Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học

Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp THCS nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới cơ chế quản lí, vv. Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học. Vì vậy, sau khi chương trình và sách giáo khoa mới đã biên soạn xong thì công việc bồi dưỡng tập huấn GV để giảng dạy sách giáo khoa mới theo chuẩn KT - KN của Bộ GD& ĐT lại trở thành một vấn đề rất quan trọng và cấp bách.

Để đáp ứng được công việc bồi dưỡng giáo viên, được sự phân công của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học cùng tập thể các tác giả tham gia biên soạn “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN” trực tiếp biên soạn cuốn tài liệu tập huấn này nhằm giúp giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa Sinh học THCS hiểu được những định hướng đổi mới trong chương trình, SGK, đổi mới về phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá, làm thế nào để thực hiện chương trình và sách giáo khoa theo chuẩn KT - KN.

Tài liệu tập huấn này có mục đích hỗ trợ việc dạy và học trong các khoá bồi dưỡng giáo viên, trong bồi dưỡng tập trung cũng như trong việc tự học nhằm giúp giáo viên có khả năng thực hiện chương trình, SGK và phương pháp dạy học mới môn sinh học ở trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục THCS.

 

doc154 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS phải sử dụng các tri thức đã thu nhận được qua làm việc với sách sắp xếp lại, trình bày theo cách hiểu của mình, bằng ngôn ngữ của mình chứ không phải đọc lại nội dung một phần nào đó của SGK. 
1.3.3. Kỹ năng trình bày nội dung đọc được
Việc trình bày nội dung thông tin đọc được của một phần, một chương, một số bài, một bài, một số mục hay một mục để giải quyết một nhiệm vụ học tập nào đó đặt ra có thể được trình bày hằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng cốt yếu phải là ngôn ngữ của chính HS, diễn đạt theo cách hiểu của HS chứ không phải là chép lại SGK. Việc trình bày này là sự cụ thể hoá hay chi tiết hoá của dàn ý đề cương nêu trên với các nội dung thông tin đầy đủ. 
Nội dung thông tin sau khi thu nhận và xử lí, được xem là kết quả quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình làm việc độc lập với tài liệu của HS. Để HS nhanh có được các kĩ năng làm việc này GV cần hướng dẫn cụ thể quy trình và các thao tác làm việc với SGK, để giúp HS có kĩ năng định hướng ghi chép và xử lí thông tin trong khi đọc.
Việc trình bày nội dung thông tin có tác dụng rèn luyện và phát triển các kỹ năng tư duy, nhất là các kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, kỹ năng ngôn ngữ ở mức độ cao; giúp HS lưu giữ thông tin một cách vững chắc, tạo thuận lợi cho việc trình bày bằng lời trong thảo luận hay khi ôn tập để kiểm tra, thi cử. Về hình thức thể hiện, HS có thể trình bày nội dung thông tin bằng nhiều dạng khác nhau: bằng văn nói, văn viết, lập bảng, biểu so sánh và sơ đồ hoá: 
- Hình thức trình bày bằng văn viết được sử dụng trong khi lập dàn ý, ghi tóm tắt tài liệu, làm bài thi, kiểm tra kiểu tự luận,… Để HS rèn luyện có hiệu quả kĩ năng trình bày thông tin bằng lời, sau mỗi buổi lên lớp, ngoài việc giao nhiệm vụ học tập về nhà, GV nêu một vấn đề nhỏ trong nhiệm vụ học tập sao cho HS không thể chép lại SGK đồng thời hướng dẫn để về nhà họ tự viết một bài luận ngắn. 
- Trình bày bằng văn nói được HS sử dụng trong các buổi học tập trung và thảo luận tổ, nhóm. Để có thể diễn đạt được các thông tin bản thân thu nhận được bằng lời nói HS phải đọc và suy ngẫm để nhớ và hiểu bản chất các vấn đề cơ bản trong dàn ý, đồng thời thường xuyên tự mình đặt ra các câu hỏi, tự trả lời. Đối với các HS chưa quen trình bày cần phải tự biên soạn bằng ngôn ngữ viết thật ngắn gọn, logíc rồi tự đọc to nhiều lần. Để hình thành và rèn luyện kĩ năng trình bày bằng lời, các lớp cần có quy định mỗi buổi một HS phải trình bày ít nhất một vấn đề (có thể là vấn đề mà GV đã yêu cầu HS viết bài luận) với thời gian nhất định.
 - Lập bảng hệ thống, so sánh là dạng trình bày thông tin có hiệu quả, tuy vậy cách này đòi hỏi HS phải có khả năng hệ thống hoá, khái quát hoá nhất định. Trong dạy học, có thể hình thành và rèn luyện cho HS khả năng này qua thiết kế các phiếu học tập hoặc các bài tập ra về nhà, GV cần khai thác triệt để những nội dung có mối quan hệ tương thích trong bài học để yêu cầu HS so sánh như : So sánh cấu trúc, chức năng, quá trình tổng hợp ADN và ARN; hoặc so sánh hiện tượng di truyền độc lập với di truyền liên kết... Trong giờ học trên lớp GV cũng có thể dùng bảng so sánh để HS thảo luận hoặc trình bày kết quả tự đọc sách của mình. 
Cũng cần chú ý rằng tài liệu trình bày nội dung thông tin có giá trị cao và được hoàn thiện chỉ sau khi được kiểm nghiệm thông qua trao đổi ở lớp, nhóm học tập, đặc biệt là việc đánh giá và bổ sung của GV. 
