Tài liệu Ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 6

I. Kiến thức cơ bản

1. Tế bào thực vật

- Kích thước: Rất bé, mắt không nhìn thấy được, phải quan sát bằng kính hiển vi.

- Hình dạng khác nhau; đa giác, hình bầu dục, hình sợi.

- Cấu tạo Vách tế bào

 Màng sinh chất

 Chất tế bào (chứa lục lạp, không bào.)

 Nhân

 - Tính chất đặc trưng

 Tế bào non Lớn lên Tế bào trưởng thành Phân chia Tế bào non mới,.

 Tế bào lớn nên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển.

 - Sự phân chia của tế bào thực vật gồm 2giai đoạn:

+ Nhân phân chia thành 2 nhân mới.

+ Chất tế bào phân chia xuất hiện vách ngăn thành 2 tế bào non mới.

2. Mô

- Khái niệm: Là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng.

- Một số loại mô chính:

+ Mô phân sinh; có khả năng phân chia liên tục cho tới cuối đời sống của cây.

+ Mô mềm; dự trữ chất dinh dưỡng.

+ Mô nâng đỡ; nâng đỡ cho các cơ quan

+ Mô dẫn truyền; vận chuyển thức ăn trong cây.

II. Câu hỏi ôn tập

1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Tính chất sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào?

2. Mô là gì? Kể tên một số loại mô ở thực vật?

III. Hướng dẫn trả lời

Câu 1; Có 2 ý

- Các thành phần chủ yếu của tế bào: Dù mọi tế bào ở các cây, các bộ phận của cây có khác nhau nhưng đều gồm những thành phần chủ yếu sau:

+ Vách tế bào ở phía ngoài, làm cho tế bào có thành phần nhất định (chỉ tế bào thực vật mới có vách)

+ Màng sinh chất bao bọc ngoài tế bào

+ Chất tế bào chứa các bào quan (lục lạp, không bào.) nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

+ Nhân điêù khiển mọi hoạt động sống của tế bào

+ Không bào chứa dịch

- Tính chất sống quan trọng thể hiện ở sự lớn lên và phân chia của tế bào

Câu 2:

- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng.

- Một số loại mô chính:

+ Mô phân sinh; ở chồi ngọn, đầu rễ, trong trụ giữa hay phần vỏ của thân, rễ. Chỉ có các tế bào của mô phân sinh mới có khả năng phân chia, phân hoá thành các bộ phận của cây. Nhờ mô phân sinh cây lớn lên, to ra.

+ Mô mềm; có ở khắp các bộ phận của vỏ, ruột của rễ, thân, thịt lá, thịt quả và hạt. Gồm các tế bào sống có vách mỏng. Chức năng chính là dự trữ chất dinh dưỡng.

+ Mô nâng đỡ gồm những tế bào có vách dày có chức năng nâng đỡ cho các cơ quan

+ Mô dẫn truyền; có chức năng vận chuyển thức ăn trong cây.

IV. Câu hỏi trắc nghiệm

 

