nhiều bụi bẩn, khí thải... (đặc biệt ở các vùng ô nhiễm). Các tác nhân đó có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho phổi và cơ quan hô hấp. 
    Do đó cần tích cực xây dựng môi trường sống trong sạch, tránh ô nhiễm như trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc,...
Bài 23. Thực hành: hô hấp nhân tạo
    Hô hấp nhân tạo là phương pháp tạo nên sự lưu thông khí trong phổi một cách nhân tạo, nhằm giúp phục hồi sự hô hấp bình thường cho bệnh nhân trước khi đưa đến các trung tâm y tế.
Chương V
TIÊU HOÁ (Digestion)
    Hàng ngày chúng ta phải ăn uống theo một chế độ nhất định. Đó là các hoạt động bên ngoài của quá trình tiêu hoá diễn ra trong hệ tiêu hoá của cơ thể. Quá trình đó diễn ra nhờ các cơ quan và các tuyến tiêu hoá. 
    Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
    Về mặt bản chất, quá trình tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể có thể hấp thụ (qua thành ruột) và loại bỏ các chất cặn bã không hấp thụ được.
    Các vấn đề về hoạt động tiêu hoá ở người sẽ được nghiên cứu trong chương V, gồm các nội dung sau:      
Bài 24. Tiêu hoá & các cơ quan tiêu hóa
    Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hoá học thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và loại thải các thành phần không thể hấp thụ được. 
    Quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. 
Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng
    Thức ăn trước khi đi vào ống tiêu hoá phải được tiêu hoá ở khoang miệng. Ở đây thức ăn chủ yếu được tiêu hoá về mặt cơ học dưới sự phối hợp hoạt động của răng, lưỡi: Thức ăn được cắt thành các mảnh nhỏ và trộn lẫn với nước bọt , tạo điều kiện cho enzym amylaza hoạt động, phân giải tinh bột thành các phần đơn giản hơn như đường mantozơ, glucozơ,... 
Bài 26. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động của enzym trong nước bọt
    Bài 26 là bài thực hành tìm hiểu về hoạt động của enzyme (amylaza) trong nước bọt. Các hình ảnh sau đây là tuần tự các bước của 1 thí nghiệm thử phản ứng của amylaza ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày
    Dạ dày là cơ quan chủ đạo trong việc nghiền nhuyễn thức ăn tạo điều kiện biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Dạ dày có cấu tạo đặc biệt gồm nhiều lớp cơ giúp cho nó có khả năng đảo trộn thức ăn cho thấm đều với dịch vị. 
    Thức ăn được tiêu hoá trong dạ dày từ 3 - 6 giờ, sau đó được đưa từng đợt xuống tá tràng.  
Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non 
    Ruột non là cơ quan chuyên trách việc biến đổi thức ăn về mặt hoá học và hấp thụ các chất dinh dưỡng (là các phân tử đơn giản như: axit amin, glucô, axit béo,...) Ruột non là nơi tiếp nhận nhiều nguồn enzym tiêu hóa từ các tuyến tiêu hoá như tuyến tụy, gan, các tuyến ruột. 
Bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng & thải phân 
    Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non, các chất dinh dưỡng được hấp thụ theo đương máu và bạch huyết và được phân phối cho các tế bào của cơ thể. 
    Ruột già của người dài khoảng 1,2 m có nhiệm vụ chủ yếu là hấp thụ lại nước và thải phân (các chất cặn bã không tiêu hoá được) ra khỏi cơ thể.
Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa
    Hệ tiêu hoá luôn tiếp xúc với các yếu tố "lạ" từ môi trường vào, đồng thời nó cũng là hệ cơ quan có nhiều các tác nhân gây bệnh nhất (VD các loại vi khuẩn). DO đó cần chú ý vệ sinh hệ tiêu hoá, tránh các tác động bất lợi cũng như các tác nhân gây bệnh
Chương VI
TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
(Metabolism & energy's transformation)
    Cơ thể sống là một hệ thống mở, nó luôn tự đổi mới thành phần cấu trúc của mình bằng các hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Thông qua các hoạt động đó, cơ thể sống có thể hình thành hoặc tái tạo cấu trúc, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và thải loại các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể. 
    Xét về sự trao đổi chất: Về cơ bản có thể chia thành 2 cấp độ:
- Cấp độ cơ thể: đó là sự thu nhận các chất từ môi trường ngoài và thải loại các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. 
- Cấp độ tế bào: Tế bào tiếp nhận các chất dinh dưỡng và Oxy từ máu, đồng thời thải ra các chất bài tiết và CO2.
    Xét về sự chuyển hoá vật chất và năng lượng, nó gồm 2 quá trình đối lập nhưng thống nhất với nhau:
- Quá trình đồng hoá: Tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản đồng thời tích luỹ năng lượng.
- Quá trình dị hoá: Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng.
    Chương VI sẽ tìm hiểu về các hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, gồm các bài sau:
Bài 31. Trao đổi chất 
    Cơ thể sinh vật luôn tiến hành sự trao đổi chất với môi trường ngoài: cơ thể tiếp nhận các chất có ích cho sự sống và loại thải các chất cặn bã không cần thiết cho sự sống.  Tế bào của cơ thể là một đơn vị cấu tạo, đồng thời là đơn vị chức năng: nó thể hiện tất cả các đặc điểm sống của cơ thể: trong đó có sự trao đổi chất với môi trường ngoài.
