Tài liệu tập huấn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn giáo dục công dân ở trường THCS
Mục lục
Tiêu đề ( nội dung) Trang
Phần một
Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy cấp THCS.
I- Mục đích tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo Đức Hồ Chí Minh.
II- Nguyên tắc tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
III- Chủ đề tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
IV- Mức độ tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
V- Gợi ý nội dung tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phần hai
Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trong môn giáo dục công dân ở trường THCS.
I- Chương trình tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn giáo dục công dân
II- Phương pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn giáo dục công dân
III- Một số bài soạn minh họa:
Phần ba
Tư liệu tham khảo
I- Thầy giáo Nguyễn Tất Thành.
II- Bác Hồ với việc học tập và sử dụng tiếng nước ngoài.
2
2
2
2
3
3
4
4
6
11
14
14
15
c và lời nói như thế nào trong ngày Tuyên ngôn độc lập? - Những điều đó thể hiện đức tính gì của Bác Hồ? - Những biểu hiện của Bác Hồ đã làm cho nhân dân có những suy nghĩ và tình cảm như thế nào đối với Bác? 2. Phương pháp động não: Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trước khi giới thiệu bài mới, giới thiệu một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đấy. a- Mục tiêu của phương pháp: - Tạo cho HS tập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duy độc lập trong sự hướng dẫn của GV. - Tạo cho HS làm quen với môi trường học tập tích cực, không bị áp đặt các luồng tư duy và khả năng làm việc sáng tạo. b- Cách thực hiện: - GV có thể nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. - Khích lệ HS phát biểu. - Liệt kê các ý kiến của HS lên bảng. - Phân loại các ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến và kết luận. c- Lưu ý: - Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau. - GV chú ý HS phát biểu ngắn gọn. - GV không nên đánh giá, phê phán trong khi HS phát biểu. d- Ví dụ minh họa: Khi dạy bài yêu thương con người ở lớp 7, GV có thể sử dụng phương pháp động não, nêu câu hỏi: Bác Hồ của chúng ta đã có những biểu hiện như thế nào về tình yêu thương con người? Đối với câu hỏi này, mỗi HS nêu 1 hoặc 2 biểu hiện, GV ghi những biểu hiện đó lên bảng ( trừ biểu hiện trùng lập), để giúp HS khác suy nghĩ những biểu hiện đúng, GV phân loại và kết luận. Cuối cùng GV khen ngợi những ý kiến đúng, động viên những em phát biểu sai( tuyệt đối không nên chê bai). 3. Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều lợi thế sử dụng trong dạy học GDCD nói chung, trong dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM nói riêng, là phương pháp trong đó GV tổ chức hs theo những nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp; tạo điều kiện cho HS được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm. a- Mục tiêu của phương pháp: - Giúp HS có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và nhớ chắc chắn hơn. - Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên HS sẽ mạnh dạn hơn. Thông qua thảo luận tập thể, HS biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp HS dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập. - Thông qua thảo luận nhóm, HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác. b- Cách thực hiện: - GV nêu chủ đề thảo luận. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến. - GV nhận xét và tổng kết. c- Lưu ý: - Thông thường mỗi nhóm nên khoảng 8 - 10 HS. - Nhiệm vụ của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau. - Cần quy định rõ thời gian thảo luận. - Trong khi HS thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết. d- Ví dụ minh họa: - Khi dạy bài bài kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở lớp 9. Nội dung tích hợp là khi ta cho HS tìm hiểu xong phần đặt vấn đề, khi liên hệ thực tế GV có thể chia nhóm cho HS thảo luận chung câu hỏi: Em hãy tìm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà Bác Hồ đã kế thừa và phát huy? ( 3 phút) - HS sẽ chia thành những nhóm nhỏ thảo luận theo yêu cầu của GV, sau đó trình bày, bổ sung và nhận xét. - Cuối cùng thì GV kết luận. 4. Liên hệ và tự liên hệ thực tế: Liên hệ và tự liên hệ thực tế là phương pháp tích hợp tạo ra điều kiện để HS hiểu được vì sao phải học nội dung này và cách vận dung kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống. a- Mục tiêu: - Làm cho nội dung bài học gắn với đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu giáo dục “ học đi đôi với hành”. - Tạo điều kiện cho HS được bộc lộ thái độ, tình cảm, ý kiến và cách làm của mình. b- Cách thực hiện: - Trong bài dạy có nội dung tích hợp ở mức độ liên hệ, GV có thể yêu cầu HS liên hệ về tấm gương tôn trọng kỉ luật, tấm gương tiết kiệm, tấm gương giữ chữ tín, tấm gương tôn trọng pháp luật... của Bác Hồ. - GV có thể yêu cầu HS tự liên hệ bản thân mình. c- Ví dụ minh họa: Khi dạy tích hợp bài 5: Giữ chữ tín ở lớp 8, GV có thể thực hiện tích hợp thông qua phương pháp liên hệ về tấm gương giữ chữ tín của Bác Hồ. GV yêu cầu một HS đọc cho cả lớp nghe câu chuyện về “Cái vòng bạc” trong SGK GDCD 8, trang 11. Qua đó HS sẽ hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn thế nào là giữ chữ tín. III. Một số bài soạn minh họa: LỚP 6 - BÀI 5 Tôn Trọng Kỉ Luật I/ Mục tiêu tích hợp: Học xong bài này, HS cần đạt được:... 1. Kiến thức: Nêu được Bác Hồ là người có biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi. 2. Kĩ năng: HS biết tôn trọng kỉ luật theo tấm gương Bác Hồ. 3. Thái độ: Có ý thức học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ về tôn trọng kỉ luật. II/ Tài liệu và phương tiện: - Máy chiếu qua đầu, phim trong, máy projetor, clip video ( nếu có). - Giấy Ao, bút lông bảng, băng dính... - Các mẫu chuyện về Bác Hồ tôn trọng kỉ luật. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung về tôn trọng kỉ luật - GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế về tấm gương tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ qua câu chuyện “ Giữ luật lệ chung” - Đoạn 1, trong phần truyện đọc SGK GDCD 6. - GV nêu câu hỏi: Những chi tiết nào trong truyện nói lên Bác Hồ luôn tôn trọng kỉ luật? Hoạt động 3: Đàm thoại về ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật. Hoạt động 4: Luyện tập và củng cố. LỚP 7 - BÀI 5 Yêu Thương Con Người. I/ Mục tiêu tích hợp: Học xong bài này, HS cần đạt được:... 1. Kiến thức: - Hiểu được bác hồ luôn dành tình yêu thương cho mọi người. - Nêu được biểu hiện về tình yêu thương con người của Bác: Bác quan tâm, chăm sóc từng em nhỏ, đến cụ già, người chiến sĩ, người dân công; cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. 2. Kĩ năng: HS biết làm theo Bác về tấm lòng yêu thương con người; biết chăm sóc giúp đỡ ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. 3. Thái độ: Thường xuyên học tập tấm gương của Bác về yêu thương con người, quan tâm đến mọi người xung quanh II/ Tài liệu và phương tiện: - Máy chiếu qua đầu, phim trong, máy projetor, clip video ( nếu có). - Giấy Ao, bút lông bảng, băng dính... - Các mẫu chuyện về bác hồ yêu thương con người. - Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh... Về lòng yêu thương con người của Bác Hồ. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV có thể sử dụng tranh ảnh nói về sự quan tâm, chăm sóc, cảm thông, giúp đỡ của Bác Hồ đối với nhân dân. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “ Bác Hồ đến thăm người nghèo”. * Mục tiêu: HS hiểu được một biểu hiện về lòng nhân ái. * Cách tiến hành: - HS đọc truyện. - Đàm thoại theo câu hỏi: + Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín và thời gian nào? + Hoàn cảnh gia đình chị Chín như thế nào? + Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự quan tâm, thông cảm và giúp đỡ của Bác Hồ đối với gia đình chị Chín? + Những cử chỉ và suy nghĩ của Bác là thể hiện đức tính gì? * kết luận: Bác Hồ là người có lòng yêu thương con người bao la đối với con người, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành sự quan tâm, chăm sóc, thông cảm, giúp đỡ mọi người, nhất là đối với những người gặp khó khăn hoạn nạn... Tình yêu thương con người của Bác Hồ là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế: Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. Hoạt động 4: Đóng vai. Hoạt động 5: Báo cáo kết quả sưu tầm tư liệu. 3. Luyện tập, củng cố: GV tổ chức cho HS đàm thoại và kể chuyện theo câu hỏi: Ngoài câu chuyện trong SGK, em biết những câu chuyện nào về tấm lòng yêu thương con người của Bác Hồ? PHẦN BA TƯ LIỆU THAM KHẢO I. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành: ...Đến thị xã phan thiết, ông Phạm Ngọc Thọ chia tay với người bạn đường, về trường mới. Còn Thành, nhờ sự giới thiệu của ông Trương Gia Mô và ông Hồ Tá Bang ( bạn cũ của ông phó bảng), anh được vào dạy học ở trường Dục Thanh. Lúc mới đến, Anh ở tạm nhà cụ Tá Bang nhưng sau đó, chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của nhà trường tại nhà ngoại ngư trong vườn cụ Nguyễn Thông cạnh thảo bạt. Đây chỉ là công việc tạm thời trong khi dừng chân ở mảnh đất cuối cùng của xứ Trung Kỳ“ bảo hộ”. Vượt qua ranh giới tỉnh Bình Thuận là một thế giới khác: Nam Kỳ thuộc địa, đất “trực trị” của Pháp. Muốn qua “biên giới” ấy phải có giấy thông hành “nhập cảnh”. Trường Dục Thanh có nghĩa là trường giáo dục thanh niên. Trường được sự bảo trợ của công ty Liên Thành và do “ Liên Thành thương quán” trực tiếp phụ trách. Những tổ chức này là sản phẩm của trào lưu tư tưởng mới xuất hiện từ một nền kinh tế tư sản dân tộc đang hình thành. Sài Gòn và Cần Thơ có Nam Đồng Hương và Minh Tân công nghệ xã. Quảng Nam có Quảng Nam hiệp thương công ty, Nghệ An có Triệu Dương thương quán, Hà Nội có những nhà hát lớn.... Trường dạy theo lối mới, kiểu Đông Kinh Nghĩa Thục, coi trọng chữ quốc ngữ, đồng thời có dạy chữ Pháp và chữ Hán. Học sinh được giáo dục toàn diện cả về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thể thao, văn nghệ. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được phân công dạy Hán văn và quốc ngữ ở lớp nhì. Là giáo viên trẻ nhất trường thầy còn được phụ trách thể dục buổi sáng và hướng dẫn học sinh tham quan thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Sân trường rất rộng và bằng phẳng, dùng làm nơi tập thể dục, đồng thời là sân bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá ngoài giờ học. Mỗi buổi sáng, khi trời vừa rạng đông, thầy Thành đã gọi học sinh ra sân tập thể dục. Tiếng hô vang dậy một vùng. Vào những ngày nghỉ, thầy Thành thường dẫn các em xuống bãi Thương Chánh tắm biển thỏa thích hoặc ngồi quây quần nghe thầy kể chuyện. Thầy lại còn dạy học sinh đọc thuộc những bài thơ yêu nước. Ngoài những lúc dạy học, thầy Thành còn tiếp xúc với mọi người, góp tiền xây dựng tủ sách nhà trường và vận động học sinh góp thêm sách cho thư viện. Thầy là một
File đính kèm:
- CHUYEN DE TT HCM.doc