doc34 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SINH SẢN VÀ
SINH SẢN Ở CÂY CÓ HOA
I Tóm tắt nội dung
Các hình thức sinh sản ở cây có hoa
	Sinh sản sinh dưỡng	Sinh sản bằng hạt (Hữu tính)
Rễ	Thân	Lá	Tế bào sinh dục đực	Tế bào sinh dục cái
	( Trong nhị của hoa)	( Trong nhụy của hoa)
	 Hợp tử
	 Phôi (trong hạt)
	 Cây mới	 Hạt (trong quả)
1. Sinh sản sinh dưỡng
a. Khái niệm: Là hiện tượng hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
b. Cơ sở: Khả năng phân chia và lớn lên của các tế bào, các bộ phânj sinh dưỡng mọc rễ phụ và chồi non Phát triển thành cây mới
c. Các hình thức
	Bằng thân bò (rau má, cỏ bợ...)
	Bằng thân rễ ( gừng, củ riềng, củ ấu...)
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên	Bằng rễ củ (củ khoai lang,...)
	Bằng lá (thuốc bỏng, cây sống đời,...)
	Giâm cành (mía, sắn, dâu tằm...)
	Chiết cành (hồng, nhãn, vải,..)
- Sinh sản sinh dưỡng do người	Ghép cây (Cam, bưởi, chè,..)
	Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
d. Ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng
	- Trong đời sống của cây: Giúp cây có thể bảo tồn nòi giống trong những điều kiện khó khăn
	- Trong trồng trọt người ta ứng dụng sinh sản sinh dưỡng để nhân giống cây nhanh, ít tốn công, chóng ra quả, duy trì những đặc tính tốt của mẹ hoặc kết hợp nhiều đặc tính mong muốn khi ghép cây.
2. Sinh sản bằng hạt ( hữu tính)
	- Vòng đời của cây có hoa có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Cây con	Cây trưởng thành	Ra hoa
	Thụ phấn
	Thụ tinh
	Tạo quả + Hạt
- Ý nghĩa:
+ Đối với cây; duy trì và phát triển nòi giống
+ Đối với con người; Cung cấp nhiều loại hoa, quả, hạt.
- Cấu tạo và chức năng của hoa
Các bộ phận
Đặc điểm
Chức năng
 Đài hoa
Bao hoa
 Tràng hoa
Màu xanh lục
Gồm nhiều mảnh rời hoặc dính nhau.
Có màu sắc khác nhau
Gồm nhiều cánh hoa rời hoặc dính nhau.
Che trở cho các phần trong hoa
Bảo vệ nhị, nhụy,.
Có thể thu hút sâu bọ đến lấy mật hoặc phấn hoa
 Chỉ nhị
Nhị 
 Bao phấn
Dài, mảnh.
Màu vàng, mang nhiều hạt phấn.
Hạt phấn mang tế bào sinh dục đực có chức năng sinh sản.
 Đầu nhụy
Nhụy Vòi nhụy
 Bầu nhụy
Có chất nhầy hoặc hơi dính, hơi loe rộng.
Là một ống rỗng
Phình to chứa noãn
Tiếp nhận hạt phấn
Dẫn ống phấn vào bầu
Noãn chứa tế bào sinh dục cái có chức năng sinh sản.
	- Các loại hoa
	+ Hoa lưỡng tính;có đủ nhị và nhụy
	+ Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy
Hoa đực; chỉ có nhị
Hoa cái; chỉ có nhụy
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
- Đặc điểm của hoa thích nghi vứi lối thụ phấn
Hình thức thụ phấn
Đặc điểm của hoa
Ví dụ
Hoa tự thụ phấn: Hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó.
Hoa lưỡng tính
Nhị và nhụy chín cùng một lúc.
Hoa bưởi, lạc, đậu xanh, đậu bắp...
Hoa giao phấn: Hạt phấn của hao này chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín không cùng lúc.
Mướp, bầu, bí, dưa chuột,..
Hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ.
Hoa thường có màu đẹp hoặc sặc sỡ
Có hương thơm, có tuyến mật thu hút sâu bọ
Hoa có cấu tạo phức tạp buộc sâu bọ muốn lấy mật phải chạm vào hạt phấn rồi sang hoa khác.
Hạt phấn to, có gai và có chất dính.
Đầu nhụy có chất dính
Bí đỏ, nhãn, vải, phong lan, huệ tây dâm bụt,...
Hoa thụ phấn nhờ gió
Hoa nhỏ, ở ngọn cây
Bao hoa thường tiêu giảm
Chỉ nhị dài, bao phấn thò ra ngoài hoặc treo lủng lẳng
Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
Đầu nhụy dài, diện tiếp xúc lớn, có khi có chùm lông quét hạt phấn.