- Sơ đồ hoá nội dung thông tin của tài liệu đọc được theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập là một hình thức xử lí thông tin có ý nghĩa lớn cho việc ghi nhớ, củng cố tri thức, phát triển tư duy lôgic cũng như thuận tiện cho việc sử dụng về sau. Đây là sự biểu hiện khả năng khái quái hoá và hệ thống hoá nội dung tri thức ở mức độ cao của HS. Làm tốt khâu này chứng tỏ HS đã có được tính độc lập, tự chủ tích cực ở mức độ vững vàng. Sơ đồ hoá phản ánh được các nội dung tri thức cơ bản và các mối liên hệ của chúng dưới dạng cô đọng nhất. Sơ đồ hoá cũng là hình thức tóm tắt nội dung tri thức cô đọng mang tính khái quát, biện chứng nhất. 
Việc sơ đồ hoá được thực hiện trên cơ sở của dàn ý, đề cương, bản tóm tắt hoặc thu hoạch. Đối với các nhiệm vụ học tập đặt ra có tính khái quát hay việc ôn tập, tổng kết phần, chương, chủ điểm thì cần phải sơ đồ hoá. Tuy nhiên không phải bất kỳ nội dung thông tin nào cũng phải sơ đồ hoá. Khi trình bày bằng lời trong buổi thảo luận, hội thảo, hội nghị... thì việc kết hợp sử dụng sơ đồ để trình bày là rất thuận lợi và ưu thế, dễ làm nổi bật các mối quan hệ logic. 
3.4- Kỹ năng hệ thông hoá tài liệu đọc được
Để hoạt động làm việc độc lập với SGK có hiệu quả, học sinh cần được rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá tri thức sau mỗi bài học, chương hoặc phần của chương trình. Có nhiều hình thức hệ thống hoá đó là các hình thức đơn giản như lập dàn ý, đề cương hoặc các hình thức phức tạp hơn như lập bảng tóm tắt, bảng so sánh, viết thu hoạch tóm tắt và sơ đồ hoá. Để hình thành và rèn luyện kĩ năng này cho HS, sau mỗi bài học, chương, GV cần ra các bài tập về nhà và hướng dẫn HS sử dụng SGK để hệ thống hoá các kiến thức đã học bằng một hình thức phù hợp. Ví dụ: Hãy lập bảng so sánh thành phần hoá học, cấu trúc, chức năng, quá trình tổng hợp giữa ADN; ARN hoặc lập sơ đồ mối quan hệ ADN; ARN; prôtêin...
BÀI TẬP VẬN DỤNG 
 Bạn hãy đọc nội dung sau đây và cho biết như vậy giáo viên đã soạn bài có phù hợp với chuẩn KT – KN không?
Bài 32: Thực hành mổ cá
Học sinh cần có năng lực về:
- Mổ động vật (cá chép), (Làm tiêu bản cả con).
- Xác định những cơ quan vĩ mô và tổ chức của cá chép.
- Phân tích hình thái và giải phẫu những đặc trưng trong cấu trúc phù hợp với chức năng của cá chép.
Nhiệm vụ này đòi hỏi HS phải có kiến thức về:
- Giải phẫu, hình thái, sinh lí các cơ quan của cá chép.
- Kĩ thuật sử dụng bộ đồ mổ.
Bài 32: Thực hành mổ cá
Câu1: Quan sát mẫu mổ cá
- Mô tả cách mổ cá chép
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….............................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………...................
- Nhận xét tiêu bản sau mổ
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Học sinh quan sát mẫu mổ hoàn thành bảng:
Hệ cơ quan
Vị trí
Các phần quan sát được
Đặc điểm
Tiêu hóa
……...
……...
………………………...
………………………...
………………………...
………………………...
Tuần hoàn 
………
………
………………………..
………………………..
Hô hấp
………
………
………………………..
………………………..
……………………….
……………………….
Bài tiết
………
………
………………………..
………………………..
………………………...
………………………...
Sinh dục
………
………
………………………..
………………………..
………………………..
………………………..
Câu 3:
1, Vẽ hình bộ não cá mà em quan sát được và chú thích.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2,So sánh với hình não cá có sẵn, tự nhận xét, bổ sung phần chưa quan sát được: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
Câu 1: Dựa vào kết quả thực hành và kiến thức SGK cung cấp trình bày hiểu biết của em về các hệ cơ quan theo hướng dẫn sau:
1) Hệ tiêu hóa: Sơ đồ hóa cấu tạo hệ tiêu hóa bằng cách tìm, và điền thông tin hoàn thành sơ đồ sau:
Miệng
…………………
…………………
…………………
	 ……………..
…………………
	 ……………..
	 Hậu môn
- Nêu vai trò của bóng hơi 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2) Sơ đồ hóa hệ tuần hoàn bằng cách tìm và điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ:
	 Máu đỏ thẩm	 Máu đỏ thẩm	 Máu đỏ thẩm
Động mạch 
 Chủ bụng
Máu đỏ thẩm	 Máu đỏ tươi	 
 ĐM chủ lưng
3. Đặc điểm hệ hô hấp của cá chép
-Cơ quan hô hấp:………………………………………………………………………
-Hoạt động hô hấp:…………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*Tại sao trong ngày hè oi bức thường có hiện tượng cá ngoi đầu lên mặt nước?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Đặc điểm thận cá chép và khả năng lọc máu của thận cá chép
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sử dụng kết quả bài thực hành nêu đặc điểm cấu tạo của bộ não cá chép
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Đặc điểm giác quan của cá chép thích nghi với đời sống như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài củng cố: 
Bài 1: Vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn của cá chép, chú thích và đánh mũi tên đường vận chuyển máu.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2: Đánh dấu X vào ý trả lời đúng:
1. Tim của cá có:
A. 1 ngăn
B. 2 ngăn 
C. 3 ngăn
D. 4 ngăn
2. Cá nhận biết kích thích về áp lực và tốc 

File đính kèm:

  • doctai lieu gvcn.doc