Bài 32. Chuyển hóa
    Quá trình trao đổi vật chất luôn đi kèm quá trình chuyển hoá năng lượng, vì năng lượng luôn gắn liền với vật chất, không có năng lượng phi vật chất. Quá trình chuyển hoá bao gồm hai mặt đối lập nhưng luôn bổ trợ cho nhau, không thể tách rời nhau đó là quá trình đồng hoá và dị hoá. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản đồng thời tích luỹ năng lượng. Còn quá trình dị hoá là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng.
Bài 33. Thân nhiệt
    Nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) của động vật đẳng nhiệt nói chung và cơ thể người nói riêng luôn được giữ ổn định nhờ các cơ chế điều hoà thân nhiệt như tăng hay giảm quá trình dị hoá, điều hoà sự co giãn mạch máu dưới da thoát mồ hôi,... đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
Bài 34. Vitamin & muối khoáng
    Vitamin và muối khoáng mặc dù không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng chúng thật sự rất cần thiết cho cơ thể; vì chúng tham gia vào thành phần của các loại enzym trao đổi chất. Do đó nếu thiếu chúng, cơ thể chúng ta sẽ rất dễ mắc các chứng bệnh khác nhau tuỳ từng loại vitamin hay muối khoáng mà cơ thể đang thiếu. VD thiếu vitamin B1 dẫn tới bệnh phù nề, thiếu vitamin C dẫn tới bệnh Scorbus,...
Bài 38. Bài tiết & cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
    Sự thải loại các chất cặn bã - sản phẩm của quá trình chuyển hoá của tế bào ra khỏi cơ thể là quá trình bài tiết. Quá trình này được thực hiện nhờ hệ bài tiết. Trong đó có hệ bài tiết nước tiểu, bao gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái (bàng quang) và ống đái. Trong đó cơ quan đặc biệt quan trọng là thận với khoảng 2.000.000 đơn vị thận (nephron) nó có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu.
Chương VIII
DA (Skin)
    Bao bọc bên ngoài toàn bộ cơ thể con người là lớp da (skin). Da tạo nên vẻ đẹp của con người, nó  vừa là cơ quan bài tiết vừa có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài (các vi khuẩn gây bệnh, các tia bức xạ, các chất hoá học,...). Da có cấu tạo gồm 3 lớp: 
- Lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống
- Lớp bì có chức năng cảm giác, bài tiết và điều hoà thân nhiệt
- Lớp mỡ dưới da có tác dụng chủ yếu là giảm các tác động cơ học lên cơ thể.
Chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo và chức năng của da trong chương VIII, gồm 2 bài sau:
Bài 41. Cấu tạo & chức năng của da 
    Da là lớp vỏ bọc ngoài cơ thể, có cấu tạo gồm ba lớp: Lớp biểu bì (có tầng sừng và tầng tế bào sống), lớp bì (hạ bì) chứa các cơ quan thụ cảm, bài tiết, điều hoà thân nhiệt và lớp mỡ dưới da.
Bài 42. Vệ sinh da
    Da bao bọc toàn bộ cơ thể, mặc dù con người hoàn toàn không hô hấp bằng da, tuy nhiên nếu da người bị bỏng khoảng 30-45% cũng rất dễ gây tử vong. Ngoài ra nếu không vệ sinh da thường xuyên cũng dễ gây ra các bệnh ngoài ra có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.
Chương IX
THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
(Nervous & sense)
    Mọi hoạt động, mọi hành vi của động vật nói chung và con người nói riêng đều do hệ thần kinh quyết định. Hệ thần kinh (nervous system) có nhiệm vụ điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. 
    Đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của hệ thần kinh là neuron (tế bào thần kinh), nói chung neuron có cấu tạo gồm 1 thân tế bào, 1 sợi nhánh và nhiều sợi trục. neuron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh, sự liên hệ giữa các neuron với nhau và giữa neuron với cơ quan phản ứng được thực hiện qua 1 cấu trúc đặc biệt gọi là xinap.
    Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận trung ương: gồm tuỷ sống và não bộ chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành các phản xạ, trí nhớ, ngôn ngữ,...
- Bộ phận ngoại biên: gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn truyền các xung thần kinh và tạo thành các đường dây liên hệ giữa các bộ phận của hệ thần kinh.
    Hệ thần kinh thu nhận thông tin và lưu giữ chúng từ các giác quan: ở người có 5 giác quan là thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Ngoài ra, nhiều thông tin khoa học cho thấy ở người có lẽ có tồn tại 1 giác quan nữa đó là giác quan thứ 6 (một số tác giả gọi là trực giác) thể hiện khả năng tiên đoán trước một số sự việc sẽ xảy đến trong tương lai...
    Chúng ta sẽ nghiên cứu về hệ thần kinh và giác quan trong chương IX, gồm các nội dung sau đây:
Bài 43. Giới thiệu chung hệ thần kinh
    Hệ thần kinh giữ vai trò điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, đảm bảo cho cơ thể phản ứng thích nghi với các tác động của môi trường trog cũng như môi trường ngoài. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia thành 2 phần: Thần kinh trung ương (não - tuỷ sống) và thần ki

File đính kèm:

  • docHinh anh Sinh Hoc 8.doc