Nhiều loại cỏ, kê, phi lao, ngô, lúa, liễu,...
- Thụ tinh, kết hạt, tạo quả
+ Khái niệm thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) Kết hợp
với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
	+ Sau khi thụ tinh hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt. Các phần còn lại của hoa thường héo và rụng đi.
	- Các loại quả
	Quả khô	Quả thịt
Vỏ quả khi chín khô, mỏng, cứng	Vỏ quả khi chín mềm, dày, chứa thịt quả	
Quả khô nẻ	Quả khô không nẻ	Quả mọng	Quả hạch
Khi chín vỏ quả	 Khi chín vỏ quả 	Gồm toàn thịt	Trong phần vỏ
 tự nứt, tách thành	 không tự nứt	quả nạc hoặc mọng	quả có hạch
 các mảnh vỏ	(Quả mùi, quả trò	nước (quả cam, quả 	cứng bọc lấy	
(quả đậu xanh	quả me,....)	chuối, cà chua,..)	hạt (qủa mơ,
quả cải,...)	quả đào,...)
	- Cấu tạo của hạt
Các bộ phận của hạt
Chức năng
Vỏ hạt
Bảo vệ phôi
 2 lá mầm (Cây Hai mầm) 
 Lá mầm 
 1 lá mầm (Cây Một lá mầm)
Phôi 
 Chồi mầm
 Thân mầm
 Rễ mầm
Phát triển thành cây con
 Chứa trong phôi nhũ
Chất dinh dưỡng dự trữ 
 Chứa trong lá mầm
Nuôi phôi
	- Phát tán của quả và hạt
Cách phát tán
Đặc điểm thích nghi với cách phát tán
Ví dụ
Tự phát tán
Quả khô
Khi chín các mảnh vỏ vặn xoắn hoặc nắp bật ra
Quả đậu xanh, quả cải,....
Nhờ gió
Có cánh
Có lông
Quả trò, Hạt thông,...
Nhờ động vật
Có gai móc
Có lông cứng
Thịt quả nạc, thơm ngọt, làm thức ăn cho động vật
Quả ké, quả cỏ may,
quả xấu hổ, quả ổi, quả sung,....
	- Điều kiện nảy mầm của hạt : đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp, hạt giống tốt.
3. Cây là một thể thống nhất thể hiện:
	- Sự phù hợp giữa đặ điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận, từng cơ quan
	- Giữa các bộ phận trong mỗi cơ quan có cấu tạo phù hợp với nhau, cùng thực hiện chắc năng chính của cơ quan. Hay hoạt động của bộ phận này ảnh hưởng đén hoạt động của bộ phận khác trong cùng một cơ quan.
	- Giữa các cơ quan với nhau có liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt chức năng
	- Giữa cây với môi trường; các đặc điểm hình thái, cấu tạo, giải phẫu, sinh lí,... biến đổi phù hợp với điều kiện sống khác nhau( sự thích nghi của thực vật)
II. Câu hỏi ôn tập
	1. Phân biệt sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tín
2. Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cành, nhân giống vô tính trong ống nghiệm? Các ứng dụng đó dựa trên cơ sở nào? Những ứng dụng đó có lợi gì cho trồng trọt?
	3. Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? Cho ví dụ?
	4. Phân biệt thukj phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh
	5. Quả và hạt có đặc điểm gì phù hợp với cách phát tán khác nhau? Ý nghĩa của sự phát tán?
	6. Cho ví dụ về hạt của cây Một lá mầm và hạt của cây Hai lá mầm. So sánh hai loại hạt đó?
	7. Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Trong trồng trọt muốn hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì?
	8. Giải thích và nêu ví dụ về sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan và sự thống nhất giữa các cơ quan ở cây có hoa?
	9. Trong môi trường nước và môi trường khô hạn cây có những biến đổi như thế nào? Cho ví dụ và giải thích vì sao có sự biến đổi đó?
	10. Hãy giải thích vì sao trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thấp?	11. Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất gĩư như thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?
	12. Vì sao chiết cành người ta chọn những cây đã ra hoa, quả nhiều lần?
IV. Hướng dẫn trả lời
Câu 1
	- Nêu khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản hữu tính
	- Nêu sự khác nhau:
	+ Sinh sản sinh dưỡng không có sự kết hợp của tế bào sinh dục
	+ Sinh sản hữu tính có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và cái
Câu 2:
	- Nêu cách tiến hành của giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính.
	- giải thích cơ sở: dựa vào khả năng phân chia của một hoặc một nhóm tế bào của cơ quan sinh dưỡng để hình thành cây mới.
	- Lợi ích của ứng dụng: 
	+ tạo cây mới nhanh hơn so với trồng bằng hạt
	+ Có thể duy trì các đặc tính tốt của cây mẹ
	+ Trong trường hợp ghép cây có thể kết hợp nhiều đặc tính mong muốn vào một cây.
	+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm tạo ra được rất nhiều cây cùng một lúc nên tiết kiệm giống và rẻ tiền.
Câu 3:
	- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
	- Hoa có 2 cách thụ phấn: Tự thụ phấn và giao phấn
	- Điểm khác nhau
Đặc điểm so sánh
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
Khái niệm
Hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó.
Hạt phấn của hao này chuyển đến đầu nhụy của hoa khác
Đặc điểm của hoa
Hoa lưỡng tính
Nhị và nhụy chín cùng một lúc
Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín không cùng lúc.
Ví dụ
Hoa bưởi
Mướp, bầu, bí, dưa chuột,..
Câu 4: 
	- Nêu khái niệm hiện tượng thụ phấn, thụ tinh
	- Đặc điểm khác nhau:
	+ Hiện tượng thụ phấn chỉ tạo cơ hội cho tế bào sinh dục đực của hạt phấn đến gặp tế bào sinh dục cái có trong noãn của bầu nhụy để thực hiện thụ tinh.
	+ Hiện tượng thụ tinh có sự kết hợp của 2 loại tế bào sinh dục tạo thành hợp tử,đó là cơ sở vật chất đầu tiên cho sự hình thành cơ thể mới.
	- Hiện tượng thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì:
	+ Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nảy mầm( hình thành ống phấn mang tế bào sinh dục đực xuyên qua vòi nhụy đến bầu nhụy gặp noãn) thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện được
	+ Có một số trường hợp (phấn của các cây không cùng loại) tuy có hiện tượng thụ phấn nhưng không thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được.
Câu 5:
	- Đặc điểm phù hợp với lối phát tán của quả và hạt: (Bảng phần tóm tắt kiến thức).
	- Ý nghĩa của phát tán: Mở rộng nơi sống, tạo điều kiện cho các thế hệ sau thích nghi được với các điều kiện sống khác nhau làm cho nòi giống phát triển.
Câu 6:
	- Hạt của cây 2 lá mầm: hạt lạc, đậu đen, hạt bí, hạt bưởi,...... Cấu tạo gồm vỏ hạt và phôi (gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm), chất dinh dưỡng dự trữ trong 2 lá mầm.1lá mầm: hạt ngô, đậu lúa, hạt cau,...... Cấu tạo gồm vỏ hạt và phôi (gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm), phôi nhũ, chất dinh dưỡng dự trữ trong phôi nhũ.
	- So sánh 2 loại hạt:
	+ Giống nhau: Đều gồm vỏ hạt, phôi có 4 bộ phận và chất dinh dưỡng dự trữ.
	+ Khác nhau: Phôi của hạt Hai lá mầm có 2 lá mầm dự trữ chất dinh h dưỡng, phôi của Hạt một lá mầm có 1 lá mầm và chất dinh dưỡng dự trữ trong phôi nhũ.
Câu 7:
	- Các điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
	+ Phải có đủ không khí vì hạt nảy mầm hô hấp rất mạnh nếu thiếu không khí hạt sẽ chết.
	+ Phải có đủ nước vì hạt có hút được nước, trương lên tạo điều kiện cho các chất trong hạt chuyển hoá hạt mới nảy mầm được.
	+ Phải có nhiệt độ phù hợp: mỗi loại hạt cần một nh

File đính kèm:

  • docOn Thi Hoc Sinh Gioi Mon sinh hoc.doc
Giáo án liên quan